Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi GS.TS.BS Võ Thành Nhân - Giám đốc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của mạch máu lên thành động mạch. Huyết áp thì bằng cung lượng tim nhân với sức cản ngoại vi từ công thức này ta có thể biết được những yếu tố làm tăng giảm huyết áp.

Bình thường khi đo huyết áp có 2 chỉ số: số cao hơn là huyết áp tâm thu hay áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, Chỉ số còn lại là huyết áp tâm trương hay áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra.

Chỉ số huyết áp bình thường theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

Huyết áp bình thường được xác định khi:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Huyết áp thấp:

  • Huyết áp thấp khi chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
  • Huyết áp thấp dẫn tới máu không cung cấp đủ cho sự hoạt động các cơ quan nhất là những cơ quan ở xa và trên cao như não có thể có biểu hiện như: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn....

Huyết áp cao:

Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm tới 33% tổng số ca tử vong toàn quốc. Năm 2009 tỷ lệ cao huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1%.

Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch máu não

Phân độ tăng huyết áp theo Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018:

  • Huyết áp tối ưu: Huyết áp tâm thu < 120 mmHg và huyết áp tâm trương < 80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu 120-129 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 80-84 mmHg.
  • Huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu 130-139 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 85-89 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu 140-159 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 90-99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu 160-179 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương 100-109 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 3: Huyết áp tâm thu ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 110 mmHg.
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

3. Tầm soát tăng huyết áp tại bệnh viện Vinmec

Huyết áp tăng hầu hết không có triệu chứng nhưng những biến chứng thì nguy hiểm tới tính mạng, để xác định bệnh tăng huyết áp phải dựa vào chỉ số huyết áp.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám tăng huyết áp áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Gồm hai gói cho khách hàng lựa chọn bao gồm: gói khám tăng huyết áp cơ bản và gói khám tăng huyết áp nâng cao.

Khi lựa chọn gói khách hàng được:

  • Khám với bác sĩ chuyên khoa Nội Tim Mạch
  • Được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan. Tùy vào gói cơ bản hay nâng cao thì khách hàng được thực hiện các kỹ thuật khác nhau.

Bệnh viện Vinmec với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chất lượng cao.

Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới cơ thể, thường xuyên kiểm tra huyết áp để được chẩn đoán sớm các bệnh lý huyết áp. Tầm soát để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp và các bệnh tim mạch liên quan nhằm điều trị kịp thời để có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Hướng dẫn ISH 2020 phản ánh rõ ràng vai trò của Hướng dẫn ESC/ESH năm 2018 trên một số khía cạnh điều trị tăng huyết áp cập nhật (ví dụ: chẩn đoán tăng huyết áp, huyết áp mục tiêu và khởi trị tăng huyết áp). Tuy vậy, vẫn có các sự khác biệt đáng kể giữa hai hướng dẫn này và với hướng dẫn AHA/ACC 2017. Hướng dẫn ISH 2020 có giá trị quan trọng, được trình bày ngắn gọn (khoảng 17 trang và 142 tài liệu tham khảo) và đã đề cập tới ảnh hưởng của việc điều trị tăng huyết áp tới các vùng có thu nhập thấp trên thế giới.

Bạn đã biết gì về chỉ số huyết áp ổn định của một người bình thường hay chưa? Đã lâu rồi bạn đã đo huyết áp chưa? Việc tìm hiểu về bảng chỉ số huyết áp sẽ giúp các bạn nắm được những kiến thức cơ bản về chỉ số huyết áp của bản thân cũng như người thân. Điều này giúp bạn có biện pháp phòng tránh và chữa trị phù hợp với những vấn đề về huyết áp có thể gặp phải.

1. Hiểu thế nào về chỉ số huyết áp bình thường?

Quá trình tim co bóp và giãn ra sẽ tạo ra áp lực của máu tác động lên động mạch, con số thể hiện áp lực đó chính là chỉ số huyết áp. Khi nói về chỉ số huyết áp, điều đáng quan tâm chính là huyết áp tối thiểu và huyết áp tối đa (tâm trương và tâm thu).

  • Chỉ số nằm ở phía trên và biểu thị số huyết áp lớn nhất chính là huyết áp tâm thu. Chỉ số này biểu thị áp lực máu lên động mạch và quá trình này diễn ra khi tim đang co bóp.
  • Chỉ số nằm ở phía dưới và biểu thị số huyết áp thấp nhất chính là huyết áp tâm trương. Chỉ số này biểu thị áp lực máu lên động mạch và quá trình này diễn ra khi tim giãn ra.

Mức độ biểu thị của chỉ số huyết áp sẽ được đưa ra dưới dạng tâm thu/tâm trương.

Ví dụ: Chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg, theo chỉ số này sẽ biểu thị mức huyết áp tâm thu khi đo được tại thời điểm đó là 120 mmHg, huyết áp tâm trương đo được là 80 mmHG.

Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Không phải ai cũng biết đọc các chỉ số trên bảng chỉ số huyết áp

2. Chi tiết các chỉ số huyết áp theo từng trường hợp

Quá trình thực hiện đo huyết áp sẽ giúp nắm bắt được chỉ số huyết áp chính xác nhất. Dưới đây là chỉ số huyết áp của một số những trường hợp cụ thể:

Người có chỉ số huyết áp bình thường, các chỉ số đo được ở mức:

  • Huyết áp tâm thu: 90 - 130 mmHg;
  • Huyết áp tâm trương: 60 - 90 mmHg.

Người được xác định có huyết áp thấp sẽ có các chỉ số đo được như sau:

  • Huyết áp tâm thu: < 85 mmHg và/hoặc:
  • Huyết áp tâm trương: < 60 mmHg.

Đối với trường hợp tăng huyết áp sẽ được chia thành các cấp độ sau:

  • Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tối đa 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 85 - 89 mmHg;
  • Tăng huyết áp mức 1: Huyết áp tối đa 140 - 159 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 90 - 99 mmHg;
  • Tăng huyết áp mức 2: Huyết áp tối đa 160 - 179 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 100 - 109 mmHg;
  • Tăng huyết áp mức 3: Huyết áp tối đa ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 110 mmHg;
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.

Tuy nhiên, chỉ số huyết áp an toàn trên đây sẽ mang tính chất tương đối và cũng còn cần phải dựa theo từng mức của độ tuổi.

Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Theo từng độ tuổi huyết áp của mỗi người sẽ khác nhau

3. Bảng chỉ số huyết áp chi tiết theo độ tuổi

Tùy vào độ tuổi, mức huyết áp cũng có thể thay đổi đôi chút. Các bạn nên nắm được bảng chỉ số này để có thêm điều chỉnh về ăn uống cũng như sinh hoạt, khi chỉ số huyết áp không ổn định.

  • Từ 1-12 tháng: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 75/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 100/70 mmHg.
  • Từ 1-4 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 80/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 110/70 mm/Hg.
  • Từ 3-5 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 80/50 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 110/70 mmHg.
  • Từ 6-13 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 85/55 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 120/80 mmHg.
  • Từ 13-15 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định sẽ là 95/60 mmHg và mức tối đa của huyết áp ở độ tuổi này là 140/90 mmHg.
  • Từ 15-19 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 105/73 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :117/77 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 120/81 mmHg.
  • Từ 20-24 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 108/75 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :120/79 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 132/83 mmHg.
  • Từ 25-29 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 109/76 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :121/80 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 133/84 mmHg.

Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Nắm rõ các chỉ số huyết áp để xây dựng chế độ ăn uống luyện tập phù hợp

  • Từ 30-34 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 110/77 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :122/81 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 134/85 mmHg.
  • Từ 35-39 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 111/78 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :123/82 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 135/86 mmHg.
  • Từ 40-44 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 112/79 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :125/83 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 137/87 mmHg.
  • Từ 45-49 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 115/80 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :127/84 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 139/88 mmHg.
  • Từ 50-54 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 116/81 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :129/85 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 142/89 mmHg.
  • Từ 55-59 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 118/82 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :131/86 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 144/90 mmHg.
  • Từ 60-64 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường được xác định là: Minimum-BP có chỉ số là 121/83 mmHg, BP trung bình có chỉ số là :134/87 mmHg, BP tối đa có chỉ số là: 147/91 mmHg.

Bảng đánh giá tăng huyết áp năm 2024

Nên tiến hành đo huyết áp 2 lần/ngày

Trên đây là những chia sẻ của MEDLATEC giúp bạn có thể nắm bắt được chính xác bảng chỉ số huyết áp. Nếu vẫn thấy còn thắc mắc chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ đến tổng đài: 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Trong trường hợp muốn được đặt lịch thăm khám hoặc tư vấn về sức khỏe liên quan, bạn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để các bác sĩ tại đây trực tiếp chẩn đoán, tư vấn điều trị.