Biên độ phá giá là gì năm 2024

Tốc độ hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng tăng nhanh, bán phá giá và chống bán phá giá đã được nhiều doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà khoa học... quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc những vấn đề cơ bản về chống bán phá giá, tình hình bán phá giá hiện nay.

I. Bán phá giá được hiểu như thế nào trên thế giới?

Phá giá nghĩa là sản phẩm được đưa ra bán ở một nước với mức giá thấp hơn giá thông thường của nó và sản phẩm được xem là bán phá giá, nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn giá của sản phẩm tương tự được tiêu thụ trên thị trường nội địa trong điều kiện buôn bán thông thường.

Theo đó, một công ty nước ngoài bị khiếu nại bán phá giá hàng xuất khẩu vào một quốc gia nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá bán hàng hoá đó ở thị trường nội địa. Hai là, giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất. Ba là, giá xuất khẩu thấp hơn giá của hàng hoá đó vào thị trường một nước khác.

Biên độ phá giá là gì năm 2024

1. Chống bán phá giá là gì?

Chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thường được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.

Theo Khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2. Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu (tính trên giá xuất khẩu.

Công thức “Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu

Trong đó:

Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này)

Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).

3. Ví dụ về bán phá giá

Đường được doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá 123,54$/ tấn. Trong khi đó, ở Trung Quốc, doanh nghiệp này bán đường mía và các sản phẩm tương tự với giá 1000 nhân dân tệ/ tấn tương đương 154,43 US $ (trong điều kiện thương mại thông thường). Như vậy, doanh nghiệp nêu trên đã có hành vi bán phá giá.

4. Các vụ kiện bán phá giá lớn tại Việt Nam

Ngày 28/6/2002, Hoa Kỳ (CFA) đã nộp đơn lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế (ITC) cho là đã có việc bán phá giá một số loại Hiệp hội các nhà chế biến cá nheo cá phi lê đông lạnh nhập khẩu của Việt Nam và việc bán phá giá này đã gây thiệt hại vật chất lớn và đe dọa gây thiệt hại vật chất lớn cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Trên cơ sở đó thì DOC và ITC đã chấp nhận đơn kiện để tiến hành điều tra và ra quyết định cuối cùng

Biên độ phá giá là gì năm 2024

II. Nguyên nhân bán phá giá

Nguyên nhân chính là vì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước xuất khẩu nhằm chiếm lấy thị trường tăng thu lợi nhuận. Do đó, nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa, các nước thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân làm nảy sinh vụ kiện chống bán phá giá từ thực tế.

III. Trường hợp bán phá giá có bị phạt không?

Hành vi bán phá giá có thể được coi là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. Tùy vào trường hợp mà sẽ có chế tài cụ thể khác nhau căn cứ tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

IV. Phương pháp xác định giá thông thường, giá xuất khẩu trong điều tra vụ việc chống bán phá giá được quy định như thế nào?

Phương pháp xác định giá thông thường và giá xuất khẩu trong điều tra vụ việc được quy định như sau:

1. Phương pháp xác định giá thông thường

- Trường hợp hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng đáng kể, giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường

Trong trường hợp không có hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu hoặc trong trường hợp việc bán trong nước đó không cho phép việc so sánh hợp lý do điều kiện đặc biệt của thị trường đó hoặc do hàng hóa tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu với khối lượng, số lượng không đáng kể thì giá thông thường được xác định theo quy định của pháp luật.

2. Phương pháp xác định giá xuất khẩu

Giá xuất khẩu là giá bán của hàng hóa bị điều tra được xuất khẩu sang Việt Nam dựa trên các chứng từ giao dịch hợp pháp. Trong trường hợp không có giá xuất khẩu hoặc có chứng cứ cho thấy giá xuất khẩu không đáng tin cậy, Cơ quan điều tra xác định giá xuất khẩu theo một trong các cách sau đây:

- Giá xuất khẩu được xây dựng dựa trên giá bán lại cho khách hàng độc lập đầu tiên. Khách hàng độc lập đầu tiên được hiểu là khách hàng không có mối quan hệ với nhà sản xuất, xuất khẩu có liên quan.

- Giá xuất khẩu được xây dựng trên các cơ sở hợp lý khác.

V. Giải đáp các thắc mắc về bán phá giá

1. Có được giới hạn phạm vi điều tra bán phá giá khi đối tượng phải thực hiện điều tra quá lớn hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định về việc giới hạn phạm vị điều tra bán phá giá thì trong trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn thì cơ quan điều tra có thể thực hiện giới hạn phạm vi điều tra của mình.

2. Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá?

Trường hợp biên độ bán phá giá lớn hơn 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá có thể được xem xét áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, với biên độ bán phá giá sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định trên.

.jpeg)

3. Khi phát hiện hành vi bán phá giá cần làm gì?

Với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành về chống bán phá giá, các ngành sản xuất của Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng việc khởi kiện yêu cầu áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để đối phó với hiện tượng hàng hóa nước ngoài nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam gây thiệt hại.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng liên quan đến việc bán phá giá theo quy định của pháp luật hiện hành. NPLaw với đội ngũ luật sư và cộng sự nhiều kinh nghiệm sẽ giúp Quý khách trong thời gian ngắn nhất đồng thời luôn hỗ trợ giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh.

Biên độ bán phá giá được tính như thế nào?

Biên độ phá giá = (giá trị thông thường - giá xuất khẩu) /giá xuất khẩu.

Bán phá giá là gì ví dụ?

Từ đó, có thể thấy bán phá giá được xem là hành vi xuất khẩu một loại hàng hóa, sản phẩm sang nước khác với mức giá cao hơn giá của sản phẩm tương tự được bán ở quốc gia xuất khẩu. Ví dụ: Đường mía được doanh nghiệp Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ với giá 123,54$/ tấn.

Tại sao lại có hiện tượng bán phá giá?

Nguyên nhân bán phá giá Nguyên nhân chính là vì hành vi bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nước xuất khẩu nhằm chiếm lấy thị trường tăng thu lợi nhuận. Do đó, nhằm bảo vệ ngành sản xuất nội địa, các nước thực hiện các vụ kiện chống bán phá giá.

Bán phá giá bị phạt bao nhiêu?

Theo đó, tổ chức có hành vi bán phá giá nhằm loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó thì bị phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng.