Bị áp xe bao lâu thì khỏi

Nhiều ca áp xe vú nặng, nguy cơ gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết, suy thận, suy đa cơ quan đã được điều trị thành công tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

Chị Phạm Thảo My [30 tuổi, ở TP.HCM] nhập viện chuyển dạ 12 tiếng, sinh khó do thai nhi khá lớn [4 kg]. Sau sinh, chị My bị kiệt sức, sữa về chậm, không đủ cho con bú nên người thân bèn cho bé bú dặm sữa ngoài.

Mặc dù đã cố gắng kích sữa bằng cách chườm, thay đổi thực đơn, nhưng chị My bị tắc tuyến sữa cả hai bên bầu vú. Chỉ sau 4-5 ngày, bầu vú bên phải bị nhiễm trùng gây áp xe vú. Sai lầm của tôi là không đi bệnh viện ngay mà tìm cách tự thông tắc, cũng như tìm kiếm thông tin trên mạng google và mời đội thông tắc tự do trong cộng đồng đến xử trí thông tia sữa suốt 10 ngày, chị My kể.

Đến ngày thứ 9 chị sốt cao. Uống toa thuốc kháng sinh do người bạn gửi thì cắt sốt, nhưng bầu vú cứng ngắc, đỏ mọng, sữa không tan, chị bèn nhập viện siêu âm, uống thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và phải rạch da hút 3 ống mủ cùng nhiều lần dẫn lưu mủ để điều trị.

Với phương pháp rạch dẫn lưu mủ, đường rạch theo đường nan hoa, tránh tối đa tổn thương ống dẫn sữa, giúp bệnh nhân nhanh hồi phục, đảm bảo tính thẩm mỹ khi sẹo liền tốt, tổ chức lấp đầy miệng vết rạch, nhu mô vú mềm như trước, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết. [1]

Vết rạch chỉ khoảng 1-2cm nhưng sâu bên trong có thể để được cả miếng gạc 20cm để dẫn lưu mủ.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Tâm, chỉ tính riêng tháng 12 năm 2021, Trung tâm Sản Phụ khoa bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM tiếp nhận vài chục trường hợp áp xe vú sau sinh, ở độ tuổi 25-30 tuổi. Thời gian bị áp xe vú sau sinh trong khoảng từ 1-4 tháng. Bệnh nhân đến viện trong tình trạng muộn, khối áp xe lan rộng gần 20cm, thông nhiều ngóc ngách, ứ rất nhiều mủ, da vú bị ăn mòn xì mủ lấm chấm nhiều chỗ, phá hỏng da ngực do điều trị sai cách.

Cá biệt, có 2 bệnh nhân bị tổn thương da đều do tự mua lá thuốc về đắp theo lời mách bảo của người xung quanh hoặc tự mua kháng sinh để điều trị tại nhà. Tất cả các bệnh nhân đều được chích rạch chủ động xử lý áp xe vú và dẫn lưu mủ, tránh để lại sẹo xấu như sẹo hình sao, sẹo co rúm. Sau điều trị, bệnh nhân có sẹo liền tốt.

Áp xe vú là bệnh lý nhiễm trùng thường gặp thời kỳ hậu sản, thường xuất hiện sau sinh từ 3 đến 8 tuần, thậm chí có thể xuất hiện cả trong thai kỳ. Đây là hậu quả của viêm tắc tuyến sữa không được điều trị tốt, gây biến chứng của bệnh viêm vú, tình trạng viêm và nhiễm trùng của các mô vú. Khi bị áp xe, vú sẽ xuất hiện các nang giống túi chứa đầy mủ và bao quanh bởi các mô viêm. Kết quả cấy dịch vú cho thấy tụ cầu vàng là nguyên nhân gây bệnh hay gặp nhất [44,8%] tiếp theo là tụ cầu trắng [32,8%]. [2]

Sai lầm của người bệnh là tìm đến các dịch vụ thông tắc tia sữa trôi nổi, tốn kém chi phí nhưng không hiệu quả vì thông tắc tia sữa không có nghĩa là chỉ massage làm mềm bầu ngực và hút sữa ra. Cách đó chỉ rút ra được phần nhỏ lượng sữa, sữa tiếp tục sản sinh, càng lâu càng tắc, gây áp xe, khối mủ lớn, đông đặc lại, rất nguy hiểm, có khả năng hoại tử tuyến vú, sẽ không còn cơ hội lấy lại đôi nhũ hoa mềm đẹp ban đầu. Sau khi được điều trị kháng sinh, chích dẫn lưu áp xe, tổn thương tại vú có thể vẫn còn để lại nhiều biến chứng nặng nề như áp xe tái phát, rò sữa, mất sữa và cuối cùng là lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay khối xơ tuyến vú. Đây là yếu tố nguy cơ cho ung thư vú sau này, bác sĩ Thanh Tâm chia sẻ.

Bác sĩ Thanh Tâm đang thay băng dẫn lưu mủ cho bệnh nhân áp xe vú, cuối tháng 12/2021.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, ngay sau khi sinh, tuyến sữa chưa hoạt động tốt, đóng mở chưa được nhạy, sữa sản xuất xuống nhưng cơ thắt không hoạt động tốt dễ gây tắc lại. Ngoài ra, giai đoạn chuyển sữa từ sữa đặc sánh sang giai đoạn sữa lỏng hơn thì chính sữa đặc không lưu thông tốt sẽ gây tắc. Một nguyên nhân quan trọng nhất gây viêm tắc tuyến sữa là do việc cho bú sai cách, điều tiết sữa mẹ chưa chính xác. [3]

Nhiều người có thói quen dùng sữa ngoài bú dặm cho trẻ sơ sinh thay vì cho trẻ bú cho cạn hết bầu vú mỗi đợt lên sữa. Có một số sản phụ bị áp lực khi sữa chưa về, bé bú không đủ nên quấy khóc thì vội cho con bú sữa công thức sẽ làm mất cơ hội để trẻ bú cạn bầu vú. Dần dà gây căng tức và tắc tia.

Theo bác sĩ Thanh Tâm, chăm sóc vú khi bắt đầu cương sữa đúng cách sẽ hạn chế tình trạng tắc tuyến sữa và áp xe vú. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 theo hậu sản bình thường là giai đoạn sản xuất sữa nhiều hơn. Lúc này sản phụ cần áp dụng các phương pháp giảm căng tức và đau bầu vú như uống thuốc hoặc chườm lạnh.

Chườm nóng trong trường hợp căng sữa là quan điểm sai lầm của không ít sản phụ, khiến tuyến sữa tiết nhiều hơn, sữa xuống nhanh hơn. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc vì sữa xuống nhiều quá nhưng cơ thắt ở các ống tiểu thùy cho sữa chảy ra ngoài không hề mở, gây ra ứ đọng sữa trong các tiểu thùy, chèn ép các mạch máu và các mô xung quanh. Người mẹ lại không biết thoát lưu sữa đúng cách. Các phương pháp dân gian, các chuyên gia thông tắc tia sữa trong cộng đồng, thông tắc tia sữa bằng máy, massage, chườm nóng và vần tuyến vú chỉ có thể hút ra được khoảng 20-30 ml sữa, chứ không xử lý triệt để nhiễm trùng.

Mô sữa thiếu máu nuôi và đầu vú dẫn sữa đi ra là một cửa ngõ trên da để vi trùng xâm nhập vào trong đó và sinh sôi. Những nang sữa bị tắc khiến vi trùng xâm nhập gây viêm, da vú chuyển sang màu đỏ. Lúc này, nếu can thiệp bằng kháng sinh và hướng dẫn chăm sóc kịp thời sẽ khỏi. Nếu chậm trễ, khối viêm chuyển nặng, màu đỏ bầm, da vú phù nề, điều trị rất nhiêu khê vì vi trùng thâm nhập các tiểu thùy tạo thành áp xe đa ổ và nhiều ngóc ngách. [4]

Một ca áp xe vú nặng được điều trị tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Tại Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM, thông thường, với khối áp xe khoảng 4-5cm trở lên, khối mủ ở trong đó đóng vảy thì phải xử trí bằng rạch tháo lui chứ không chỉ chọc hút bằng kim. Rạch tạo đường mở thông cho khối mủ được thoát ra, tránh hình thành ổ áp xe căng to làm hoại tử da. Bác sĩ Thanh Tâm cho biết, có những ca rạch ra hút đến 1000ml mủ.

Sau khi rạch, nếu xác định đây là một trường hợp áp xe, khối viêm lớn thì cần dẫn lưu mủ trong các ngóc ngách. Băng dẫn lưu được thay hàng ngày.

Bên cạnh rạch áp xe, những trường hợp tắc tuyến sữa chưa biến chứng nhiễm trùng còn kết hợp vật lý trị liệu, thông tắc tuyến sữa bằng kỹ thuật siêu âm điều trị rảnh tay, hóa lỏng sữa khiến sữa chảy ra dễ dàng.

Áp xe vú nếu không xử lý kịp thời, có thể gây ra nhiễm trùng nặng toàn thân, nhiễm trùng huyết. Độc tố vi trùng có thể khiến bệnh nhân suy thận, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu, nguy hiểm đến tính mạng. Áp xe vú là tiếng đau xé lòng được ví như cơn đau đẻ, ảnh hưởng tâm lý và sự tự tin của phụ nữ do mất thẩm mỹ cho nhũ hoa khi diễn tiến hoại tử da, thậm chí mủ trổ ra ngoài da, tự vỡ và những vùng da đó mất thời gian rất lâu để hồi phục, hình thành sẹo xấu lồi lõm không đều, sẹo co rúm, bác sĩ Thanh Tâm lưu ý.

[Tên nhân vật đã được thay đổi]

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA T M ANH

Chủ đề:

Video liên quan

Chủ Đề