Biến phí trực tiếp là gì

Cùng Vnbiz tìm hiểu khái niệm biến phí là gì trong bài viết này nhé

Biến phí là gì?

Chi phí khả biến [Biến phí  Variable cost] hay còn gọi là chi phí biến đổi, là những khoản mục chi phí mà tỷ lệ của nó trong tổng chi phí sản xuất ra một sản phẩm/dịch vụ sẽ thay đổi khi sản lượng thay đổi. Biến phí cùng với định phí [chi phí cố định] tạo thành tổng chi phí của doanh nghiệp.

Biến phí thường là các khoản chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất hay thực hiện dịch vụ, giá vốn của hàng hóa mua vào để bán lại, chi phí bao bì đóng gói ban đầu, hoa hồng bán hàng, chi phí điện thoại, nước.

Tổng chi phí này thay đổi, và tỉ lệ thuận với sự biến động về mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động, khi không có hoạt động nào thì biến phí bằng 0.

Các loại biến phí

Xét về tính chất hoạt động, biến phí được chia thành hai loại gồm biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc.

Biến phí tỷ lệ

Biến phí tỷ lệ là các biến phí mà sự biến động của chúng thực sự hoàn toàn tỷ lệ thuận với biến động của mức độ hoạt động như. Biến phí tỷ lệ thường là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng, bao bì sản phẩm

Xét về mặt toán học, biến phí được tính theo công thức sau: Y = b.X

Trong đó:

  • Y: tổng biến phí
  • b: biến phí trên một đơn vị hoạt động
  • X: mức độ hoạt động

Như vậy, để kiểm soát tốt tỉ lệ biến phí, nhà quản trị không chỉ cần kiểm soát tổng số mà còn phải phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động định mức biến phí.

Biến phí cấp bậc

Biến phí cấp bậc là các biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn, phạm vi nhất định.Biến phí cấp bậc như: chi phí lương thợ bảo trì, chi phí điện năng, những chi phí này thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của máy móc thiết bị tăng giảm đến một giới hạn nhất định.

Như vậy, biến phí cấp bậc có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi, cho phép chi phí thay đổi để tương ứng với mức độ hoạt động mới. Bên cạnh đó, những chi phí này cũng thay đổi phù hợp với mức độ hoạt động quy mô sản xuất, máy móc thiết bị

Ví dụ về biến phí cấp bậc:

Trung bình doanh nghiệp của bạn cần 5 nhân viên kiểm tra chất lượng cho một chuyền sản xuất với mức lương là 6 triệu đồng/ tháng. Nếu công ty mở rộng quy mô sản xuất thêm 1 chuyền thì sẽ phải cần đến 10 nhân viên kiểm tra. Như vậy, chi phí thuê sẽ là 10*6= 60 triệu đồng. Nếu công ty mở thêm 2, 3 chuyển sản xuất thì số lượng nhân viên và chi phí sẽ tiếp tục tăng lên.

Đây gọi là chi phí cấp bậc của công ty, chi phí này tăng lên khi mức độ hoạt động vượt quá quy mô 1 chuyền/ 5 nhân viên.

Video liên quan

Chủ Đề