Bí thư chí bộ trường đại học Cần Thơ ngay sau Khí tiếp Quản Viện đại học Cần Thơ

Nhiệm kỳ 2015-2020, Ban Chấp hành [BCH] Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ [ĐHCT] đã lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XI đạt những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế xây dựng Trường phát triển toàn diện. Hôm nay, 18-7-2020, Đảng bộ Trường ĐHCT tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025. Trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Thanh Phương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐHCT, cho biết:

Nhiệm kỳ qua, công tác đào tạo của Trường tiếp tục phát triển theo hướng mở rộng ngành nghề theo nhu cầu xã hội, đẩy mạnh đào tạo chất lượng cao và đào tạo quốc tế. Hiện nay, Trường ĐHCT đang đào tạo 99 ngành/chuyên ngành trình độ đại học. Quy mô đào tạo đại học hệ chính quy đến tháng 3-2020 là 32.057 sinh viên, tăng 10% so với đầu nhiệm kỳ. Liên kết đào tạo trong và ngoài nước được mở rộng, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu học tập của xã hội. Trường hiện có 49 ngành, 4 chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 20 chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm hằng năm đạt bình quân trên 90%. Theo công bố QS, “Bảng xếp hạng đại học theo lĩnh vực năm 2020”, Trường ĐHCT được xếp hạng Nhất tại Việt Nam và nhóm hạng 251-300 trên thế giới ở lĩnh vực nông nghiệp - lâm nghiệp.

Năng lực nghiên cứu khoa học và hiệu quả chuyển giao công nghệ được nâng cao. Giai đoạn 2015-2019, Trường thực hiện 1.389 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp [gồm 7 đề tài cấp nhà nước, 84 cấp bộ, 161 cấp địa phương và 1.131 đề tài cấp cơ sở] và nhiều đề tài hợp tác quốc tế quy mô lớn, tăng hơn 13% so với đầu nhiệm kỳ. Trường đã và đang phát triển các mối quan hệ với các địa phương, các doanh nghiệp, mở rộng hợp tác với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương vùng ĐBSCL và cả nước. Đặc biệt, qua các dự án hợp tác quốc tế, nhất là dự án ODA, đã thành lập được một số nhóm nghiên cứu liên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia.

Quan hệ hợp tác với các viện, trường và tổ chức trong và ngoài nước được mở rộng. Trong nhiệm kỳ, Trường đã cử 1.608 sinh viên đi trao đổi ở nước ngoài; tiếp nhận 3.037 sinh viên quốc tế đến trao đổi và học tập tại Trường, tăng 150% so với nhiệm kỳ trước; cử 349 viên chức của Trường đi đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Những năm qua, Trường đã đóng góp tích cực cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, đặc biệt chương trình Mekong 1000 đã gửi đi đào tạo 558 thạc sĩ, 66 tiến sĩ...

Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận kiểm định chất lượng Trường Đại học Cần Thơ. Ảnh: Trường ĐHCT cung cấp.

* Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Trường nhiệm kỳ qua đã đạt được những kết quả nổi bật nào, thưa đồng chí?

- Nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng Đảng luôn được BCH Đảng bộ Trường quan tâm thực hiện, hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và nâng cao chất lượng. Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và sinh viên được quan tâm; các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, thành phố được phổ biến kịp thời đến cán bộ, đảng viên và sinh viên. Đảng bộ Trường nghiêm túc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ được chú trọng. Trong nhiệm kỳ, có 20 cán bộ tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, cử 17 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị; 446 cán bộ được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh. Trong nhiệm kỳ đã kết nạp 784 đảng viên; hằng năm có hơn 50% tổ chức cơ sở đảng đạt hoàn thành tốt nhiệm vụ và 95% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt chỉ tiêu đề ra....

Khai mạc Đại hội Đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ

[CT]- Hôm nay, ngày 18-7-2020, Đại hội [ĐH] Đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, chính thức khai mạc.
Trong phiên họp trù bị hôm qua 17-7, ĐH đã bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu dự ĐH; báo cáo chương trình làm việc của ĐH, báo cáo quy chế làm việc của ĐH, quán triệt quy chế bầu cử trong Đảng; sắp xếp tổ thảo luận và phân công tổ trưởng, tổ phó, thư ký; hướng dẫn sinh hoạt của đại biểu…
Theo chương trình, ĐH Đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Cần Thơ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025, làm việc phiên chính thức trong ngày 18 và 19-7-2020 để đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết ĐH Đại biểu Đảng bộ Trường lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020; đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển Trường nhiệm kỳ 2020-2025; đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện ĐH đảng cấp trên. Đồng thời, ĐH bầu Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, Bí thư, Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu đoàn đại biểu dự ĐH Đại biểu Đảng bộ thành phố Cần Thơ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

THANH THY

* Nhiệm kỳ 2020-2025, BCH Đảng bộ Trường đã xác định mục tiêu, phương hướng như thế nào để đưa Trường phát triển toàn diện, thưa đồng chí?

- BCH Đảng bộ xác định mục tiêu là tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ làm nền tảng lãnh đạo Trường tiếp tục phát triển. Trường ĐHCT sẽ tiên phong đổi mới, sáng tạo trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của vùng và cả nước; năng lực đào tạo, nghiên cứu khoa học một số lĩnh vực thuộc nhóm các trường đại học hàng đầu khu vực châu Á và thế giới.

Trên cơ sở đó, Đảng bộ Trường xác định các phương hướng cần tập trung trong nhiệm kỳ là tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo và nâng cao năng lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể theo hướng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị. Thực hiện đổi mới quản trị theo hướng đại học thông minh [smart university]; tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực phù hợp và đồng bộ. Phấn đấu đưa Trường ĐHCT đạt thứ hạng trong nhóm 251-300 trường đại học châu Á được tổ chức Quacquarelli Symonds xếp hạng ở một số lĩnh vực. Trường có 30% ngành đào tạo trình độ đại học và 10% chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ đạt chuẩn chất lượng kiểm định...

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển các nhóm nghiên cứu đạt chuẩn mực quốc tế, phát triển sản phẩm khoa học và công nghệ, chú trọng các đề tài có tính liên kết nhiều lĩnh vực; đẩy mạnh công tác sở hữu trí tuệ và chất lượng xuất bản phẩm, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Tích cực mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước để tăng cường tiềm lực chuyên môn và tầm ảnh hưởng của Trường. Đặc biệt, đẩy mạnh đào tạo quốc tế, trao đổi sinh viên, giảng viên, thu hút nhà khoa học nước ngoài và hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu, đầu tư. Phấn đấu tự chủ về tài chính với chiến lược và kế hoạch tăng trưởng nguồn thu đạt 1.000 tỉ đồng vào năm 2025; cải thiện điều kiện làm việc, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Phát huy vai trò tiên phong trong giáo dục đại học của vùng ĐBSCL và cả nước...

* Để thực hiện mục tiêu, phương hướng đề ra, BCH Đảng bộ Trường nhiệm kỳ mới cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nào, thưa đồng chí?

- Trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Trường chủ động điều chỉnh và phát triển ngành/chuyên ngành đào tạo các bậc học tiếp cận chuẩn mực quốc tế, hiệu quả và thích ứng tốt với sự thay đổi cơ cấu ngành nghề, vị trí việc làm trong xã hội; tăng cường và chuẩn hóa hình thức đào tạo trực tuyến cho các bậc học; tiếp tục phát huy ưu thế của chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua hoạt động giao lưu quốc tế như trao đổi giảng viên, trao đổi người học; tăng cường hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước trong hoạt động đào tạo. Nâng cao năng lực nghiên cứu, xuất bản phẩm quốc tế, phát triển khoa học và công nghệ thành sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao. Giữ vững vai trò và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng ĐBSCL, là nhân tố động lực có ảnh hưởng quyết định cho sự phát triển giáo dục đại học của vùng.

Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, Đảng bộ Trường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng bộ; nâng cao chất lượng tổ chức đảng và đảng viên. Tiếp tục nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cấp ủy, cán bộ lãnh đạo các cấp, giảng viên và chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho tương lai. Tăng cường công tác bồi dưỡng và phát triển đảng viên cho viên chức, đặc biệt là trong công chức, viên chức, người lao động.     

* Xin cảm ơn đồng chí! Chúc Đại hội thành công tốt đẹp!l

NGỌC QUYÊN [thực hiện]

 

Việc 'giới thiệu' địa bàn ứng cử Quốc hội cho các lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có tân Thủ tướng Chính phủ trong cơ cấu tứ trụ, cho thấy đã có một số thay đổi nhất định trong tính toán của đảng CSVN, ý kiến giới quan sát từ Việt Nam nói với vinaconextrans.com.

Bạn đang xem: Bí thư chi bộ trường đại học cần thơ ngay sau khi tiếp quản viện đại học cần thơ là ai?

Bình luận về động thái này, từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói:

"Trước hết, về mặt tổng thể, tôi cho rằng các tín hiệu ở đây cho thấy đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và đều nằm trong tính toán của ban lãnh đạo cấp cao củng đảng Cộng sản Việt Nam, tuy nhiên cũng đã có những thay đổi nhất định so với các nhiệm kỳ trước đây.

"Trên thực tế, lần này tân Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu về ứng cử tại Cần Thơ, điều hoàn toàn khác với bố trí ứng cử của hai người tiền nhiệm của ông, đó là ông Nguyễn Xuân Phúc và trước đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, là hai cựu Thủ tướng từng ứng cử ở Hải Phòng.

"Điều này cho thấy, sau Đại hội 13 dường như tất cả những gì có tính chất 'truyền thống', hay 'kế thừa', gần như đã thay đổi, đặc biệt liên quan các vị trí lãnh đạo chủ chốt của đảng, trong đó có Tứ trụ, đấy là chưa nói tới những nơi khác, trong đó liên quan các Bộ trưởng, trưởng ngành trong chính phủ."

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Khác với người tiền nhiệm là ông Nguyễn Xuân Phúc, tân Thủ tướng VN ông Phạm Minh Chính [phải] không ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Hải Phòng, mà được giới thiệu về Cần Thơ

Cũng hôm thứ Ba, nhà báo Võ Văn Tạo, người từng có nhiều năm làm việc trong ngành thương mại, công thương ở Việt Nam, nêu bình luận với vinaconextrans.com cho rằng bố trí ứng cử này tuy không phải lần đầu tiên xảy ra, nhưng cũng có thể coi là 'hơi hiếm':

"Tôi cho rằng việc người ta tráo chuyển địa phương ứng cử cho các quan chức cao cấp của đảng, nhà nước, đặc biệt trong Tứ trụ đã từng xảy ra, chứ không hoàn toàn bất thường, không phải cứ nhất thiết quê ở đâu thì về đó ứng cử, vị trí nào ở đâu lâu, thì nhiệm kỳ mới, nhân sự mới cứ tiếp tục.

"Lần này ông tân Thủ tướng Phạm Minh Chính không được 'bổ' về ứng cử ở Hải Phòng như hai ông tiền nhiệm, tuy không phải là điều gì quá mới về nguyên tắc, nhưng tín hiệu này cũng có thể là hơi hiếm nếu nói về đặc tính bầu cử ở Việt Nam.

"Đặc điểm của bầu cử ở Việt Nam có thể nói thẳng là hình thức, qua các vụ giới thiệu địa phương ứng cử này, thường các cử tri ở địa phương được địa phương và cấp trên gợi ý ra sao, họ cứ theo đó hoặc nhìn vào vai vế của những người được giới thiệu đó để bỏ phiếu sao cho những người được cơ cấu, bố trí kia được đậu mà thôi.

"Còn thực chất cử tri ở Việt Nam không thể biết và nắm được thực chất những vấn đề nội bộ của đảng, vấn đề bố trí nhân sự của đảng, càng không thể nói là người thường làm sao biết được đầy đủ về nhân thân, hay tài đức của ông nọ, bà kia được đảng giới thiệu.

"Chỉ có các ông, các bà ấy và tổ chức điều phối họ biết được một cách âm thầm, kín đáo về họ và các điều chuyển, bố trí bầu cử, nhân sự. Người dân làm sao có thể biết sự thực và thực chất vấn đề, khi báo chí ở Việt Nam là công cụ tuyên truyền.

Xem thêm: Thiên Sư Chung Quỳ Là Ai - Thiên Sư Chung Quỳ Chắc Không Ai

"Thành ra, đã hình thành thói quen trong người dân là nếu chính quyền địa phương và cấp trên, trung ương giới thiệu ai, mà đặc biệt là với vai vế to lớn, quan trọng của các 'ứng cử viên' được giới thiệu đó trong bộ máy đảng, nhà nước, thì lập tức bỏ phiếu cho người đó, cũng có một tỷ lệ nhưng rất nhỏ không trúng cử khi đã được giới thiệu, song cái đó là hy hữu, nhất là với Tứ trụ và đảng rất tự tin về thói quen này của dân."

Bình luận tiếp về việc tân Thủ tướng chính phủ Việt Nam được giới thiệu về Cần Thơ ứng cử Đại biểu Quốc hội, ông Phạm Quý Thọ nói với vinaconextrans.com:

Nguồn hình ảnh, AFP/Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Người dân chèo thuyền trong phiên chợ trên sông nước ở Cần Thơ, miền Tây Nam Bộ, thuộc Đồng Bằng Sông Cửu long, Việt Nam

"Nếu suy ra từ tính cách của tân Thủ tướng, ông Phạm Minh Chính đừng đã tỏ ra rất quyết liệt, quyết đoán khi ở tỉnh Quảng Ninh, sau đó ông cũng ghi dấu ấn ở ban Tổ chức Trung ương đảng trước khi trở thành Thủ tướng chính phủ, tôi cho rằng đó cũng là một hy vọng không chỉ về ngân sách, mà có thể có những dự án lớn hơn với địa phương hay với cấp kinh tế vùng.

"Tuy nhiên, đó là điều cần được theo dõi, còn bình thường như nhiều người thấy, khi có một vị lãnh đạo rất cao cấp, đây lại là ở cấp Tứ Trụ, về ứng cử ở địa phương, tiếp xúc gần gũi hơn với một địa phương, thì thường thường người ta kỳ vọng nó có thể kéo theo, hay là cơ hội đem lại một lợi ích hay một sự thay đổi nào đấy cho địa phương, hay vùng miền nào đó.

"Vì vậy, tôi cũng như nhiều nhà quan sát khác hy vọng rằng thủ phủ miền Tây là Cần Thơ, trước tiên, sẽ được thay đổi khi tân Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Đại biểu, đại diện cho các cử tri của tỉnh này, với Cần Thơ là một tỉnh có vai trò trọng yếu về kinh tế, cũng như về giao thông, cửa ngõ của miền Tây nói riêng và của đồng bằng Sông Cửu Long nói chung."

Vẫn theo báo chí, truyền thông nhà nước, 205 quan chức cấp cao của nhà nước và đảng CSVN đã được 'Trung ương giới thiệu' về các địa phương, trong đó liên quan tới miền Nam, một số bố trí của đảng như sau:

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử ở TP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ứng cử ở An Giang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đảng Nguyễn Trọng Nghĩa về Tây Ninh.

Phó Chủ tich thường trực Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn về Hậu Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh về Bà Rịa - Vũng Tàu.

Bộ trưởng Y tế Nguyên Thanh Long về Vĩnh Long, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long về Kiên Giang, Trưởng Ban Dân nguyện Quốc hội Dương Thanh Bình về Cà Mau..., bên cạnh việc Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử ở Cần Thơ.

"Tôi xin nhấn mạnh rằng ở Việt Nam, bầu cử chỉ là hình thức thôi, nhiều người dân đã nói thẳng đó là giả vờ bầu thôi, còn đảng chọn ai thì đã chọn xong từ lâu rồi.

Nguồn hình ảnh, Getty Images


Chụp lại hình ảnh,

Có ý kiến cho rằng miền Nam Việt Nam đóng góp nhiều cho kinh tế, công thương của đất nước, nhưng lại chưa được đầu tư cho hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội tương xứng

"Do đó, ông hay bà nào dù là Thủ tướng, hay Chủ tịch Quốc hội, hay ở các vị trí lãnh đạo cao cấp nào khác trong bộ máy của đảng, nhà nước ở Việt Nam, được bố trí về địa phương nào trước kỳ gọi là bầu cử Quốc hội, thì trước hết nó có ý nghĩa hợp thức hóa, thủ tục hóa như các bước để xác lập, bố trí quyền lực, bộ máy, nhân sự, còn nó không hoàn toàn quyết định là ai về địa phương nào thì sẽ có thể tạo ra sự thay đổi, ưu ái trực tiếp và ngay lập tức hiệu lực cho địa phương đó.

"Tuy nhiên, là người dân, nhất là ở các địa phương, vùng miền lâu nay có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội, công thương, công nông nghiệp cho đất nước, như là ở Cần Thơ hay TP. Hồ Chí Minh, miền Nam nói chung, đều hy vọng là các quan chức được đảng cử về các địa phương này nhận thức được đúng vai trò, đóng góp, cũng như hiểu thấu nhu cầu, khó khăn... của các nơi ấy.

"Và qua đó có những tư vấn với nhà nước, hỗ trợ đúng mức cho phát triển, tạo ra những thay đổi chính sách phù hợp ở đấy, mà một ví dụ là nhiều địa phương ở miền Đông, miền Tây, nam Bộ của Việt Nam được cho là đã đóng góp rất nhiều, nhưng đầu tư trở lại và ngân sách được giữ lại lại rất hạn chế, do đó cơ sở hạ tầng không được phát triển, duy tu đúng tầm, tương xứng, gây hạn chế, ức chế cho những nơi mà thực sự đang tạo ra động lực hết sức quan trọng về kinh tế, thương mại cho cả nước."

Hôm thứ Ba, vẫn theo báo chí Việt Nam, ngoài Thủ tướng Phạm Minh Chính được giới thiệu ứng cử Quốc hội tại Cần Thơ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về TP. Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu về Hà Nội, trong khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ được giới thiệu về ứng cử tại Hải Phòng.

 

Chủ Đề