Bệnh viện 115 là tuyến gì năm 2024

Với việc dự báo sẽ có nhiều bệnh nhân từ các tỉnh, thành phố khác "kéo" về Thành phố Hồ Chí Minh khi chính sách liên thông bảo hiểm y tế tuyến tỉnh có hiệu lực, Bệnh viện Nhân dân 115 đã chuẩn bị nhiều phương án thích ứng như: Tăng cường nhân sự, chuẩn bị cơ sở vật chất, liên kết với các bệnh viện vệ tinh...

Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115, đơn vị dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tình trạng quá tải của bệnh viện đã diễn ra từ nhiều năm. "Dù chúng tôi có chuẩn bị phương án ứng phó nhưng con người, cơ sở vật chất đều có giới hạn. Chúng tôi đã có công văn kiến nghị Sở Y tế có phương án giảm tải cho bệnh viện, trong đó có việc liên kết, chuyển bớt bệnh nhân sang đơn vị khác bởi nếu quá tải thì chất lượng khám chữa bệnh cũng sẽ đi xuống", bác sĩ Trần Văn Sóng chia sẻ.

Bệnh viện tuyến tỉnh có nguy cơ mất bệnh nhân còn tuyến cuối của Thành phố Hồ Chí Minh lại quá tải, nếu bệnh nhân nhập viện nội trú nhiều, nằm ghép sẽ không an toàn, lây nhiễm chéo, làm giảm sự hài lòng của bệnh nhân. Bệnh nhân nhập viện tuyến trên nhiều đồng nghĩa tăng số tiền bảo hiểm y tế phải trả do thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu hơn... Đây là lo lắng của Bác sĩ Lê Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, khi chính sách thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tuyến tỉnh có hiệu lực.

Cùng chung nỗi lo này, Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ: "Thiết kế ban đầu của Bệnh viện chỉ đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Thành phố, nhưng với việc 3/4 bệnh nhân từ các tỉnh, thành phố khác chuyển đến là gánh nặng cho chúng tôi, gây nên tình trạng quá tải lâu nay. Trong khi đó, hiện nay chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế, người bệnh từ các tỉnh, thành phố khác chắc chắn sẽ kéo về Thành phố Hồ Chí Minh thì áp lực của chúng tôi ngày càng lớn".

Theo bác sĩ Tuấn, hiện mỗi tuần Bệnh viện Ung bướu thực hiện khoảng 700 ca phẫu thuật, trung bình mỗi ngày thực hiện 100 ca. Ngoài ra còn khoảng 1.000 bệnh nhân đang chờ mổ và 1.000 bệnh nhân chờ xạ trị. Trong khi đó, một số bệnh lý đơn giản như bướu tuyến giáp, bướu tuyến vú... hoàn toàn có thể điều trị tại các bệnh viện tỉnh, không cần lên đến Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh.

Một vấn đề khác mà các bác sĩ lo ngại khi thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế là nguy cơ "vỡ" Quỹ Bảo hiểm y tế. Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 82% bệnh nhân bảo hiểm y tế, trong đó khoảng 15% bệnh nhân trái tuyến. Bắt đầu từ ngày 1/1/2021, những bệnh nhân trái tuyến này tự động được bảo hiểm y tế chi trả như đúng tuyến. "Với 15% bệnh nhân trái tuyến trở thành đúng tuyến này mỗi năm Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được giao của chúng tôi phải chi thêm khoảng 10 tỷ đồng, chưa kể nếu trong thời gian tới số lượng bệnh nhân trái tuyến tăng thêm thì con số bị đội lên sẽ gia tăng rất nhiều lần", bác sĩ Diệp Bảo Tuấn cho hay.

Cùng chung dự báo số lượng bệnh nhân điều trị nội trú sẽ gia tăng trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi, ông Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Sở Y tế sẽ làm việc với Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề điều chỉnh tăng dự toán chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các bệnh viện tuyến cuối của Thành phố. Trước mắt, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội Thành phố sẽ sơ kết tình hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo từng quý trong năm 2021 để chủ động đề xuất điều chỉnh dự toán chi cho phù hợp.

Ngoài ra, theo ông Thượng, ngành y tế thành phố cần tăng cường truyền thông, phổ biến chính sách, pháp luật về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người dân khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, nhất là truyền thông về năng lực khám chữa bệnh của các tuyến y tế cơ sở đã được đầu tư, phát triển chuyên môn kỹ thuật thời gian qua, tránh gây áp lực và yêu cầu nhập viện tại các bệnh viện thành phố khi chưa thật cần thiết, chưa có chỉ định chuyên môn của bác sĩ.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, để thực hiện đúng quy định về chính sách, pháp luật liên quan đến bảo hiểm y tế, đảm bảo duy trì có hiệu quả các biện pháp giảm tải bệnh viện, Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chủ động phối hợp với Sở Y tế theo dõi tình hình khám chữa bệnh của các bệnh viện; kịp thời tham mưu, đề xuất Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam bổ sung dự toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho các cơ sở này.

Bảo hiểm xã hội Thành phố và Sở Y tế cũng sẽ chỉ đạo các bệnh viện tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện tối đa cho người dân được hưởng đầy đủ các chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, bà Hằng khuyến cáo, người dân cần lưu ý, nếu tập trung quá nhiều vào các bệnh viện tuyến cuối sẽ gây ra tình trạng quá tải, giảm chất lượng điều trị.

Rõ ràng chính sách thông tuyến bảo hiểm y tế tuyến tỉnh mang lại nhiều lợi ích cho người dân, tuy nhiên chỉ áp dụng cho bệnh nhân nhập viện điều trị. Theo lãnh đạo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay các bệnh viện tuyến cuối đã tham gia nhiều đề án, thực hiện hỗ trợ các bệnh viện ở các tỉnh và gần đây nhất là thực hiện khám chữa bệnh từ xa, chuyển giao đào tạo kỹ thuật cho tuyến tỉnh... Các bác sĩ khuyến cáo, người dân nên khám chữa bệnh tại địa phương, vừa giảm chi phí đi lại, ăn ở, giảm thời gian chờ đợi, vừa góp phần nâng cao năng lực của bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện địa phương sẽ tư vấn cho bệnh nhân chuyển lên tuyến trên điều trị nếu thực sự cần thiết.

Chủ Đề