Bánh chưng, bánh giầy là truyện gì

Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy [soạn 3 cách]

Câu 4 [trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1]

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Soạn cách 1

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là sự giải thích về nguồn gốc của chiếc bánh, hai loại bánh này có từ xa xưa thời vua Hùng, là đặc sản truyền thống dân tộc Việt ta vì vậy cần giữ gìn và trân trọng thành quả của ông cha ta.

Hai chiếc bánh tuy làm từ những nguyên liệu bình dân gần gũi quen thuộc nhưng lại là thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Lúa gạo thật quý đã nuôi sống bao người dân ta và đặc biệt, ăn không bao giờ chán.

Qua đây còn đề cao tinh thần lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

⇒ Truyền thuyếtBánh chưng, bánh giầycó nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật [bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam], truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 2

Ý nghĩa về truyền thuyết:

- Giải thích nguồn gốc bánh chứng, bánh giầy

- Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước

- Đề cao giá trị lao động, nghề nông

- Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Soạn cách 3

Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:

+ Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.

+ Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

+ Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu[1] có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành"

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy[2]. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

  1. Còn gọi là Lang Liêu, Lang Lèo
  2. Có nhiều cách viết chữ này, có khi là Bánh Dầy, thậm chí Bánh Dày.

Tác phẩm này, được phát hành trước ngày 1 tháng 1 năm 1927, đã thuộc phạm vi công cộng trên toàn thế giới vì tác giả đã mất hơn 100 năm trước.

Public domainPublic domainfalsefalse

Bánh chưng, bánh giầy là một truyền thuyết giải thích về phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong dịp Tết Nguyên đán, phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động đề cao nghề nông. Qua đó tác giả dân gian đề cao lòng tôn kính đối với Trời, Đất và sự biết ơn sâu sắc đối với tổ tiên của mình; đồng thời ca ngợi tài năng sáng tạo và ý thức tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà phong vị dân tộc.

1. Thể loại: Truyền thuyết

2. Tóm tắt truyện

Vua Hùng Vương có tới hai mươi người con trai. Lúc về già, nhà vua muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các lang đua nhau làm lễ thật hậu, thật ngon, chỉ có Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, mẹ thì bị ghẻ lạnh và đã mất, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Chàng nghĩ: Khoai lúa thì tầm thường quá!

Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng làm ra một loại bánh hình tròn, một loại bánh hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đấy, bánh chưng bánh giầy là hai vị bánh không thể thiếu được trong ngày Tết Nguyên đán.

NỘI DUNG [edit]

  • Vua Hùng chọn người nối ngôi:

     - Hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, đất nước thái bình, nhân dân no ấm, vua đã già muốn truyền ngôi.

     - Ý nguyện của vua: người nối ngôi vua phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

     - Hình thức chọn: câu đố để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật.

  • Cuộc thi tài giữa các lang:

     - Các lang thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon.

     - Lang Liêu: được thần mách bảo, làm ra hai loại bánh, bánh chưng và bánh giầy.

  • Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ, vì:

     - Trong các lang [con vua], chàng là người thiệt thòi nhất: tuy là lang nhưng từ khi lớn lên, chàng "ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai". Lang Liêu thân là con vua nhưng phận thì rất gần gũi với dân thường.

     - Quan trọng hơn, chàng là người duy nhất hiểu được ý thần ["Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo... Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được"] và thực hiện được ý thần: "Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương". Còn các lang khác chỉ biết mang tiến cúng Tiên Vương sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được. Thần ở đây chính là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo ở trời đất và cũng là kết quả giọt mồ hôi, công sức của con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được. 

  • Lang Liêu được chọn nối ngôi vua và hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời


    Nguồn ảnh: sưu tầm Internet

    - Hai loại bánh

           + Bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn làm nhân, lá dong gói ngoài 

           + Bánh giầy: gạo nếp giã nhuyễn, nặn thành hình tròn

     - Ý nghĩa của hai loại bánh:

           + Ý nghĩa thực tế: Quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo đã nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra [là nghề gốc của đất nước làm cho nhân dân được no ấm].

           + Ý nghĩa sâu xa: Đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta.

Hai thứ bánh đó hợp ý vua, chứng tỏ được tài đức của con người có thể nối chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.

* Ý nghĩa của truyện:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

Chi tiết tưởng tượng kì ảo là các chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. Loại chi tiết này còn được gọi là chi tiết [hoặc yếu tố] thần kì, lạ thường, hư cấu, hoang đường...

  • Chi tiết kì ảo trong truyện

Lang Liêu mộng thấy thần mách bảo "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo...".

  • Vai trò của các chi tiết kì ảo trong truyện:

     - Các nhân vật mồ côi, bất hạnh thường được thần, bụt hiện lên giúp đỡ mỗi khi bế tắc.

     - Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.

     - Khẳng định giá trị của sản phẩm do nhân dân làm ra.

MỞ RỘNG [edit]

Một số truyện truyền thuyết có liên quan đến thời đại các vua Hùng: Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Chử Đồng Tử, Mị Châu - Trọng Thủy,...

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Video liên quan

Chủ Đề