Bị tạt axit phải sơ cứu như thế nào

Bước đầu tiên phải thực hiện nếu có người bị tấn công axit là đảm bảo khu vực quanh họ an toàn. Bạn cần có biện pháp như đeo găng để tránh tiếp xúc với chính chất hóa học.

.jpg)

Nước có thể được sử dụng để sơ cứu cho người bị tạt axit.

Tờ Independent (Anh) dẫn lời khuyên từ dịch vụ cấp cứu St John’s Ambulance tại nước này cho biết: “Nếu là axit dạng bột thì bạn có thể phủi nó ra khỏi da nạn nhân”.

Lời khuyên khác được đưa ra là mọi người không nên phí thời gian tìm kiếm thuốc giải hoặc cố gắng làm giảm vết bỏng do axit trừ khi được đào tạo bài bản.

Hành động hữu hiệu nhất là đổ nước vào vết bỏng để làm trôi axit và giảm bỏng rát cho nạn nhân.

Cố gắng dùng nước đổ vào vết bỏng trong ít nhất 20 phút. Trong khi rửa vết bỏng bằng nước, nhẹ nhàng tháo bỏ quần áo bị dính axit của nạn nhân và gọi xe cấp cứu càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, hãy kiểm tra xem nạn nhân còn thở hoặc phản ứng không.

Nếu axit đã vào mắt của nạn nhân thì nên để nước chảy qua mắt họ trong khoảng 10 phút. Không được để nạn nhân chạm tay vào mắt bởi axit có thể còn dính trên tay họ.

Thông tin từ chuyên trang sức khỏe Healthline cho hay việc cần làm đầu tiên khi thấy một người bị bỏng axit là gọi ngay cho xe cứu thương hoặc nhờ người khác làm việc này, trong khi bạn hoàn thành các bước sơ cứu tiếp theo dưới đây.

Một bước sơ cứu cực kỳ quan trọng đối với nạn nhân bị bỏng axit là rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). Cần lưu ý là không rửa khu vực bị thương bằng nước bẩn, bởi điều này có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bị tạt axit phải sơ cứu như thế nào

Cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời

minh họa: shutterstock

Quá trình rửa vết thương có thể mất từ ​​30-45 phút và nên được tiến hành cho đến khi nạn nhân không còn cảm giác bỏng rát. Theo đó, cũng nên tránh dùng vòi xịt nước mạnh vì có thể khiến vết thương nghiêm trọng thêm.

Lưu ý đặc biệt là không để nạn nhân chạm vào mắt hay dụi mắt vì có thể trên tay họ cũng dính axit, có khả năng khiến mắt cũng bị tổn thương. Nếu axit dính vào mắt nạn nhân, hãy để họ rửa mắt với nước sạch trong ít nhất 10 phút.

Bên cạnh đó, việc loại bỏ tất cả đồ trang sức hoặc quần áo của nạn nhân đã có tiếp xúc với axit phải là một trong những ưu tiên hàng đầu, bởi những đồ vật này có thể tạo ra vùng bỏng mới hoặc làm nghiêm trọng hơn vết thương đã có.

Ngoài ra, không nên tự ý bôi bất kỳ loại kem hoặc dung dịch nào được cho là có khả năng trị bỏng lên vết thương, bởi điều này có thể cản trở quá trình điều trị của các chuyên gia y tế hoặc khiến tình trạng của nạn nhân trở nên tệ hơn.

Nếu có thể, hãy che vết bỏng bằng băng y tế sạch. Nên quấn lỏng để tránh gây áp lực lên vùng da bị bỏng của nạn nhân. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các mảnh da vụn, bụi bẩn xâm nhập sâu và gây nhiễm trùng vết thương.

Cuối cùng, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Trong quá trình hỗ trợ, các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị mọi người nên thận trọng khi tiếp xúc với quần áo hoặc vết thương của nạn nhân bởi chúng cũng có thể tồn chứa một lượng axit nhất định, đủ để khiến chúng ta bị bỏng.

Bỏng hóa chất là loại bỏng trực tiếp gây tổn thương, nghiêm trọng, dẫn tới các biến chứng nếu không được xử lý kịp thời. Bài viết đề cập một dạng bỏng nan y nhất, bỏng axit và những việc cần làm.

Bỏng axit tàn phá cơ thể nhanh là do nó phản ứng với protein trên cơ thể thông qua cơ chế đông vón protein mô và hút nước của tế bào, dân gian quen gọi là cháy axit. Mức độ phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, nếu càng lâu, hoại tử càng sâu và mức độ phục hồi khó khăn hơn.

Vì sao bỏng axit diễn ra nhanh và nguy hiểm ?

Một trong những tai nạn thương tâm là bị tạt axit đậm đặc vào người, thường là đầu và mặt, axit ở đâu thì phần đó bị ăn mòn và phá hủy, nếu vào mắt có thể bị mù, rất khó tái tạo.

Đặc tính nguy hiểm của của axit, nhất là dạng đậm đặc như axit sunfuric là háo nước. Khi tiếp xúc với cơ thể, chúng nhanh chóng hút nước, phá hủy hoàn toàn chất tiếp xúc protein. Bằng chứng những nạn nhân bị tấn công, tạt axit vào đầu tóc thường có khuôn mặt bị biến dạng, bị bịt kín lại như mắt mũi… Nếu bị tạt axit chính diện vào mặt, người bệnh có thể bị mù vĩnh viễn. Trường hợp uống trực tiếp phải hơi axit sẽ cảm thấy khó thở, phù nề, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Bị tạt axit phải sơ cứu như thế nào

Một số điều không nên làm đối với bỏng axit:

  • Không rửa mắt bằng cồn, dùng dung dịch xà phòng loãng nếu vết bỏng không nghiêm trọng..
  • Không cố gắng cởi phần quần áo dính với vết bỏng nặng, nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.
  • Không ngâm vết thương trong nước vì rất dễ bị nhiễm trùng, nên rửa sạch vết thương dưới dạng vòi nước sối nhẹ chứ đừng ngâm trực tiếp trong nước.
  • Không được sử dụng đá lạnh chườm lên vết thương, có thể làm tổn thương da và gây bỏng kép.
  • Không sử dụng khăn vải lau có tơ sợi, sợi có thể dính vào vết bỏng, gây đau đớn cho nạn nhân khi gỡ ra và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết thương.
  • Không nên sử dụng bơ, dầu, kem đánh răng kể cả xà phòng bôi lên vết bỏng.…

Bước 1: Sơ cứu bỏng axit: Tự bảo vệ mình khỏi vết bỏng bởi axit

Trước khi cấp cứu cho người khác, bạn phải chủ động bảo vệ mình để tránh hóa chất lây lan và làm bỏng chính bạn bằng cách mang găng tay, kính bảo hộ hoặc tạp dề nếu có. Đồng thời tránh để hở vùng cơ thể tiếp xúc với hóa chất.

Bước 2: Cách sơ cứu khi bị bỏng axit: Rửa sạch và làm dịu vùng bị bỏng

Bị tạt axit phải sơ cứu như thế nào

Khi bị axit dính vào da thì nên làm gì? Rửa dưới vòi nước lạnh ít nhất 20 phút cho đến khi có người đến giúp đỡ. Bạn nên chú ý không xịt trực tiếp bằng vòi nước mạnh, vì sẽ làm vết thương nặng hơn.

  • Không để nước lan đến các phần khác của cơ thể.
  • Trước khi rửa nước, bạn hãy cởi bỏ mọi trang sức kim loại trừ khi nó dính quá chặt vào cơ thể.
  • Sau khi làm dịu vết bỏng axit, bạn hãy đọc và làm theo hướng dẫn sơ cứu trên bao bì của hóa chất đó nếu có.
  • Không bôi thuốc mỡ, thuốc kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào bạn cho là sẽ trung hòa được vết bỏng nhằm tránh nguy cơ gây thêm phản ứng hóa học có hại cho bạn.

Bạn nên dùng bàn chải để lấy vôi khô ra khỏi da trước khi làm dịu bằng nước. Các nguyên tố kim loại cũng phản ứng tạo ra các chất độc hại khi tiếp xúc với nước, ví dụ như natri, kali, magiê, phốt pho, lithium, cesium và titan tetraclorua.

Bước 3: Sơ cứu bỏng do axit: Che khu vực bị bỏng lại

Bị tạt axit phải sơ cứu như thế nào

Bạn có thể dùng một miếng gạc vô trùng quấn quanh khu vực bị bỏng. Nếu không có gạc, bạn hãy dùng một miếng vải khô và sạch để tránh bụi bẩn làm ảnh hưởng đến vết thương.

Bước 4: Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất nếu bỏng nặng

Bạn nên lưu ý, đây chỉ là các bước sơ cứu cần thực hiện ngay lập tức. Bạn hãy nhanh chóng liên lạc với số điện thoại cấp cứu 115 hoặc nhờ ai đó đưa bạn đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Vì vết bỏng axit có thể khiến tình trạng bỏng ngày càng trầm trọng nên cần được xử lý đúng cách và kịp thời để ngăn ngừa các rủi ro về sau cho da!