Biểu tượng của nước pháp là gì năm 2024

Mỗi khi nhắc đến nước Pháp, chúng ta lại nghĩ ngay đến những hình ảnh đã trở thành biểu tượng của nước Pháp : bánh mì baguette, rượu vang, hoàng đế Napoléon, … và phổ biến nhất là gà trống Gaulois [Gô loa]. Hôm nay, Du lịch văn hóa Paris sẽ giới thiệu một biểu tượng tưởng chừng như là nổi tiếng nhất của nước Pháp trên toàn thế giới và được sử dụng trong rất nhiều những lĩnh vực khác nhau. Vậy biểu tượng con gà trống đến từ đâu?

Photo : ©️pariszigzag

Một biệt danh do người La Mã đặt cho người Gaulois [Gô loa]

Một trong những cách giải thích cho nguồn gốc của biểu tượng này là hình tượng con gà đã có từ thời Cổ Đại mặc dù nó không phải là một biểu tượng quan trọng của thời đó : xuất hiện trên một vài đồng tiền, không nghi ngờ gì nữa con gà trống là biểu tượng của một vài bộ tộc trong số nhiều bộ tộc sống trên vùng đất thuộc nước Pháp ngày nay ; và biểu tượng con gà xuất hiện thường xuyên hơn những biểu tượng khác. Khi xâm lược vùng đất này vào thế kỉ I trước công nguyên, người La Mã đã đặt tên cho dân cư của xứ này là Gaulois [tiếng Latinh là Gallus] và vùng lãnh thổ mà nước Pháp chiếm phần lớn là Gaule [Gô lơ] [tiếng Latinh là Gallia]. Đây là một trò chơi chữ đồng âm vì Gallus cũng có nghĩa là « con gà trống » trong tiếng Latinh.

Một ngàn năm sau, con gà trống lại nổi lên như là biểu tượng của hoàng gia : vào thời Phục Hưng, nó bắt đầu xuất hiện trên các biểu tượng chính thức của các vị vua Pháp đến từ các dòng tộc Valois và Bourbon. Tuy nhiên, gà trống vẫn là một biểu tượng thứ yếu, so với con đại bàng hay nhất là hoa Huệ tây [biểu tượng chính thức của vương triều Capétien] và chỉ xuất hiện vài lần trong các thế kỉ tiếp theo.

Một biểu tượng thứ yếu cho đến thế kỉ XX :

Trong thời Cách Mạng Pháp [1789 – 1799] nó hay được người dân và dân lao động sử dụng như một hình mẫu : gà trống tượng trưng cho công việc, với hình ảnh một người nông dân thức dậy từ lúc gà gáy để bắt đầu một ngày lao động dài nặng nhọc, nhưng cũng là sự cảnh giác vì gà trống nổi tiếng là dễ bị đánh thức chỉ bởi tiếng động nhỏ.

Biến mất vào thời Napoléon I [1804 – 1814], rồi lại nhanh chóng hiện ra vào năm 1830, gà trống lại được đặt lên hàng đầu vì mục đích cao đẹp trong Thế Chiến I và vì một lí do rất rõ ràng : trong cuộc tuyên truyền chính thức của nước Pháp cho chiến tranh, rõ ràng phải chọn một con vật có thể đối đầu với con đại bàng Đức – biểu tượng của đế quốc Đức từ nhiều thế kỉ nay. Như vậy gà trống Gaulois đã hiện hữu từ lâu trong tư tưởng của người Pháp đã được chọn để thể hiện một nước Pháp thắng lợi trước con đại bàng Đức. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, gà trống Pháp và đại bàng Đức giao chiến dữ dội trên bức tường của cả hai quốc gia.

Ngày nay, con gà trống Gaulois vẫn không phải là biểu tượng chính thức nước Pháp mà trở thành biểu tượng của thể thao và được in trên áo của đội tuyển bóng đá quốc gia. Mặc dù vẫn là một biểu tượng thứ yếu, nhưng gà trống Gaulois lại xuất hiện khắp nơi trên các công trình kiến trúc lịch sử ở Paris. Các bạn hãy cùng Du lịch văn hóa Paris tìm kiếm biểu tượng này qua các buổi tham quan thủ đô nhé. Biểu tượng chính thức của nền Cộng Hòa Pháp ngày nay là nàng Marianne luôn xuất hiện trên các văn bản chính thức của quốc gia này. Hẹn gặp lại các bạn trong những kì tiếp theo, chúng tôi sẽ giải thích thêm về biểu tượng nàng Marianne!

Tháp Eiffel – Tòa tháp không chỉ là biểu tượng của Paris mà còn của cả nước Pháp, một trong những công trình nổi tiếng nhất thế giới. Được hoàn thành xây dựng vào năm 1889, tòa tháp này nhanh chóng trở thành một trong những công trình kiến trúc bằng thép thu hút sự chú ý của đông đảo Du Khách tham quan khi đến với Paris. Trong bài viết dưới đây, cùng EuroTravel tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật về kiến trúc của tháp Eiffel, cũng như hành trình tham quan cụ thể tòa tháp nổi tiếng này.

Tháp Eiffel – Biểu tượng văn hoá của nước Pháp

1. Đôi nét về tháp Eiffel

Tháp Eiffel là một công trình kiến trúc nổi tiếng làm bằng thép, nằm ở tại công viên Champ-de-Mars tại , Pháp. Tòa tháp này được xây dựng từ năm 1884 để kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tư sản Pháp. Với thời gian thi công lên đến 26,5 tháng, tòa tháp hoàn thiện vào năm 1889 và được kỳ vọng sẽ trở thành “cái đinh của triển lãm thế giới” vào năm 1889 tại Paris.

Thông tin về Tháp Eiffel [tiếng Pháp Tour Eiffel] Ngày khởi công 28 tháng 1 năm 1887 Ngày hoàn thành 31 tháng 3 năm 1889 Chiều cao 300 mét [984 ft] Kiến trúc sư Stephen Sauvestre Địa điểm Champ de Mars, 5 Av. Anatole France, 75007 Paris, Pháp Tọa độ 48°51′30″B 2°17′40″Đ

Tháp Eiffel không chỉ được xây dựng lên để kỷ niệm, mà thông qua kiến trúc này người Pháp còn muốn khẳng định mình là một cường quốc công nghiệp trên thế giới, đồng thời thể hiện sự tiên phong, đi đầu của ngành kiến trúc Pháp trong việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng như sắt, thép, gang…

Tháp Eiffel – Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất nước Pháp

Chi phí xây dựng tháp Eiffel lên đến hơn 800 ngàn franc, nên về tổng thể lẫn chi tiết của tòa tháp này đều được đánh giá vô cùng tinh tế, chính xác và tỉ mỉ. Không có bất cứ thương vong nào xảy ra trong hơn 2 năm xây dựng tháp, tất cả các chi tiết, lỗ khoan đều vừa vặn. Do đó, thật không ngoa khi tháp Eiffel luôn được xem là một kỳ tích vĩ đại trong lịch sử xây dựng và kiến trúc thế giới.

Tháp Eiffel được chỉ định là di tích lịch sử vào năm 1964 và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới [“Paris, Banks of the Seine”] vào năm 1991.

Thực tế, tháp Eiffel không phải là tác phẩm của Gustave Eiffel, mà được thiết kế dưới bàn tay của hai kỹ sư cao cấp Maurice Koechlin và Emile Nouguier. Sau khi bản thiết kế của kiến trúc sư trưởng Stephen Sauvestre được Gustave Eiffel đồng ý, Quyền xây dựng tòa tháp này đã được đăng ký dưới 3 cái tên, bao gồm Eiffel, Koechlin và Nouguier. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó Gustave Eiffel đã mua lại quyền xây dựng từ 2 kỹ sư này để được nắm độc quyền tòa tháp trong tương lai.

Đôi nét về tháp Eiffel tại Paris nước Pháp

2. Kiến trúc của tháp Eiffel

Tháp Eiffel của nước Pháp có chiều cao nguyên bản của tháp Eiffel là 300m. Sau này có thêm cột ăng-ten trên đỉnh nên ngọn tháp đã đạt đến chiều cao 325m, tương đương với một tòa nhà cao 100 tầng. Thân tháp được làm hoàn toàn từ chất liệu thép, với trọng lượng lên đến 9000 tấn và có tổng tất cả hơn 12000 chi tiết hàn nối bằng kim loại. Bởi lý do này mà tháp Eiffel có hiện tượng giãn nở nhiệt, dẫn đến sự chênh lệch chiều cao trong mùa đông và mùa hè. Vào mùa hè, tháp Eiffel sẽ cao hơn khoảng 17cm, và giảm xuống từ 10-20cm vào mùa đông.

Tháp Eiffel được làm hoàn toàn bằng chất liệu thép

Tòa tháp có tổng cộng 3 đài quan sát ở trên, giữa và dưới, sức chứa lên đến 10000 người cùng lúc.

  • Thang máy được bố trí từ mặt đất lên đến đỉnh tháp, hoặc mọi người cũng có thể đi thang bộ với tổng cộng 1710 bậc thang.
  • Đài quan sát ở tầng cao nhất cách mặt đất 276m và có diện tích là 350 mét vuông.
  • Đài quan sát ở tầng giữa cách mặt đất 115m.
    Tổng thể kiến trúc của tháp Eiffel

Đứng trên tháp Eiffel, Du Khách có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ thành phố Paris thu gọn trong tầm mắt.

Kiến trúc các tầng của tháp Eiffel
Hình ảnh Tháp Eiffel nhìn từ dưới lên
Chi tiết cấu trúc của tháp Eiffel

\>>> Xem thêm: Nước pháp nổi tiếng về cái gì

3. Hành trình khám phá tháp Eiffel

Tháp Eiffel có tổng cộng 3 tầng, mỗi tầng lại có nhiều dịch vụ khác nhau để Du Khách tham quan và thưởng thức. Cùng theo chân EuroTravel tìm hiểu ngay hành trình khám phá tháp Eiffel theo từng tầng một:

3.1 Tầng thứ nhất của tháp Eiffel

Ở tầng đầu tiên, cấu trúc bốn chân của tháp Eiffel sẽ tạo thành một hình vuông lớn với chiều cao 125m, theo đúng với đăng ký tại cuộc thi vào năm 1886. Tổng chiều cao lên đến 325m, được trang bị 116 ăng ten khác nhau. So với mặt nước biển, nền tháp Eiffel cao hơn khoảng 33,5m.

Quầy bán vé tham quan tháp Eiffel hiện nay đa số nằm ở chân tháp phía Bắc hoặc phía Tây, lượng tiêu thụ lên đến 2 tấn giấy vé. Thang máy lên trên được đặt ở chân tháp về phía Đông và Tây, thời gian đi là 8 phút một chuyến.

  • Tháp Eiffel cũng có một cầu thang bộ nằm ở chân tháp phía Đông, có tổng cộng là 1710 bậc để lên đến đỉnh, nhưng chỉ cho phép Du Khách lên tới tầng 3.
  • Chân tháp phía Nam cũng có một cầu thang máy, dành riêng cho các đối tượng là nhân viên và Du Khách lên nhà hàng Le Jules-Verne ở tầng 2.
    Bên trong tầng thứ nhất của tháp Eiffel

3.2 Tầng thứ 2 tháp Eiffel của Pháp

Tầng hai tháp Eiffel nằm ở độ cao 57m so với mặt nước biển, với diện tích khoảng 4200m², có hình vuông và sức chứa tối đa khoảng 3000 người.

Với thiết kế hành lang bao quanh toàn bộ tầng 2, Du Khách có thể thỏa sức ngắm nhìn toàn cảnh Paris bằng các kính viễn vọng. Ở mỗi kính cũng được trang bị thêm chỉ dẫn để Du Khách quan sát và biết thêm thông tin về các công trình trong thành phố. Mặt ngoài có ghi tên của 72 nhà khoa học nổi tiếng thế giới trong 2 thế kỷ XVIII và XIX.

Một nhà hàng không thể bỏ qua khi tham quan tầng 2 tháp Eiffel chính là Altitude 95. Từ đây, Du Khách có thể dễ dàng nhìn được toàn cảnh thành phố phía bên ngoài, hoặc quan sát cấu trúc bên trong của tháp. Altitude 95 có nghĩa là chiều cao 95m, tức độ cao thực tế của tầng 2 tháp Eiffel so với mực nước biển.

Ở tầng 2, Du Khách cũng có thể chiêm ngưỡng được những dấu vết của kiến trúc cổ xưa, tượng trưng cho lịch sử của ngọn tháp, chẳng hạn như những đoạn cầu thang xoáy ốc dẫn đến tận đỉnh, vốn là thiết kế nguyên bản của công trình. Sau này, vào năm 1986 các đoạn cầu thang xoáy ốc đã bị tháo bỏ để thực hiện một số cải tạo quan trọng. Cầu thang được cắt thành 22 phần, trong đó 21 phần đã được mang đi bán đấu giá cho các nhà sưu tập Hoa Kỳ.

Cấu trúc đặc biệt bậc nhất của tầng hai tòa tháp chính là đài quan sát ở đỉnh, dùng để ghi lại một số thông tin về ảnh hưởng của gió và độ giãn nở nhiệt. Thiết kế của Gustave Eiffel cho phép tòa tháp chịu được biên độ lên đến 70cm, nhưng trên thực tế chưa bao giờ chênh lệch đến mức độ này. Đỉnh điểm là đợt nắng nóng vào năm 1976, biên độ giãn nở nhiệt cũng chỉ đạt 18cm, và 13cm trong trận bão tháng 12 năm 1999 với sức gió 240km/giờ.

Vấn đề giãn nở nhiệt này cũng đã được khắc phục thêm vào năm 1982 bởi Pierre Affaticati và Simon Pierra, bằng cách gia cố khung tháp với các vật liệu kim loại.

Đài quan sát ở tầng thứ hai của tháp Eiffel

3.3 Tầng thứ 3 của tháp Eiffel

Tầng 3 của tháp có diện tích 1650 mét vuông, sức chứa khoảng 1600 người và ở độ cao 115m so với mặt đất, có hình vuông tương đối. Sàn tháp được thiết kế những ô kính để Du Khách dễ dàng nhìn được mặt đất phía dưới, xung quanh được bao bọc bằng lưới sắt để đảm bảo an toàn.

Nếu Du Khách muốn được ngắm nhìn toàn bộ Paris thì tầng 3 chắc chắn là nơi lý tưởng nhất. Độ cao 115m là tối ưu để quan sát được các công trình xung quanh. Nếu lên đến tầng 4, Du Khách sẽ khó quan sát được vì khoảng cách đến các công trình quá xa. Theo tính toán, vào ngày thời tiết quang đãng, tầm nhìn ở đây có thể lên đến 55km về hướng Nam, 60km về hướng Bắc, 65km về hướng Đông và 70km về hướng Tây.

Nhà hàng ẩm thực Le Jules-Verne chắc chắn là địa điểm không thể bỏ qua khi Du Khách lên đến tầng 3 của tháp Eiffel. Với 95 bàn ăn, đây là nhà hàng được xếp hạng 1 sao bởi Michelin và được Gault-Millau đánh giá 16/20. Thiết kế của nhà hàng mang xu hướng kín đáo với những tông màu trầm và nhiều tác phẩm điêu khắc bằng kim loại đã có từ những năm 1983. Thực khách đến đây cũng có thể ngắm nhìn quang cảnh Paris qua các ô cửa kính trong suốt.

Nhà hàng nằm ở độ cao 123m, có diện tích 500m2 và được lắp đặt thang máy riêng ở chân tháp. Nếu muốn thưởng thức ẩm thực tại đây, Du Khách sẽ phải đặt bàn trước một thời gian dài, khoảng 1 tháng cho bữa trưa và 3 tháng cho bữa tối.

Dùng bữa tại nhà hàng trên tầng 3 của tháp Eiffel

4. Những điều thú vị về tháp Eiffel

Dưới đây là một số thông tin thực tế về tháp Eiffel của Pháp mà rất nhiều Du Khách vẫn còn lầm tưởng:

  • Ngọn tháp không phải là tác phẩm của Gustave Eiffel: Thực tế, tháp Eiffel được thiết kế bởi 2 kỹ sư cao cấp là Maurice Koechlin và Emile Nouguier. Ban đầu, Gustave Eiffel không dành quá nhiều sự quan tâm cho công trình này, nhưng ông đã giới thiệu 2 vị kỹ sư trên cho Stephen Sauvestre – trưởng phòng kiến trúc trong công ty của mình. Sau khi Stephen Sauvestre chỉnh sửa lại bản thiết kế, Eiffel đã có thiết kế cuối cùng và quyết định mua bằng sáng chế ngọn tháp.
  • Những con số về tháp Eiffel: Được xây dựng bởi 300 công nhân, 18.038 mảnh sắt, 2.5 triệu đinh tán, cân nặng 10000 tấn và chiều cao 300m.
  • Tháp Eiffel được xây dựng để trở thành biểu tượng của khoa học: Eiffel đã nhận định, tháp Eiffel không chỉ là nghệ thuật kiến trúc hiện đại, mà nó còn là bức tranh phản ánh sự đi lên của thời đại khoa học và công nghiệp lúc bấy giờ. Vào lúc tòa tháp đang được xây dựng, công nghệ nhiếp ảnh cũng bắt đầu giai đoạn sơ khai, và rất nhiều khoảnh khắc của quá trình xây dựng đã được các nhiếp ảnh gia ghi lại.
  • Tháp Eiffel là ngọn tháp cao nhất thế giới: Tháp Eiffel vẫn luôn nắm giữ kỷ lục này cho đến khi bị soán ngôi bởi tòa tháp Chrysler của thành phố New York [318m] vào năm 1930.
  • Dân cư Paris ban đầu không thích tháp Eiffel: Ban đầu, tháp Eiffel bị coi là cái gai trong mắt dân chúng. Báo chí đã nhận được rất nhiều thư phản ánh về sự bực mình của người dân, cho rằng tòa tháp này không phù hợp với thành phố, rất nhiều minh tinh cũng tỏ ra ghét bỏ. Có một câu chuyện về tòa tháp này, kể rằng tiểu thuyết gia Guy de Maupassant đã nói ông không thích tháp Eiffel, nhưng vẫn lựa chọn ăn trưa hàng ngày tại cửa hàng bên trong ngọn tháp. Khi được hỏi lý do, ông đã nói rằng, đó là nơi duy nhất trong thành phố Paris để ông không phải nhìn thấy ngọn tháp [vì đang ở bên trong rồi].
  • Tòa tháp thay đổi độ cao theo mùa: Được làm từ chất liệu sắt luyện, ngọn tháp giãn nở vào mùa hè, chiều cao tăng thêm đến 17cm.
  • Trước đây tháp Eiffel được thiết kế để tồn tại chỉ trong 20 năm: Nhưng sau đó, quân đội và chính phủ Pháp đã khai thác thêm để nó có thể phục vụ cho ngành viễn thông và truyền thông vô tuyến. Thời gian tồn tại của tòa tháp kết thúc vào năm 1909, nhưng sau đó chính quyền của thành phố Paris đã quyết định giữ lại ngọn tháp này.
  • Tháp Eiffel đã tồn tại qua nhiều biến cố lịch sử: Trong Chiến tranh thế giới thứ 1, tháp Eiffel được sử dụng để truyền tín hiệu vô tuyến. Sang Thế chiến thứ 2, dây cáp thang máy lên tháp bị cắt nên Đức quốc xã không thể sử dụng được ngọn tháp này [sau khi quân Liên minh tiến vào thành phố thì hệ thống thang máy đã được khôi phục]. Thậm chí, tháp Eiffel vẫn tồn tại sau khi trải qua một trận cháy ở tầng trên cùng. Tính đến nay, tòa tháp này đã thu hút được 250 triệu lượt khách du lịch đổ về trên toàn thế giới.
  • Tháp Eiffel không phải chỉ sơn một màu duy nhất: Để tạo nên sự hài hoà, tòa tháp được sơn màu sẫm phía trên và sáng dần lên khi xuống dưới.
  • Công tác bảo vệ cho ngọn tháp: Mỗi năm, có khoảng 50-60 tấn sơn đã được sử dụng để bảo vệ ngọn tháp không bị gỉ.
  • Tháp Eiffel không chỉ là một địa điểm du lịch thuần tuý: Ngọn tháp này còn là trụ sở của rất nhiều bưu điện, tờ báo, phòng thí nghiệm, nhà hát… thậm chí là cả một sân trượt băng ở tầng 1.
  • Mang lại doanh thu có nhiều khách đến thăm nhất thế giới: Tháp Eiffel thu hút đến 7 triệu khách du lịch mỗi năm [trong đó có đến 75% là Du Khách từ các nước khác].
    Những điều chưa biết về tháp Eiffel

5. Hình ảnh thực tế Du Khách EuroTravel tham quan Tháp Eiffel

Hình ảnh Du Khách tham quan tháp Eiffel đoàn EuroTravel

Có thể thấy, tháp Eiffel sau nhiều biến cố lịch sử vẫn là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất Paris, địa điểm du lịch thu hút nhiều Du Khách nhất trên thế giới. Nếu Du Khách đang có ý định tham quan tháp Eiffel tại thành phố Paris, Pháp, hãy liên hệ ngay với EuroTravel để được trải nghiệm Tour du lịch hàng đầu Châu Âu, với nhiều dịch vụ cao cấp và thượng hạng nhất ở thời điểm hiện tại.

Chủ Đề