Bình bát là gì

Người ta thường sử dụng cây bình bát để làm thức uống giải nhiệt thế nhưng lại không biết tác dụng kỳ diệu của nó còn có thể chữa một số bệnh. Bài viết dưới đây là những tác dụng của cây bình bát mà Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp lại.

Trái bình bát có nhiều công dụng để chữa bệnh 

>>Click ngay: Mắc bệnh thuỷ đậu tắm lá gì nhanh khỏi? Để có thể nhanh chóng khỏi thủy đậu chỉ trong thời gian ngắn.

Sơ lược về cây bình bát

Bình bát còn được biết đến với các tên gọi như trái nê, trái na xiêm được trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Bình bát là loại cây gỗ, cao khoảng 3 – 5 m và có tán rất rộng. Loại cây này có thể sinh trưởng ở vùng ngập nước vừa phải.

Bình bát có dạng lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng, song trái chín thì có mùi thơm cực kì hấp dẫn. Cây bình bát thường dùng làm củi đốt và cháy khá nhanh.

Ở vùng nam bộ xưa, người dân thường đốn cây bình bát về ngâm cho bong lớp bỏ lớp ra ngoài rồi tiến hành lấy lớp da trong bện thành dây thắt võng đưa rất chắc chắn, dẻo dai.

Ngày nay, tại các vùng ven của thành phố Hồ chí minh cũng có khá nhiều cây bình bát như quận 12, Bình chánh, hóc môn. Trái bình bát có giá bán khá rẻ và khá dễ kiếm ở chợ. Nếu bạn là người tiết kiệm thì đây chính là loại trái cây tốt nhất dành cho bạn.

Mách bạn : Tìm hiểu về tác dụng của lá mật gấu trong chữa bệnh

Tác dụng của trái Bình bát cho sức khỏe

+ Theo y học cổ truyền thì trái bình bát khi chín có thể điều trị được bệnh khí hư và các vấn đề phụ khoa ở phụ nữ. Bên cạnh đó bệnh này cón chữa được các chứng thiếu máu, chữa bệnh tiêu chảy và giải nhiệt rất tốt. Tác dụng của bình bát cho sức khỏe

+ Theo công trình nghiên cứu trên tờ Diet Health Club thì trái bình bát có chứa một hàm lượng lớn vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm, vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực, vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm, giảm có thắt, giảm a xít tại các khớp xương.

+ Bình bát xanh có chứa nhiều vitamin, sấy khô, nghiền thành bột dùng chữa bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ.

Tác dụng của trái Bình bát cho sức khỏe

Nếu bạn khi thoảng bị những cơn đau bụng dưới hành hạ,
Tìm hiểu ngay: 
Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: Đau bụng dưới bên trái dấu hiệu bệnh gì để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.

+ Theo kinh nghiệm của dân gian thì vỏ cây giã nát đắp quanh nứu răng làm giảm đau nhức. Nước sắc vỏ cây bình bát được dùng như thức uống giải nhiệt.

+ Hột bình bát từ những trái già giã nhỏ, nấu với nước làm nước gội đầu, hoặc ngâm quần áo để trừ chấy, giận.

Bình bát tuy thơm và bổ dưỡng nhưng có khá nhiều hạt và phần nạc dính vào hạt rất chặt. Do đó ăn trái bình bát khá kì công. Bạn có thể dầm chung với đường cho thật kĩ rồi chắt lấy nước đặc pha với nước lạnh để ăn. Bạn nên cho thêm ít đá viên là thành thức uống giải khát lúc trưa hè.

Ngoài cách dầm đá đường đơn giản nói trên thì bạn còn có thể dùng bình để làm kem lạnh.

Cách làm khá kì công nhưng không quá khó. Hãy cho 75gr đường vào nồi nấu tan, bớt lửa để riu riu trong vòng 10 phút đến khi đường sệt thành siro, bắc xuống để nguội cho bình bát vào sau đó cho hốn hợp vào máy say sinh tố xay nhuyễn.

Tiếp theo đó, bạn đổ vào khuôn, cho vào tử đông khoảng hai tiếng đồng hồ là đã có một món kem rất thơm ngon bổ dưỡng.

Trái Bình Bát hay còn được gọi là Na Xiêm, xuất hiện ở nhiều vùng tại Việt Nam. Trái Bình Bát được dùng để làm thực phẩm, có vị hơi chát, hương thơm dịu ngọt. Trong Đông Y, trái Bình Bát được dùng như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh. Sử dụng trái Bình Bát có tác dụng gì cho sức khỏe? Chúng tôi mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về loại quả này nhé.

Trái Bình Bát xuất hiện nhiều ở nước ta

Mô tả dược liệu Bình Bát

Cây Bình Bát mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, đây là loại cây thân gỗ với tán lá rộng. Quả Bình Bát thường có hình giống quả tim, khi chín có màu vàng bóng đẹp mắt. Cây Bình Bát ra hoa vào khoảng tháng 5 – 6, đến tháng 8 là có thể thu hoạch quả.

Cây Bình Bát xuất hiện nhiều ở các vùng nhiệt đới

Bộ phận của cây Bình Bát có thể dùng làm dược liệu đó chính là: Quả, hạt, thân, lá và cả rễ cây.

Vì trái Bình Bát có hương thơm đặc trưng nên rất dễ thu hút côn trùng nhỏ. Để bảo quản Bình Bát cần tránh những nơi có nhiều côn trùng nhỏ. Đặc biệt, bạn nên bảo quản dược liệu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh độ ẩm để không làm hư hỏng dược liệu.

Cây Bình Bát được dùng như một vị thuốc chính trong nhiều bài thuốc

Toàn thân của cây Bình Bát có vị đắng và hơi chát, có chứa độc tố ở thân cây và hạt.

Tác dụng dược lý của cây Bình Bát bao gồm:

  • Theo Y Học hiện đại

Cây Bình Bát có tác dụng kháng nấm, kháng vi khuẩn và tham gia vào quá trình ức chế sự phát triển của một số loại vi sinh vật.

Tác dụng độc với tế bào, có nghĩa là dùng chiết xuất của vỏ và hạn Bình Bát có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự xuất hiện của các tế bào ung thư phổi, ung thư kết tràng, ung thư hầu mũi.

Cây Bình Bát có thể điều chế thành các loại thuốc tiêu diệt côn trùng, con ghẻ, chấy rận, ấu trùng.

  • Theo Y Học cổ truyền

Trong Y Học cổ truyền, các thầy thuốc dùng cây Bình Bát để kháng khuẩn, chống viêm và sát trùng.

Ngoài ra, Bình Bát còn được dùng để điều trị trầm cảm, lợi tiểu, nhuận tràng, an thần. Người ta còn sử dụng Bình Bát trong các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ bài tiết, làm mát cơ thể.

Những tác dụng của cây Bình Bát

Tất cả các bộ phận trên cây Bình Bát đều có vị chát và chứa thành phần chất độc nhẹ trong hạt, thân cây. Quả Bình Bát chín có thể ăn được, hương vị khá thơm ngon.

Trái Bình Bát xanh có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng, tẩy giun và hỗ trợ điều trị kiết lỵ. Trái Bình Bát xanh thái mỏng, phơi khô để sắc thuốc chữa sốt cao, nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy.

Hạt Bình Bát có chứa các thành phần hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, tuy nhiên hạt Bình Bát chứa ít độ nên phải cân nhắc trước khi dùng.

Hạt Bình Bát phơi khô, giã nhuyễn và sắc nước đặc để gội đầu sẽ loại bỏ được chấy rận. Hoặc có thể dùng loại nước sắc từ hạt bình bát này để làm thuốc trừ sâu hữu cơ, ngâm quần áo tránh rệp.

Những bài thuốc sử dụng Bình Bát

Tuy mọc hoang, nhưng trái bình bát chín dầm đường và bỏ thêm đá lạnh lại là món giải khát vị ngon, có mùi rất thơm, giàu dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngứa, mề đay

Bạn cần chuẩn bị 1 bó lá dừa khô, 1 vài nhánh cây bình bát tươi. Tất cả nguyên liệu cần được rửa sạch và để ráo nước.

Bạn cần đốt lá dừa khô để tạo thành lửa, đặt lá bình bát lên bên trên để tạo khói. Sau đó hơ những vị trí bị nổi mề đay qua khói cho đến khi đổ hết mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.

  • Hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi

Bạn dùng khoảng 20g thân vỏ cây Bình Bát thái thành lát mỏng, phơi khô và đem đun cùng 1,2 lít nước. Người bệnh nên uống hết nước trong ngày, tránh để qua ngày hôm sau.

Trên đây là những bài thuốc về cây Bình Bát mà chúng tôi muốn chia sẻ. Bạn có thể hỏi qua ý kiến bác sĩ, thầy thuốc trước khi dùng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đăng nhập

Chủ Đề