Bệnh viện hữu nghị việt đức ở đâu

Đưa các trường hợp liên quan tới F0 tại Bệnh viện Việt Đức đi cách ly - Ảnh: NAM TRẦN

Ngày 4-10, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - và đại diện ngành y tế Hà Nội tiếp tục làm việc với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về công tác phòng chống dịch COVID-19.

Buổi làm việc nhằm bàn giải pháp về giải tỏa, giãn cách bệnh nhân, khoanh vùng và làm sạch bệnh viện.

Lãnh đạo Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết hiện còn 1.054 bệnh nhân, 1.018 người nhà, hơn 1.000 nhân viên y tế đang có mặt trong khuôn viên bệnh viện. Tất cả đã lấy mẫu xét nghiệm 2 lần.

Bệnh viện Việt Đức cũng đã liên hệ với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để chuyển khoảng 200 người nhà, người bệnh; chuyển đến Bệnh viện Thanh Nhàn dự kiến 450 người; chuyển Bệnh viện Đức Giang 350 người.

"Chúng tôi đề nghị Bộ Y tế và Sở Y tế TP Hà Nội, các đơn vị chức năng liên quan khác hỗ trợ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong việc di chuyển người bệnh, người nhà nhằm giãn cách để làm sạch bệnh viện dần dần", lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức nói.

Đối với nhân viên y tế, Bệnh viện Việt Đức đề nghị người tiêm đủ 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính 3 lần có thể được ra giãn nghỉ ở khách sạn giữa các lớp trực, tuân thủ giãn cách.

Bệnh viện cũng đề nghị quận Hoàn Kiếm chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ về thủ tục cho người đã ghép tạng đến khám lại trong ngày, lấy thuốc để loại trừ thải ghép khi bệnh viện tạm phong tỏa chống dịch hiện đang kẹt tại bệnh viện được giải tỏa.

Ngoài ra còn có người chạy thận chu kỳ được ra/vào để chạy thận. 

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật [CDC] Hà Nội thông tin, đến trưa 4-10 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã có 41 F0, trong đó Hà Nội ghi nhận 33 ca nhiễm. 8 trường hợp còn lại được phát hiện ở Nam Định [4], Hưng Yên [1], Hà Tĩnh [2] và Hải Dương [1].

Hiện những ca F0 ghi nhận tại bệnh viện trên đã được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2 điều trị. Các F1 tại bệnh viện cũng đã di chuyển đến địa điểm cách ly tập trung của TP Hà Nội từ rạng sáng 3-10 [khoảng 150 người].

Phát biểu tại buổi làm việc, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết trong giai đoạn hiện nay, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đã chỉ đạo các bệnh viện hoạt động tách đôi. Bệnh viện có khu vực khám, chữa bệnh và một khu để phòng chống dịch COVID-19.

"Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cách ly khu nhà D, đặc biệt là khu tầng 7, tầng 8. Nhiệm vụ hiện nay là phải tiếp tục làm sạch nhà D, khu nhà ăn tiếp tục giãn cách, khu vực phòng khám là vùng vàng, nơi có liên quan cần có biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn", ông Khuê yêu cầu.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê lưu ý, việc chuyển bệnh nhân phải đảm bảo an toàn cho bệnh viện và an toàn cho địa phương tiếp nhận người bệnh.

"Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là người chịu trách nhiệm trong đảm bảo an toàn phòng chống dịch của nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh tại bệnh viện", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

‘Ổ dịch liên quan Bệnh viện Việt Đức không đáng lo ngại’

PHẠM TUẤN

Xem thêm ...

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là một bệnh viện ngoại khoa, là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn nhất Việt Nam, gắn với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bệnh viện có trụ sở tại số 40 phố Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

1. Giới thiệu về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Ngày 8 tháng 1 năm 1902, Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer ký sắc lệnh thành lập trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1904 bệnh viện thực hành của trường được xây dựng với tên gọi là Nhà thương bản xứ.

Theo thời gian, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn phát triển:

  • Nhà thương bản xứ [1904-1906]
  • Nhà thương bảo hộ [1906-1943]
  • Bệnh viện Yersin [1943-1954]
  • Bệnh viện Phủ Doãn [1954-1958]
  • Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CHDC Đức [1958-1991]
  • Bệnh viện Việt Đức [1991 đến nay.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện luôn là một trung tâm y tế hàng đầu gắn liền công tác khám chữa bệnh với nghiên cứu khoa học y học và đào tạo, nơi sản sinh ra những thầy thuốc hàng đầu của Việt Nam trong đó có nhiều danh nhân y học: Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Dương Quang….

Ngày nay Bệnh viện là một trung tâm y tế chuyên sâu, được xếp hạng Bệnh viện chuyên khoa đặc biệt theo quyết định số 1446/QĐ-BNV ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ nội vụ. Bệnh viện có quy mô 1500 giường bệnh với hơn 2200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế trong đó có : 5 Giáo sư, 32 Phó giáo sư, 40 Tiến sĩ, 221 Thạc sĩ và Bác sĩ chuyên khoa sau đại học.

2. Ban giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức

  • Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ. Trần Bình Giang - Giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức
  • Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ. Trịnh Hồng Sơn - Phó Giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức
  • Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ. Đồng Văn Hệ - Phó Giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức
  • Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ. Trần Đình Thơ - Phó Giám đốc bệnh viện hữu nghị việt đức

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Trong những năm gần đây, Bệnh viện có những bước phát triển vượt bậc:

Bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh: các hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh thế hệ mới:

  • Máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner 256 dãy, 512 lát cắt
  • CT Scanner 64 dãy, Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla
  • Máy chụp mạch số hóa xóa nền thế hệ mới nhất
  • các hệ thống siêu âm màu 3D, 4D
  • Hệ thống đo độ loãng xương …

Các hệ thống xét nghiệm hiện đại đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu của các chuyên ngành: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, Giải phẫu bệnh phục vụ việc chẩn đoán và điều trị.

Khu vực Gây mê hồi sức với: 42 bàn mổ và 50 giường hồi sức với các trang thiết bị hiện đại: Hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot trong mổ, hệ thống phòng mổ ORI, Hybrid, các phương tiện hồi sức đảm bảo việc thực hiện các trường hợp phẫu thuật và hồi sức phức tạp nhất. Trung tâm truyền máu, Ngân hàng mô, Khoa thận nhân tạo cũng được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ chuyên môn.

4. Đội ngũ tại bệnh viện hữu nghị việt đức

Bệnh viện hữu nghị việt đức Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong các chuyên khoa sâu và trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã đi sâu trong phát triển kỹ thuật trình độ cao như thành công của việc ghép đa tạng, phẫu thuật Thần kinh sọ não, lồng ngực, phẫu thuật Nội soi bụng, sọ não, cột sống, khớp, tiết niệu…

5. Công tác đào tạo tại Bệnh viện hữu nghị việt đức

Về công tác đào tạo, Bệnh viện là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Hà nội, Khoa Y Dược Đại học Quốc gia và nhiều trường đại học và cao đẳng trong khối ngành sức khỏe. Hàng năm có hơn 3000 lượt sinh viên và học viên [Tiến sỹ, Thạc sỹ y khoa, Bác sỹ chuyên khoa, Cử nhân, Điều dưỡng … ] học, thực tập chuyên môn tại bệnh viện.

6. Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện hữu nghị việt đức

6.1. Quy trình khám bệnh chuyên khoa không có bảo hiểm y tế

6.2. Quy trình người bệnh khám bệnh theo yêu cầu

7. Thời gian làm việc bệnh viện hữu nghị việt đức

  • Khoa Cấp cứu luôn có bác sĩ trực 24/24
  • Khoa khám bệnh [khám BHYT và khám không BHYT]: làm việc Thứ 2 - Thứ 6, bắt đầu đăng ký khám từ 6h00 và khám: Sáng: 7h00 - 12h00; Chiều: 13h30 - 16h00.
  • Khoa khám theo yêu cầu C4: làm việc Thứ 2 - Thứ 7: Sáng: 7h30 - 12h00; Chiều: 13h30 - 16h00.
  • Khoa điều trị theo yêu cầu 1C: làm việc Thứ 2 - Thứ 7: Sáng: 7h30 - 12h00; Chiều: 13h30 - 16h00.

Bệnh nhân đi khám thì đến các cổng trên đường Phủ Doãn [đường Phủ Doãn và Tràng Thi nằm vuông góc với nhau]. 

  • Cổng 40 Tràng Thi, cổng này không dành cho bệnh nhân đến khám
  • Cổng 16-18 Phủ Doãn là cổng vào Khoa Khám bệnh, Khoa khám theo yêu cầu C4 và Khoa cấp cứu
  • Cổng 8 Phủ Doãn là cổng vào Khoa điều trị theo yêu cầu 1C.

8. Thông tin liên hệ bệnh viện hữu nghị việt đức

Xem thêm

Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 2004.

Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2006.

Huân chương Hồ Chí Minh năm 2010.

Huân chương Độc lập hạng Nhất năm 2001.

Huân chương Độc lập hạng Nhì năm 1996.

Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1973.

Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1986, năm 2016

Video liên quan

Chủ Đề