Bến cầu cách gò công tiền giang bao nhiêu km

TTO - Cây cầu được đầu tư hơn 1.438 tỉ đồng, sẽ chính thức thông xe ngày 29-8 giúp rút ngắn đoạn đường đáng kể từ TP.HCM đi các tỉnh miền Tây Long An, Tiền Giang.

Cầu Mỹ Lợi sẽ chính thức thông xe vào ngày 29-8

Thông tin cầu Mỹ Lợi [sông Vàm Cỏ, nối hai tỉnh Long An - Tiền Giang] chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29-8 khiến người dân miền Tây háo hức, vui mừng vì không còn cảnh “qua sông lụy phà”.

Theo dữ liệu bản đồ, người dân khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang đi lên TP.HCM và ngược lại rút ngắn được khoảng cách đáng kể.

Nếu tính từ các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang như Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Tân Phú Đông… thì theo quốc lộ 50, người dân chỉ mất khoảng từ 25km đến khoảng 50km [tùy huyện] để đến địa phận TP.HCM [cầu Ông Thìn - xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM].

Từ trung tâm TP. Mỹ Tho [tỉnh Tiền Giang] đi TP.HCM, ngoài hai tuyến đường chính trước nay người dân vẫn thường đi là quốc lộ 1 và đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, nay có thể đi theo quốc lộ 50 [tỉnh Tiền Giang], qua cầu Mỹ Lợi và đi tiếp theo quốc lộ 50 qua địa phận tỉnh Long An [khoảng 25 km] để vào TP.HCM.

Ngược lại, người dân từ TP.HCM [đặc biệt là người dân ở các quận, huyện phía Nam TP.HCM như Nhà Bè, Bình Chánh, quận 7] muốn đi về Tiền Giang cũng có thể đi theo quốc lộ 50, qua cầu Mỹ Lợi này để tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, quốc lộ 50 đoạn qua Tiền Giang hiện đã được mở rộng nên đi lại rất thuận lợi.

Sơ đồ minh họa tuyến đường TP. Hồ Chí Minh - Gò Công theo 2 hướng: quốc lộ 1A và quốc lộ 50 - Đồ họa: Trị Thiên
Sơ đồ cầu Mỹ Lợi - Đồ họa: Trị Thiên - Việt Thái

Theo Ban Quản lý dự án 7 [Bộ Giao thông vận tải] - chủ đầu tư dự án, cầu Mỹ Lợi có chiều dài tổng cộng hơn 2,6km bắc qua sông Vàm Cỏ [phần cầu dài hơn 1,4km].

Cầu Mỹ Lợi được đầu tư theo hình thức BOT [xây dựng - kinh doanh - chuyển giao] với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỉ đồng. Bề ngang cầu rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

Thông tin thông cầu Mỹ Lợi cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhóm “phượt” trẻ từ TP.HCM đi về các tỉnh miền Tây.

Theo quốc lộ 50 từ TP.HCM tới Tiền Giang, các nhóm phượt có thể ghé thăm Lăng Hoàng Gia được xây dựng trên gò Sơn Quy [thị xã Gò Công] nơi thờ dòng họ Phạm Đăng, trong đó có mộ ông Phạm Đăng Hưng [cha của hoàng thái hậu Từ Dũ, ông ngoại vua Tự Đức], thăm vùng trồng sơ ri Gò Công hay ghé thăm bãi biển Tân Thành [Gò Công].

[CAO] Ngày 29-08 tới đây, cầu Mỹ Lợi chính thức thông xe, đường bộ từ TP HCM đi Tiền Giang chỉ còn 25 km, người dân không còn phải chờ phà Mỹ Lợi và rút ngắn được quãng đường hơn 75 km.

Ban quản lý dự án 7 [chủ đầu tư] cho biết Bộ GTVT đã đồng ý thông xe cầu Mỹ Lợi vào ngày 29/8. Khi đó, khoảng cách từ thị xã Gò Công [tỉnh Tiền Giang] đến TP HCM chỉ còn 25 km, thay vì 100 km đi đường quốc lộ 1 và đường cao tốc TP HCM - Trung Lương.

Cầu Mỹ Lợi có chiều dài hơn 2,6km bắc qua sông Vàm Cỏ, nối liền tuyến quốc lộ 50, huyện Cần Đước tỉnh Long An và thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư hơn 1.438 tỉ đồng. Bề ngang cầu rộng 12m với 2 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ.

cầu Mỹ Lợi, công trình giao thông trọng điểm quốc gia nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Long An trên tuyến Quốc lộ 50, được tiến hành long trọng với sự tham dự của: Nguyên Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, cùng đại diện lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, Bộ GTVT; Tỉnh ủy - UBND các tỉnh Tiền Giang, Long An và nhiều tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Buổi lễ diễn ra tại phía đầu cầu tỉnh Tiền Giang, thuộc địa phận xã Bình Đông, thị xã Gò Công, trong sự chờ đón của đông đảo người dân địa phương.

Dự án cầu Mỹ Lợi do Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hạ tầng 620 làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 1.439 tỉ đồng, thực hiện theo hình thức BOT [xây dựng – kinh doanh – chuyển giao].

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, cầu Mỹ Lợi là công trình rất quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long, tạo thêm 1 trục đường để phá thế độc đạo của Quốc lộ 1. Đặc biệt, là tạo điều kiện để các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, và 2 tỉnh Long An và Tiền Giang nói riêng có cơ hội để phát triển tốt hơn.

Qua 18 tháng kể từ ngày phát lệnh khởi công, lãnh đạo Bộ GTVT đã huy động mọi nguồn nhân lực, vật tư, kỹ thuật để thi công dự án. Đến thời điểm này, công trình đã được hoàn thành. Bộ GTVT biểu dương nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư Công ty Phát Đạt và Công ty 620. Từ TP.HCM đi Gò Công, Tiền Giang nay chỉ còn 40 phút, là điều kiện rất thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Việc cầu Mỹ Lợi được chính thức đưa vào phục vụ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và tác động rõ nét đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An. Riêng đối với thị xã Gò Công, dự án này thay thế phà Cầu Nổi, giúp Gò Công trở nên gần gũi với TP.HCM và các tỉnh miền Đông hơn, biến vùng đất lâu nay chỉ chuyên sản xuất nông nghiệp và nuôi thuỷ sản này thành một khu vực phát triển công nghiệp, dịch vụ năng động và đầy tiềm năng, hướng tới trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội, công nghiệp - dịch vụ mới, một đô thị triển vọng của vùng duyên hải miền Tây.

Thông tin thêm về cầu Mỹ Lợi

- Điểm đầu: Tại Km33+650 trên Quốc lộ 50 [theo lý trình dự án Km0+000 - cách đầu bến phà Mỹ Lợi hiện nay khoảng 1,0 km về phía thành phố Hồ Chí Minh], thuộc địa phận xã Phước Đồng, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

- Điểm cuối: Tại Km36+543 trên Quốc lộ 50 [theo lý trình dự án Km2+691 - cách đầu bến phà Mỹ Lợi khoảng 1 km về phía Tiền Giang], thuộc địa phận xã Bình Đông, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

- Tổng chiều dài toàn tuyến: Khoảng 2,691km. tổng chiều dài cầu là 1421.96m, trong đó chiều dài cầu chính: 269,92m. Chiều dài cầu dẫn phía Long An: 578,38m. Chiều dài cầu dẫn phía Tiền Giang: 573,66m .

Cầu Mỹ Lợi được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực… Thời gian thi công: 18 tháng, do Liên danh Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt và Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng 620 thực hiện theo hình thức BOT.

Chủ Đề