Bị sái quai hàm phải làm thế nào

là chứng bệnh khá phổ biến mà nhiều người gặp phải trong sinh hoạt và đời sống. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh nguy hiểm liên quan đến khớp thái dương hàm hay sái quai hàm. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh, triệu chứng thường gặp như thế nào và cách điều trị ra sao. Cùng HỆ THỐNG ĐA KHOA QUỐC TẾ SÀI GÒN tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Đau xương hàm là hiện tượng xuất hiện những cơn đau âm ỉ kéo dài hoặc cảm giác đau nhói ở khu vực hàm gần tai. Các cơn đau này tác động trực tiếp tới khớp quai hàm, điều này ảnh hưởng lớn tới hệ thống ăn uống và giao tiếp của người bệnh. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bị sái quai hàm phải làm thế nào
Hình ảnh về xương hàm

Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị các bệnh liên quan đến đau xương hàm

Bệnh đau xương hàm hay đau xương hàm gần mang tai thường là dấu hiệu biểu hiện từ các bệnh lý khác như: viêm khớp thái dương hàm, loạn chức năng thái dương hàm, Sái quai hàm hoặc do một số tình trạng như: ngủ sai tư thế , các vấn đề về răng miệng như: viêm nha chu, sưng nướu, viêm chân răng…

Viêm khớp thái dương hàm

Đây là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất gây ra đau xương hàm gần mang tai (trên 50% trường hợp bị đau xương hàm, đau xương hàm bên trái, nhất là phụ nữ trong thời kỳ dậy thì, thời kỳ mãn kinh…

Bị sái quai hàm phải làm thế nào
Viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân chiếm tỉ lệ lớn nhất gây ra đau xương hàm gần mang tai

Triệu chứng

  • Ban đầu, cơn đau sẽ xuất hiện thoảng qua, nhưng theo thời gian, sự tiến triển của bệnh khiến tình trạng đau kéo dài, theo chu kỳ và có thể đau dữ dội.
  • Bệnh nhân bị đau ở khu vực trong và quanh tai, cơ miệng khó cử động và khi cử động khớp hàm thì nghe rõ tiếng lục cục.
  • Mặt bị phình to lên và sưng tấy do phì đại cơ hàm nhai.
  • Một số trường hợp có thêm triệu chứng: đau đầu dai dẳng, chóng mặt, ù tai, dễ nhầm lẫn với các chứng bệnh liên quan tới tiền đình.

Điều trị

Viêm khớp thái dương hàm tuy là bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng là bệnh không khó để điều trị. Cách điều trị tốt nhất là can thiệp nha khoa (điều chỉnh khớp cắn, phục hình, tái tạo răng, niềng răng…) kết hợp với chọc rửa khớp để loại bỏ phần viêm.

\>>> Xem tài liệu sau để biết về đau ảnh hướng đến cơ hàm như thế nào

Nguồn: How does pain affect jaw muscle activity? The Integrated Pain Adaptation Model- Australian Dental Journal 2008; 53: 201–207

Loạn chức năng thái dương hàm

Loạn năng khớp thái dương hàm là tình trạng rối loạn cơ nhai và khớp thái dương hàm. Người bệnh sẽ có cảm giác đau nhiều ở phần xương hàm gần thái dương và phía trước của tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động làm việc và học tập hàng ngày.

Các nguyên nhân dẫn dẫn đến bao gồm chấn thương trực tiếp hoặc gián tiếp (ví dụ: chấn thương do cơ gập-duỗi của cổ), chấn thương vi mô (ví dụ: Siết chặt răng khi thức/ngủ và nghiến răng hoặc nhai thường xuyên kẹo cao su), rối loạn toàn thân (ví dụ: viêm khớp dạng thấp hoặc các rối loạn mô liên kết/tự miễn dịch khác).

Bị sái quai hàm phải làm thế nào
Loạn chức năng thái dương hàm sẽ khiến người bệnh đau nhiều ở phần xương hàm gần thái dương và phía trước của tai

Triệu chứng

  • Mỏi, đau cơ hàm khi ăn, nhai, nói chuyện. Vùng góc hàm, dưới hàm cũng có hiện tượng đau.
  • Đau khu vực trước và trong phần tai.
  • Đau vùng thái dương, vùng cổ vai gáy.
  • Nhức đầu, thường là bị nửa đầu.

Điều trị

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh lý loạn khớp thái dương hàm mà bác sĩ sẽ đưa phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp thường được áp dụng có thể kể đến như: Sử dụng thuốc tây, Đông y, vật lý trị liệu, điều trị nha khoa (mài khớp cắn, nắn chỉnh răng…) và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học.

Sái quai hàm

Sái quai hàm (trật khớp hàm) là tình trạng quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu do chấn động ở khu vực quai hàm.

Triệu chứng

  • Đau mỏi vùng tai, cổ, vai… xảy ra theo chu kỳ.
  • Phần cổ và quai hàm bị cứng, gây khó khăn cho vận động vùng cổ và hàm.
  • Khi ăn uống, di chuyển hàm sẽ nghe thấy tiếng cộc cộc ở khớp hàm.

Điều trị

Trật khớp hàm điều trị tương đối dễ dàng. Đa phần chỉ cần nắm chỉnh lại khớp hàm, nhưng nếu để lâu khiến việc sái quai hàm nghiêm trọng hơn thì cần phải phẫu thuật xương hàm..

Cách phòng ngừa đau xương hàm hiệu quả

Những việc hạn chế thực hiện

Để tránh đau xương hàm gần tai, chúng ta cần hạn chế:

  • Không nên nhai kẹo cao su quá nhiều và dùng răng để cắn hoặc kéo các vật cứng
  • Tránh ăn những thực phẩm quá dai hoặc quá cứng: hạt cứng, khô bò, khô mực…
  • Tránh nhai một bên hàm
  • Tránh những thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm: cắn móng tay, cắn môi, cắn viết…
    Bị sái quai hàm phải làm thế nào
    Nhai kẹo cao su, ăn thực phẩm dai, nhai một bên hàm, cắn móng tay là những việc không nên làm để ngừa đau xương hàm

Những việc nên thực hiện

  • Khi ngáp nên dùng tay để đỡ quai hàm, tránh tổn thương.
  • Học phương pháp quai hàm và mát xa quai hàm nhằm có một cơ hàm khỏe, tránh những tổn thương có thể gặp phải trong tương lai.
  • Nếu bị chứng nghiến răng khi ngủ, cần đến nha sĩ sớm nhất có thể để kiểm tra tình trạng hàm.
  • Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai như: súp, đậu hũ, sữa chua, khoai tây …
  • Giữ vệ sinh răng miệng, có thể dùng chỉ nha khoa thay bằng đánh răng thông thường.
    Bị sái quai hàm phải làm thế nào
    Có thể dùng chỉ nha khoa vệ sinh để vệ sinh răng miệng khi bị đau xương hàm

\>>> Xem video để hiểu thêm về cách làm giảm đau xương hàm

Một số thắc mắc thường gặp về vấn đề đau xương hàm gần tai

Nguyên nhân của đau xương hàm gần tai

Đau xương hàm gần tai thường là biểu hiện bệnh lý của các bệnh khác như: viêm khớp thái dương hàm, loạn chức năng thái dương hàm, sái quai hàm … thế nên cần phải tới thăm khám tại nha sĩ để tìm ra bệnh lý của biểu hiện này.

Đau xương hàm gần tai có dễ điều trị không

Đa số các bệnh lý từ đau xương hàm gần tai đều tương đối dễ điều trị, không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật ngoại khoa.

Đau xương hàm có nguy hiểm không

Biểu hiện bệnh lý này không nguy hiểm, tuy nhiên nó gây khó chịu cho sinh hoạt của người bệnh.

Các phòng tránh đau xương hàm

Không nên ăn đồ ăn quá dai hoặc quá cứng, tránh thói quen xấu như: cắn móng tay, cắn môi, cắt viết…, giữ vệ sinh răng miệng thường xuyên, khi ngáp nên dùng tay đỡ quai hàm…

Bị sái quai hàm phải làm sao?

Bị sái quai hàm phải làm sao? Tốt nhất, khi bị sái quai hàm, người bệnh không nên tự điều trị tại nhà. Cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để được bác sĩ tiến hành thăm khám, kiểm tra nhằm chẩn đoán chính xác mức độ sái, lệch quai hàm. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Làm sao để biết lệch hàm?

Những cách nhận biết lệch hàm – Cảm giác đau ở mặt hoặc hàm, ở phía trước tai hay đau khớp thái dương hàm. Khi cử động miệng, mức độ đau sẽ càng tăng lên. – Khó khăn khi cử động hàm hoặc thậm chí không đóng mở miệng được như bình thường. – Khi cắn thức ăn, người bệnh sẽ thấy có cảm giác lệch và cong.

Tại sao bị trật khớp hàm?

Trật khớp hàm (hay sái quai hàm) thường là hậu quả của các chấn thương hoặc đơn giản là do miệng bị mở rộng quá mức như ngáp (ngáp bị sái quai hàm hoặc ngáp bị trẹo quai hàm), nôn hoặc cố gắng mở miệng lớn khi thăm khám và điều trị nha khoa trong thời gian dài.

Đầu quai hàm bao lâu thì hết?

Đau xương quai hàm là những cơn đau khó chịu xuất hiện tại hàm. Ban đầu có thể là cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện và tự biến mất. Nhưng càng về sau này cơn đau sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày. Khi đó, chức năng của quai hàm sẽ suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và giao tiếp hàng ngày của bạn.