Bé sơ sinh vàng da chiếu đèn bao lâu

Trong giai đoạn sơ sinh, vàng da là một trong những bệnh lí rất thường gặp. Nhận biết thời điểm trẻ xuất hiện vàng da sớm để kịp thời có những phương pháp điều trị thích hợp cho trẻ. Chiếu đèn là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh vừa an toàn vừa hiệu quả. Điều trị sớm sẽ giúp trẻ giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần sau này.

1. Tại sao trẻ sơ sinh cần phải chiếu đèn?

Bilirubin là sản phẩm của quá trình hồng cầu bị vỡ. Nếu chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể của trẻ sơ sinh sẽ gây ra tình mắt, vàng da. Thông thường, gan có nhiệm vụ giúp loại bỏ bilirubin trong máu. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa đủ trưởng thành nên không thực hiện tốt chức năng này. Theo diễn tiến bình thường, lượng bilirubin dư thừa sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào khác và sẽ biến mất trong một vài tuần. Đó là khi gan trưởng thành hơn và có thể giúp con bạn loại bỏ bilirubin ra ngoài.

Trong một số trường hợp, lượng bilirubin tăng quá nhiều. Khi đó, bilirubin xâm nhập vào não, gây ra tình trạng “vàng da nhân”. Điều đó có nghĩa là não và các cơ quan khác có thể gây tổn thương. Dẫn đến những biến chứng như bại não, giảm thính lực, những vấn đề về thị lực, các vấn đề về học tập, phát triển thể chất và hành vi.

Trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn. Đây là cách giúp làm giảm lượng bilirubin và ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân”. Liệu pháp điều trị bằng ánh sáng sẽ giúp chuyển bilirubin thành một dạng chất khác có thể thải ra ngoài khi trẻ đi tiêu hay đi tiểu.

Trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị vàng da bằng phương pháp chiếu đèn

>> Có thể bạn quan tâm:

Vàng da sơ sinh, hay vàng da do tăng bilirubin trong máu là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời của trẻ. Ước tính có đến 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non bị vàng da. Vậy nên cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ khám ngay để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất sau này của trẻ. Cùng đi tìm lời giải đáp với bài viết “Nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh” nhé!

2. Điều gì có thể xảy ra trong quá trình chiếu đèn?

2.1 Chuẩn bị trẻ trước khi chiếu đèn

Con bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng bilirubin. Nếu có chỉ định chiếu đèn, trẻ cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi. Con bạn sẽ nằm trong nôi có gắn với bóng đèn. Chỉ mặc tã cho trẻ để vùng da vàng được tiếp xúc với đèn nhiều nhất có thể.

Đèn sẽ không làm tổn thương làn da của con bạn. Mắt của trẻ phải được che lại bằng miếng che mắt để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng của đèn chiếu. Trẻ có thể cần thêm đèn sưởi để ủ ấm. Ngoại trừ khi cho bú hay thay tã, trẻ cần được chiếu đèn liên tục.

Trẻ cần được chiếu đèn liên tục.

>> Xem thêm: Ba mẹ cần trang bị những gì khi đưa trẻ khám bệnh Vàng da sơ sinh?

2.2 Thời gian chiếu đèn

Lượng thời gian con bạn được chiếu đèn sẽ phụ thuộc vào mức độ bilirubin tăng trong cơ thể. Ngoài ra, còn liên quan khả năng đáp ứng với điều trị của mỗi trẻ. Những yếu tố khác có thể điều chỉnh như cường độ ánh sáng, khoảng cách của trẻ với nguồn sáng và diện tích cơ thể tiếp xúc trong quá trình chiếu đèn. Sau khoảng từ 4 đến 6 giờ chiếu đèn, bilirubin mới bắt đầu giảm từ từ. 

Trẻ có thể được chiếu đèn một mặt [chỉ có đèn phía trên chiếu xuống ngực trẻ] hoặc hai mặt [đèn chiếu ở cả mặt lưng phía dưới và mặt ngực phía trên]. Một số trẻ chỉ cần chiếu đèn một ngày hoặc vài giờ. Trong khi đó, những trẻ khác có thể chiếu đèn từ 3 đến 4 ngày.

2.3 Tăng cường dinh dưỡng

Khi chiếu đèn cho trẻ, nhu cầu về nước và dinh dưỡng sẽ tăng lên. Do đó, bạn nên cho trẻ bú tăng cường thêm nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức. Một số trường hợp, con bạn có thể cần phải bù thêm dịch truyền qua đường tiêm. Dịch truyền bổ sung giúp trẻ đi tiểu nhiều hơn để có thể loại bỏ bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.

2.4 Thay máu

Nếu mức độ bilirubin rất cao và lượng bilirubin không thể giảm dù trẻ đã được chiếu đèn tích cực để ngăn ngừa tình trạng “vàng da nhân”. Khi đó, con bạn có thể cần được thay máu. Đây là một phương pháp đặc biệt giúp truyền máu có ít bilirubin cho trẻ và lấy ra ngoài phần máu có nhiều bilirubin của trẻ. Máu sẽ được lấy sẵn ở ngân hàng máu của mỗi bệnh viện, đã qua kiểm tra và xử lí an toàn, phù hợp nhất với nhóm máu của trẻ.

>> Xem thêm: Vàng da ứ mật: Những điều bạn cần biết ở trẻ

3. Điều gì có thể xảy ra sau khi trẻ được chiếu đèn?

Con bạn sẽ cần xét nghiệm máu thêm vài lần nữa để kiểm tra mức độ giảm bilirubin sau khi điều trị. 

Chiếu đèn được chứng minh là an toàn cho hầu hết trẻ sơ sinh. Các tác dụng phụ phổ biến nhất của chiếc đèn là tiêu phân xanh, mất nước, da đổi màu nâu xám [còn được gọi là hội chứng em bé da màu đồng]. Ở trẻ sinh non và nhẹ cân, những tình trạng này có thể góp phần vào diễn tiến nặng hơn của một số bệnh. Trong đó, thường gặp như bệnh phổi mãn tính, tổn thương võng mạc và chậm tiêu hóa ở ruột non.

Tuy nhiên, chúng đều là những tác dụng phụ rất hiếm gặp khi điều trị bằng liệu pháp quang học. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhẹ cân.

Nếu không điều trị kịp thời, vàng da có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chiếu đèn là một trong những phương pháp điều trị vàng da an toàn cho trẻ sơ sinh. Một điểm quan trọng là bạn cần cho trẻ bú thêm nhiều sữa mẹ vì nguy cơ mất nước khi chiếu đèn. Mọi vấn đề quan tâm đến sức khỏe của trẻ, bạn nên tham khảo thêm ý kiến từ Bác sĩ nhé.

  • 04:00 23/01/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20307 phiếu bầu

Chiếu đèn vàng da là một trong những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay để điều trị bệnh lý vàng da tăng Bilirubin gián tiếp ở trẻ nhỏ với chi phí rất kinh tế. Việc chiếu đèn điều trị vàng da trong bao lâu thì tùy thuộc vào mức độ vàng da của trẻ để xem xét nhập viện và tiến hành chiếu đèn, vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường các phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám sớm nhất.

Vàng da sơ sinh là hiện tượng nồng độ Bilirubin máu tăng quá mức cho phép khiến Bilirubin thấm qua da và những tổ chức liên kết, dẫn đến tình trạng vàng niêm mạc, vàng da.

Thường thì trong 1 tuần đầu tiên sau khi sinh, trẻ sẽ xuất hiện vàng da sinh lý là vàng da rất nhẹ và không cần phải điều trị. Ngược lại, có những trường hợp vàng da mức độ nặng hơn thì sẽ trở thành vàng da bệnh lý và cần được điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu không điều trị kịp thời vàng da tăng Bilirubin bệnh lý thì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, mà một trong số đó là hiện tượng Bilirubin gián tiếp thấm vào não gây ra hội chứng nhiễm độc thần kinh khiến trẻ tử vong hoặc bại não suốt đời.


Những trẻ là đối tượng của bệnh lý vàng da sơ sinh bao gồm:

  • Trẻ sinh non.
  • Trẻ không bú sữa mẹ, sữa công thức.
  • Trẻ thuộc nhóm máu không tương thích với máu của mẹ.

Các phương pháp dùng để điều trị vàng da sơ sinh hiện nay bao gồm:

  • Cung cấp cho trẻ đủ nước và năng lượng thông qua việc cho bú hay truyền dịch, đặc biệt truyền Albumin và một số thuốc nhằm tăng tốc độ chuyển hóa Bilirubin gián tiếp.
  • Chiếu đèn được xem là một trong những phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn, đơn giản dễ thực hiện và có chi phí điều trị vàng da hợp lý nhất.
  • Thay máu cho trẻ sơ sinh khi xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh.

Những phương pháp này có thể được sử dụng riêng lẻ hay kết hợp cùng với nhau để hiệu quả điều trị được cao nhất.

Chiếu đèn chữa vàng da cho trẻ sơ sinh được xem là một phương pháp điều trị vàng da hiện đại, chi phí chiếu đèn điều trị vàng da tiết kiệm và dễ thực hiện nhất tính đến hiện nay.

Chiếu đèn chữa vàng da sử dụng ánh sáng xanh hoặc ánh sáng trắng để chuyển Bilirubin tự do thành Photobilirubin có khả năng tan trong nước nên sẽ được đào thải qua nước tiểu, kết quả là giảm hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này sử dụng ánh sáng với bước sóng trong khoảng 400-500nm, cực điểm là 450-460nm là mức tương xứng với đỉnh hấp thụ của Bilirubin.

Cơ chế hoạt động của phương pháp chiếu đèn là năng lượng ánh sáng từ đèn phát ra sẽ đi xuyên qua lớp da, tác động lên những phân tử Bilirubin trong lớp mô mỡ dưới da, biến nó từ Bilirubin gây độc cho não trẻ thành những đồng phân hay những sản phẩm quang oxy có tính chất hòa tan trong nước, không gây độc và được thải trừ qua gan, thận. Việc chỉ số Bilirubin bao nhiêu thì phải chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ Bilirubin vượt quá mức quy định theo ngày tuổi, số kí và mức độ vàng da của mỗi trẻ.

Chiếu đèn vàng da là một trong những biện pháp hiệu quả nhất hiện nay để điều trị bệnh lý vàng da ở trẻ

Quy trình chiếu đèn điều trị vàng da bao gồm những bước sau đây:

  • Chuẩn bị lồng ấp vệ sinh sạch sẽ, hoạt động tốt với thông số thích hợp, đèn chiếu sáng đủ tiêu chuẩn, đèn ánh sáng xanh hay sáng với bước sóng từ 400-480nm với chiều cao từ đèn tới trẻ khoảng 30-50cm. Vì thời gian hoạt động của đèn tuýp < 2000 giờ nên cần phải đánh dấu lúc trẻ mới bắt đầu chiếu đèn để kịp thời thay bóng. Cần phải chuẩn bị băng che mắt, kính bảo vệ.
  • Giải thích cho người nhà của trẻ về phương pháp chuẩn bị áp dụng lên trẻ.
  • Đánh giá tổng trạng của trẻ.
  • Đánh giá mức độ vàng da của trẻ trên lâm sàng trước khi tiến hành chiếu đèn.
  • Để trẻ nằm trần, quấn khố mông để da của trẻ được tiếp xúc với ánh sáng xanh/trắng càng nhiều càng tốt,
  • Băng mắt cho trẻ bằng vải tối màu.
  • Đóng bỉm hoặc che bộ phận sinh dục của trẻ lại để phòng tránh hiện tượng teo tinh hoàn ở trẻ.
  • Bật công tắc đèn và chỉnh nhiệt độ lồng ấp phù hợp với thân nhiệt của bệnh nhi.
  • Thay đổi tư thể cho trẻ khoảng 2-4 giờ/lần để đảm bảo da được tiếp xúc nhiều nhất có thể với ánh sáng từ đèn chiếu ra.
  • Cung cấp đủ nước khi trẻ đang trong thời gian chiếu đèn, khuyến khích nên cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Đảm bảo rằng trẻ được chiếu đèn liên tục trừ những lúc bú sữa mẹ hay làm thủ thuật.
  • Dùng đèn chiếu 2 mặt trong trường hợp đứa trẻ bị vàng da tăng Bilirubin nặng hoặc tình trạng vàng da ở trẻ tăng lên.
  • Tiến hành xét nghiệm kiểm tra Bilirubin máu mỗi 12-24 giờ, từ kết quả Bilirubin gián tiếp và Bilirubin toàn phần để xác định rằng chiếu đèn trị vàng da trong bao lâu.
  • Ngoài ra, vấn đề em bé bị vàng da chiếu đèn bao lâu phụ thuộc vào hiện tượng vàng da trên lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm Bilirubin máu. Nếu vàng da giảm và Bilirubin máu trở về trị số bình thường thì sẽ có chỉ định ngừng chiếu đèn.
  • Nếu phương pháp này không hiệu quả, biểu hiện bằng việc chiếu đèn vẫn bị vàng da và Bilirubin tăng cao hơn thì sẽ có chỉ định truyền thay máu cho bé.
  • Cần theo dõi mức độ vàng da, chỉ số Bilirubin máu, tinh thần, trương lực cơ, phản xạ bú của bé trong suốt quá trình chiếu đèn và cả sau khi chiếu đèn để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm độc thần kinh nếu có. Nếu thấy mức độ vàng da tăng cao thì có thể phối hợp chiếu 2 hoặc 3 đèn cùng lúc.

Tác dụng phụ của chiếu đèn điều trị vàng da thường là tăng thân nhiệt, mất nước, tiêu phân xanh, rối loạn thân nhiệt, tăng kích thích, mẩn đỏ ngoài da, hiện tượng trẻ da đồng, tổn thương nhãn cầu, bỏng... và không gây tác dụng phụ lên não của trẻ. Những trẻ bị vàng do do tăng Bilirubin trực tiếp thì chống chỉ định với chiếu đèn chữa vàng da.

Với những trẻ mắc phải bệnh lý vàng da tăng Bilirubin gián tiếp thì chỉ định chiếu đèn điều trị vàng da trong bao lâu phụ thuộc vào mức độ vàng da và chỉ số xét nghiệm Bilirubin, tốt nhất là nên được điều trị tại bệnh viện dưới sự quan sát, theo dõi của các bác sĩ và nhân viên y tế. Vì hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cường độ ánh sáng, khoảng cách từ đèn đến trẻ, bước sóng ánh sáng... nên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị chứ không tự chiếu đèn tại nhà.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cũng như các phương pháp điều trị, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Cổng TTĐT Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em - Bộ Y tế

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề