Bình nhưỡng ở đâu

Bình Nhưỡng là thành phố lớn nhất, thủ đô Triều Tiên. Bình Nhưỡng có dân số khoảng 3,2 triệu người. Thành phố nằm bên sông Taedong ở tây nam đất nước.

Bình Nhưỡng [평양, phát âm:[pʰjɔŋjaŋ]] là thủ đô và thành phố lớn nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Bình Nhưỡng nằm ở hai bên bờ sông Đại Đồng và theo kết quả điều tra năm 2008, dân số thành phố là 3.255.388 người. Thành phố được tách ra từ tỉnh Pyongan Nam vào năm 1946. Bình Nhưỡng được quản lý như một thành phố trực thuộc trung ương [chikhalsi, trực hạt thị] và tương đương với các tỉnh khác.

Lịch sửSửa đổi

Năm 1955, các nhà khảo cổ đã khai quật được những bằng chứng về một ngôi làng cổ đại gọi là Kŭmtan-ni ở khu vực Bình Nhưỡng từ các thời kỳ đồ gốm Trất Văn [Chŭlmun] và Vô Văn [Mumun]. Những người Bắc Triều Tiên liên hệ Bình Nhưỡng với "A Tư Đạt [Asadal]" [아사달; 신시], hay Vương Kiệm Thành [Wanggŏmsŏng] [왕검성; 王儉城], tức kinh đô đầu tiên [thế kỷ 2 TCN] của vương quốc Cổ Triều Tiên theo các sử sách Triều Tiên, đặc biệt là theo Tam quốc di sự [Samguk Yusa]. Nhiều sử gia Hàn Quốc tranh cãi về điều này, vì theo các sử sách Triều Tiên khác thì Asadal nằm quanh Liêu Hà ở phía tây Mãn Châu. Dù sao, Bình Nhưỡng đã là một điểm định cư lớn dưới thời Cổ Triều Tiên.

Do không tìm thấy các vết tích của thời kỳ Tây Hán ở khu vực xung quanh Bình Nhưỡng nên có khả năng khu vực quanh Bình Nhưỡng đã ly khai khỏi vương quốc Cổ Triều Tiên và thuộc về các vương quốc Triều Tiên khác khi Vệ Mãn Triều Tiên [một giai đoạn kéo dài nhất của Cổ Triều Tiên] sụp đổ sau chiến tranh Cổ Triều Tiên-Hán vào năm 108 TCN. Một số phát hiện khảo cổ học từ thời kỳ Hậu Đông Hán [25-220] tại khu vực Bình Nhưỡng dường như củng cố quan điểm cho rằng quân Hán về sau đã có những cuộc thâm nhập ngắn vào khu vực quanh Bình Nhưỡng.

Khu vực xung quanh Bình Nhưỡng được gọi là Nanglang [Lạc Lãng] vào giai đoạn sơ khởi của thời Tam Quốc Triều Tiên. Với vai trò là kinh đô của vương quốc Nanglang [낙랑국; 낙랑], Bình Nhưỡng vẫn giữa được vai trò là một tiền đồn thương mại và văn hóa quan trọng sau khi Lạc Lãng quận bị phá hủy trong cuộc chinh phục của Cao Câu Ly vào năm 313 SCN. Cao Câu Ly đã chuyển kinh đô của mình tới Bình Nhưỡng vào năm 427. Theo Christopher Beckwith, Bình Nhưỡng [Pyongyang] là cách đọc Hán-Triều của từ Piarna, nghĩa là "đất bằng".

Năm 676, Bình Nhưỡng rơi vào tay Tân La nhưng sau lại nằm trên vùng biên thùy giữa Tân La và Bột Hải, điều này kéo dài cho đến thời Cao Ly. Dưới thời Cao Ly, Bình Nhưỡng được gọi là Tây Kinh [서경; 西京; "Sŏgyŏng"], mặc dù nơi này chưa từng là kinh đô của vương quốc. Bình Nhưỡng trở thành đô phủ của Đạo Pyongan [Bình An đạo] dưới thời nhà Triều Tiên. Thành phố từng bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng vào năm 1592-1593 trong Chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên và bị quân Hậu Kim Mãn Châu chiếm đóng trong năm 1627. Năm 1890, thành phố có 40.000 cư dân. Đây là nơi đã diễn ra một trận đánh quan trọng trong chiến tranh Thanh-Nhật, điều này đã dẫn tới hủy diệt và suy giảm đáng kể dân số của thành phố. Sau đó, khi đạo Pyongan được chia thành đạo Pyongan Bắc và Pyongan Nam vào năm 1896, Bình Nhưỡng lại trở thành đô phủ của Pyongan Nam. Cuối thế kỷ 19, tàu buôn "General Sherman" của Hoa Kỳ đã ngược sông Đại Đồng đến Bình Nhưỡng và bị dân quân địa phương đốt cháy. Sau đó, triều đình Triều Tiên đã phải cho mở cửa Bình Nhưỡng và Nampho [Nam Phố], thành phố trở thành trung tâm thương mại và công nghiệp chủ yếu của miền bắc Triều Tiên. Dưới thời Nhật Bản cai trị, thành phố đã trở thành một trung tâm công nghiệp và được gọi với cái tên Heijō [Bình Thành] trong tiếng Nhật. Năm 1938, dân số Bình Nhưỡng đã đạt 235.000 người.

Năm 1945, quân đội Xô-viết tiến vào Bình Nhưỡng, thành phố trở thành thủ đô lâm thời của Ủy ban Nhân dân Bắc Triều Tiên. Trường Thương mại Bình Nhưỡng nằm bên đồi Mansudae, tòa nhà chính quyền tỉnh Pyongan Nam nằm ở phía sau. Tòa nhà chính quyền tỉnh là một trong các tòa nhà đẹp nhất Bình Nhưỡng. Lực lượng vũ trang Xô viết được giao quản lý tòa nhà để làm trụ sở còn Tòa thị chính được phân cho các quan chức Bắc Triều Tiên, trong khi trụ sở của đảng Cộng sản được phân về Nha Hải quan. Bình Nhưỡng trở thành thủ đô trên thực tế của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Vào thời điểm đó, chính quyền Bình Nhưỡng nhắm lấy mục tiêu giành lại thủ đô chính thức là Seoul. Bình Nhưỡng một lần nữa bị thiệt hại nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, từng bị lực lượng miền Nam chiếm đóng một cách nhanh chóng. Năm 1952, thành phố trở thành mục tiêu của các cuộc không kích bất ngờ có quy mô lớn nhất trong toàn bộ cuộc chiến, với 1.400 máy bay của liên quân Liên Hiệp Quốc. Sau chiến tranh, thành phố nhanh chóng được xây dựng lại với sự giúp đỡ của Liên Xô, các tòa nhà mới mang phong cách kiến trúc Stalin. Thành phố Bình Nhưỡng sau khi được xây dựng lại có đặc trưng là các công viên rộng lớn, các đại lộ và các chung cư cao tầng. Bình Nhưỡng trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và giao thông của Bắc Triều Tiên. Chỉ những công dân chọn lọc bao gồm những quan chức nhà nước và gia đình họ, những người có lý lịch trong sạch nhất và trung thành nhất với chế độ mới được phép cư trú tại Bình Nhưỡng. Việc cư trú tại Bình Nhưỡng là một đặc quyền. Năm 1962, thành phố có tổng dân số là 653.000 người. Dân số tăng lên 1,3 triệu năm 1978 và lên trên 3 triệu người vào năm 2007.

Sân bay quốc tế Sunan [IATA: FNJ, ICAO: ZKPY] là sân bay chính phục vụ Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên, các trung tâm thành phố 24 km. Hầu như khách đến Bình Nhưỡng đều từ sân bay quốc tế Thủ Đô Bắc Kinh trên hãng Air Kyoro.

Bắc Hàn phản ứng dữ dội việc Nam Hàn làm phim 'sỉ nhục'

Nguồn hình ảnh, CJ ENM

Chụp lại hình ảnh,

Hạ Cánh Nơi Anh kể về một cuộc tình liên Triều

Truyền thông Bắc Hàn phản ứng dữ dội trước việc phim ảnh gần đây của Nam Hàn thể hiện miền Bắc với hình ảnh 'xấu xí'.

Bình Nhưỡng coi đó là "sự khiêu khích tồi tệ".

Trang web Uriminzokkiri của Bắc Triều Tiên không nêu đích danh bộ phim nào, nhưng lời chỉ trích được miền Nam coi là nhắm tới loạt phim truyền hình mới nhất, Hạ Cánh Nơi Anh [Crash Landing on You] và bộ phim hành động chiếu rạp Đại Thảm Hoạ Núi Baekdu [Ashfall].

'Phim Ký sinh trùng cứu rỗi sự nhàm chán của giải Oscar'

Quảng cáo

Tại sao Bắc Hàn sợ 'The Interview'?

Nghệ thuật: vũ khí công hiệu của người biểu tình Hong Kong

"Gần đây, giới chức và các nhà sản xuất Hàn Quốc đã cho ra các phim ảnh, phim truyền hình bài xích, mang nội dung dối trá, thêu dệt, lố bịch và ô uế, khiến toàn bộ những nỗ lực của họ trở thành thứ tuyên truyền chiến lược," bài xã luận viết.

Bắc Hàn rất nhạy cảm trước bất kỳ chỉ trích nào nhằm vào mình.

Quan hệ của miền Bắc với miền Nam xấu đi trong năm ngoái, dẫu cho Bình Nhưỡng đã có những bước đi chưa từng có trong quan hệ ngoại giao quốc tế với Seoul và Washington trong năm 2018.

'Sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được'

Phim hành động Ashfall xoay quanh chuyện Núi Paektu - một núi lửa đang ngủ ở Bắc Hàn, nơi lưu giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa Triều Tiên ở cả hai miền - đột nhiên phun trào, gây các trận động đất trên bán đảo.

Theo kịch bản phim, cách duy nhất để chặn tình trạng hỗn loạn là đặt một trái bom hạt nhân vào sâu trong núi, bom sẽ nổ và làm chấm dứt các trận động đất.

Ý tưởng có kẻ đánh cắp vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để cho nổ tung núi thiêng này hẳn là không được Bình Nhưỡng hứng thú.

Phần kết - một chính phủ thống nhất giám sát việc tái thiết Bán đảo Triều Tiên - có lẽ cũng khiến miền Bắc thất vọng.

Ashfall cũng thể hiện cảnh một tòa nhà sụp đổ, nơi được coi là tổng hành dinh của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền tại Bình Nhưỡng, và có lẽ hình ảnh mang biểu tượng chính trị này là quá đà đối với miền Bắc.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn cưỡi bạch mã trong chuyến thăm đầy tính biểu tượng, tới Núi Paektu

Núi Paektu có vị trí đặc biệt trong bản sắc đất nước.

Đỉnh núi được coi là nơi thiêng liêng trong văn hóa dân gian Triều Tiên, và cũng là một phần trong các hoạt động tuyên huấn theo đó vinh danh gia đình họ Kim, những người được coi là mang "dòng máu Núi Paektu".

Hệ thống tuyên truyền của Bắc Hàn nói rằng "Lãnh đạo Kính yêu" Kim Chính Nhất, người qua đời năm 2011, đã chào đời trong một cabin trên núi.

Không phải là bất hợp lý khi cho rằng cốt truyện gây ra "sự sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được", bài báo viết.

"Đáng tiếc là phim đó và những người làm chương trình lại cho ra những thứ có tính sỉ nhục trong khi vứt bỏ đi tính chính trực, tôn nghiêm và lương tri của người nghệ sỹ, và bị che mờ mắt với việc kiếm tiền."

Nguồn hình ảnh, KOREA CENTRAL TELEVISION

Chụp lại hình ảnh,

Hình ảnh Núi Paektu được dùng làm phông nền của trường quay chính, xuất hiện hàng ngày trên truyền hình Bắc Hàn

Phim tình cảm vượt biên giới

Một sản phẩm khác có thể là mục tiêu tấn công là loạt phim truyền hình Hạ Cánh Nơi Anh, vừa trở thành phim tình cảm ăn khách mới nhất ở Nam Hàn.

'Hạ cánh nơi anh': Trốn khỏi Bắc Hàn lên phim miền Nam

Phim hoạt hình cũ của Nhật thống trị rạp phim TQ

Sức hấp dẫn của những bộ phim xem hoài không chán

Vì sao TQ ngừng chiếu Diên Hy Công Lược?

Bộ phim tình cảm lãng mạn kể câu chuyện về một cô gái, người thừa kế của một gia đình giàu có ở Nam Hàn, tình cờ đáp xuống Bắc Hàn khi chơi dù lượn.

Việc cô được một quân nhân Bắc Hàn cứu đã làm bùng lên cuộc tình với bối cảnh là hai miền Triều Tiên vẫn đang trong cảnh phân ly.

Loạt phim được ca ngợi về những nghiên cứu kỹ lưỡng và miêu tả sống động đời sống Bắc Hàn, do có một người đào tẩu Bắc Hàn cùng tham gia dựng kịch bản.

Nguồn hình ảnh, Kwak Moon-wan

Chụp lại hình ảnh,

Kwak Moon-wan - một người đào tẩu Bắc Hàn, đóng vai trò cố vấn của phim Hạ Cánh Nơi Anh

Một số người ở miền Nam cũng chỉ trích phim này là tán dương quốc gia hàng xóm cô độc quá mức khi coi đó như một nơi bình an, đáng sống. Thế nhưng khán giả miền Bắc lại có cái nhìn khác.

Bắc Hàn được miêu tả như một nước kém phát triển, nơi người dân sống trong tình trạng thường xuyên mất điện trong lúc giới tinh hoa được hưởng một cuộc sống đầy đặc quyền.

Bài xã luận trên Uriminzokkiri đặc biệt nhắm vào những người "biến sự phân chia bi thảm của Triều Tiên thành thứ tiêu khiển", và gọi đó là "những kẻ bủn xỉn, cặn bã, vô lương tâm".

Bài báo nói tới những hậu quả có thể xảy ra: "Chính phủ Nam Hàn và các nhà sản xuất sẽ phải trả giá cho việc làm ra những phim, những chương trình đó, vốn đầy sự bóp méo, hư cấu, sỉ nhục tình hình tươi đẹp của miền Bắc."

Đây đương nhiên không phải là lần đầu tiên Bắc Hàn cảm thấy bị xúc phạm trên màn ảnh.

Bình Nhưỡng hồi 2014 đã rất tức giận với bộ phim The Interview, trong đó nhân vật Kim Jong-un hư cấu được nhìn thấy trong tình trạng trần truồng trước khi chết.

Một vụ tin tặc nhắm vào Sony Pictures, hãng sản xuất bộ phim này, sau đó được quy trách nhiệm cho Bắc Hàn.

Tường thuật: Taejun Kang và Krassi Twigg

Video liên quan

Chủ Đề