Sốt thường kéo dài bao lâu

Sốt virus hay sốt siêu vi thường xảy ra ở trẻ em, trong một vài trường hợp người lớn cũng có thể mắc bệnh. Vậy sốt virus bao lâu thì khỏi và khi nào thì cần đến bệnh viện?

Để giải đáp câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi?", bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

1. Sốt virus là gì?

1.1. Sốt virus ở người lớn

Sốt siêu vi ở người lớn là tình trạng thường gặp mỗi khi thời tiết giao mùa do tình trạng nhiễm virus gây ra. Nhiễm virus xảy ra ở mọi bộ phận của cơ thể như ruột, phổi hoặc có thể là toàn bộ hệ hô hấp.

Sốt virus khiến cho các cơ quan có cảm giác luôn đau mỏi. Bệnh rất dễ lây lan, nhất là khi trong môi trường lao động phải tiếp xúc với nhiều người. Biểu hiện ban đầu của bệnh gồm: sốt cao trên 38,5 độ, cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơn sốt nặng hơn vào chiều và đêm,...

Sốt virus khiến các cơ quan luôn có cảm giác đau mỏi. [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

- Sốt virus lây qua đường nào?

- Sốt virus có nên truyền dịch không? 

1.2. Sốt virus ở trẻ em

Ở trẻ em, sốt virus là hiện tượng cơ nhiệt độ cơ thể cao hơn so với mức bình thường [37,5 đến 38 độ]. Trẻ em bị nhiễm các loại siêu virus khác nhau sẽ dẫn đến sốt, một số tác nhân điển hình là Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,... Trẻ em mắc bệnh nhiều nhất thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại, từ lạnh sang nóng.

Mặc dù hiểu về sốt virus như vậy nhưng có lẽ nhiều người không biết liệu sốt virus bao lâu thì khỏi và liệu có cần thiết phải đi bệnh viện không. Hãy cùng theo dõi tiếp nhé.

2. Sốt virus bao lâu thì khỏi?

2.1. Đối với người lớn

Về vấn đề "sốt virus bao lâu thì khỏi" thì đa số người lớn sẽ bị kéo dài thời gian hơn trẻ em. Thường thì người lớn sẽ chủ quan, không điều trị nghiêm túc vì nghĩ rằng nó chỉ là sốt thông thường. Cũng chính vì vậy họ vẫn đi làm bình thường, khiến bệnh lây lan nhanh hơn, ảnh hưởng đến rất nhiều người. Ngoài ra, chế độ ăn uống cùng nhiều yếu tố khách quan khác có thể khiến cơ thể suy sụp nhanh chóng.

Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" [đối với người lớn] là khoảng 5-7 ngày, cao nhất là 10 ngày, sốt cũng không quá nguy hiểm nếu được xử lý và chăm sóc tốt.

2.2. Đối với trẻ em

Ở trẻ em, với câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" thì câu trả lời là khoảng 7-10 ngày bé sẽ khỏe mạnh nếu được điều trị tích cực. Tuy nhiên cũng cần chú ý, không nên chủ quan vì sốt virus tiến triển rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

Sốt virus ở trẻ em thường kéo dài từ 7-10 ngày. [Ảnh: Internet]

3. Sốt virus có nên đi bệnh viện không?

Mặc dù bạn đã biết sốt virus bao lâu thì khỏi nhưng có lẽ bạn sẽ thắc mắc liệu có cần đi bệnh viện không?

Thực tế, sốt siêu vi nếu nhẹ thì có thể tự điều trị ở nhà bằng cách dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung vitamin C và cân bằng điện giải. Nếu như bệnh nặng hơn thì cần phải đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám, xét nghiệm kịp thời và điều trị đúng đắn, tránh những nguy hiểm.

Khi bị sốt, người bệnh cũng nên chú ý nghỉ ngơi, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, bổ sung nước và điện giải đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, nghỉ học, nghỉ làm nếu cần thiết. Nếu bạn nhận thấy những biểu hiện của bệnh thì nên xử lý ngay lập tức hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn, đừng chủ quan, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trả lời được câu hỏi "sốt virus bao lâu thì khỏi" để từ đó có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giúp bệnh chóng khỏi. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những lúc bệnh nguy hiểm, bạn cần phải gặp bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.

Người lớn đừng nên chủ quan với sốt virus, còn trẻ em, phụ huynh hãy chú ý quan tâm bé, để bé luôn khỏe mạnh. Có thể lúc đầu bệnh chưa quá nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng mà bạn không lường trước được. Nên hãy chú ý bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh nhé.

Phương pháp điều trị sốt virus hiệu quả

Lịch sử của bệnh nên bao gồm cường độ và thời gian sốt và phương pháp đo nhiệt độ. Cơn sốt rét run [nghiêm trọng, rung lắc, hai hàm răng đập vào nhau- không chỉ có cảm giác lạnh] cho thấy sốt do nhiễm trùng nhưng không đặc hiệu. Đau là một đầu mối quan trọng xác định vị trí nhiễm trùng; bệnh nhân nên được hỏi về đau ở tai, đầu, cổ, răng, cổ họng, ngực, bụng, sườn, trực tràng, cơ và khớp.

Các triệu chứng cục bộ khác bao gồm ngạt mũi và/hoặc chảy dịch, ho, tiêu chảy và các triệu chứng tiết niệu [tần số, mót tiểu, chứng khó tiểu]. Sự có mặt của phát ban [bao gồm cả tự nhiên, vị trí, và thời điểm bắt đầu có liên quan đến các triệu chứng khác] và hạch bạch huyết có thể giúp ích.

Nên xác định sự tiếp xúc với nguồn lây và chẩn đoán của họ.

Khám toàn thể giúp xác định các triệu chứng của bệnh mãn tính, bao gồm cơn sốt hồi quy, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân.

Tiền sử bệnh nên đặc biệt bao gồm những điều sau đây:

  • Các điều kiện được biết đến có xu hướng gây nhiễm [ví dụ như nhiễm HIV, tiểu đường, ung thư, ghép tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn van tim - đặc biệt nếu có van nhân tạo]

  • Các rối loạn khác có thể gây sốt [ví dụ, thấp khớp, SLE, gout, bệnh sarcoidosis, cường giáp, ung thư]

Hỏi về du lịch gần đây bao gồm địa điểm, thời gian kể từ khi trở về, địa phương [ví dụ ở nước láng giềng, chỉ ở các thành phố], tiêm chủng trước khi đi du lịch, và bất kỳ sử dụng thuốc chống sốt rét dự phòng [nếu cần].

Tất cả bệnh nhân cần được hỏi về các yếu tố phơi nhiễm. Các ví dụ bao gồm thực phẩm không an toàn [ví dụ như sữa và các sản phẩm sữa không được khử trùng, thịt sống hoặc chưa nấu chín, cá, động vật có vỏ] hoặc nước, côn trùng cắn, tiếp xúc động vật, tiếp xúc với nghề nghiệp hoặc thể thao dưới nước [ví dụ như săn bắn, đi bộ đường dài, thể thao dưới nước].

Cần lưu ý tới lịch sử tiêm vắc xin, đặc biệt là chống lại viêm gan A và B và chống lại các sinh vật gây viêm màng não, cúm, hoặc nhiễm khuẩn phế cầu.

Lịch sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các vấn đề sau:

  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh [ví dụ, corticosteroid, thuốc chống TNF, hóa trị liệu và thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế miễn dịch khác]

  • Sử dụng bất hợp pháp các loại thuốc tiêm [gây ra viêm nội tâm mạc, viêm gan, nhiễm trùng tắc mạch phổi, da và các mô mềm]

I. ĐẠI CƯƠNG:
Sốt kéo dài theo định nghĩa là sốt trên 38,3oC [nhiệt độ hậu môn] kéo dài hơn 3 tuần hoặc > 7 ngày sau nhập viện mà chưa tìm ra nguyên nhân.

II. NGUYÊN NHÂN:
1. Nhóm viêm nhiễm: – Vi khuẩn: nguyên nhân thường gặp gồm nhiễm trùng tiểu, viêm màng não, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, lao, thương hàn, Leptospira, Brucella, áp xe sâu. – Siêu vi: HIV, CMV, EBV, Parvovirus. – Ký sinh trùng: sốt rét, nấm.

2. Nhóm viêm không nhiễm:

– Bệnh hệ thống: thấp khớp, viêm khớp thiếu niên, bệnh Kawasaki, Lupus hệ thống, bệnh ruột viêm [bệnh Crohn], Sarcoidose. – Miễn dịch: hội chứng thực bào máu, bệnh Kikuchi – Fujimoto, suy giảm miễn dịch nguyên phát, hội chứng tăng IgE.

3. Ác tính: bạch huyết cấp, lymphoma, neuroblastoma


4. Khác: – Thuốc, tăng thân nhiệt do bệnh lý não…

– Không tìm được nguyên nhân.

III. CÔNG VIỆC CHẨN ĐOÁN:
1. Hỏi bệnh: – Sốt: thời gian sốt, đặc điểm của sốt, mức độ sốt, đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. – Triệu chứng đi kèm với sốt: ho, sụt cân, mệt mỏi, nhức đầu, nôn ói, tiêu chảy, đau khớp, tiểu khó, rối loạn tri giác. – Thuốc điều trị trước: kháng sinh, kháng sốt rét, corticoids. – Bệnh đi kèm: bệnh tim, khớp, lao, HIV. – Tình trạng chủng ngừa: chủng ngừa BCG. – Dịch tễ: sống hay với đi vào vùng sốt rét, thương hàn, tiếp xúc với nguồn lao.

2. Khám lâm sàng:

– Dấu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tri giác, phải lấy nhiệt độ hậu môn và theo dõi nhiệt độ ít nhất 4 giờ/lần. – Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc. – Thiếu máu, vàng da. – Hạch: vị trí, kích thước. – Da: mụn mủ, hồng ban, ban xuất huyết. – Dấu màng não, dấu hiệu thần kinh khu trú. – Tai mũi họng: viêm amygdale hốc mủ, viêm tai giữa, viêm mũi xoang. – Tim: âm thổi, tràn dịch màng tim, dấu hiệu suy tim. – Phổi: ran phổi, phế âm. – Bụng: gan, lách, hạch, khối u, dịch màng bụng. – Khớp: sưng, đau, hạn chế vận động, tìm điểm đau khu trú của xương dài gợi ý cốt tủy viêm hay bệnh ác tính.

3. Xét nghiệm: Thường các trường hợp sốt không rõ nguyên nhân sẽ cho xét nghiệm theo từng bước

3.1. Xét nghiệm thường quy [bước 1]: – Phết máu ngoại biên và tìm KST sốt rét. – Tìm kháng nguyên KST sốt rét. – CRP. – Cấy máu. – Tổng phân tích nước tiểu. – X-quang phổi ngay cả không có dấu hiệu hô hấp. – Siêu âm bụng khảo sát: gan, lách, đướng mật, hạch ổ bụng, thận, áp xe sâu. – Cấy nước tiểu ngay cả không có triệu chứng đường tiểu. 3.2. Xét nghiệm theo nguyên nhân gợi ý hoặc chưa tìm được nguyên nhân sốt [bước 2]: – Làm lại tổng phân tích tế bào máu, cấy máu. – Bilan lao: BK trong dịch dạ dày, PCR lao trong các dịch màng phổi, màng não [nghi lao]. – Phản ứng WIDAL, cấy phân [nghi thương hàn]. – Huyết thanh chẩn đoán siêu vi: Epstein-Barr virus, CMV, Mycoplasma [nghi các tác nhân siêu vi]. – Siêu âm tìm các nốt sùi [nghi viêm nội tâm mạc]. – Chọc dịch não tủy [nghi viêm màng não]. – Thử ANA, VS, yếu tố thấp, LE cells [nghi bệnh lý mô liên kết, miễn dịch]. – Tủy đồ [nghi bạch huyết cấp, hội chứng thực bào máu]. – Sinh thiết khối u hoặc hạch cổ [nghi lao hoặc ác tính]. – Chức năng gan, thận. – Thử HIV – Chụp cắt lớp vi tính ngực, bụng [nghi khối u, abces].

4. Chẩn đoán nguyên nhân:

CHẨN ĐOÁN

DẤU HIỆU [ngoài dấu hiệu sốt >7 ngày]

Viêm nội tâm mạc Tiền sử bệnh tim.

Xuất huyết kết mạc da, nốt Osler đầu ngón tay Siêu âm tim: nốt sùi ở van tim Cấy máu [+].

Nhiễm khuẩn huyết Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân.

Bạch cầu tăng đa số đa nhân, tăng CRP, cấy máu [+].

Thấp khớp Khớp lớn sưng đỏ đau di chuyển, viêm tim: Tăng VS, CRP, ASO [+].
Viêm khớp dạng thấp [bệnh Still] Sốt cao, viêm khớp nhỏ đối xứng không di chuyển, biến dạng khớp RF [+]
Lao phổi Tiếp xúc nguồn lao, không tiêm BCG.

Gầy ốm, sụt cân, ho kéo dài.

Thở nhanh, rút lõm ngực, ran nổ, hạch ngoại biên.

Gan lách to [+/-].

X-quang phổi: lao kê, thâm nhiễm phổi, hạch rốn phổi, tràn dịch màng phổi.

Bilan lao: [+].

Viêm màng não lao Tiếp xúc nguồn lao, không tiêm BCG.

Nhức đầu, nôn ói, dấu màng não, dấu thần kinh khu trú, hạch ngoại biên.

Dịch não tủy: màu vàng chanh, đạm tăng đường giảm, tăng bạch cầu đơn nhân.

X-quang phổi: lao kê, thâm nhiễm phổi, hạch rốn phổi X-quang phổi: lao phổi, hạch rốn phổi [+/-].

Bilan lao: [+].

Lao ruột Tiếp xúc nguồn lao, không tiêm BCG.

Đau bụng và tiêu chảy kéo dài hoặc tái phát, bụng chướng.

Siêu âm bụng: dày thành ruột vùng hồi manh tràng, có hạch ổ bụng, dịch ổ bụng.

X-quang phổi: lao phổi, hạch rốn phổi [+/-].

Bilan lao: [+].

Viêm màng não mủ Nhức đầu, nôn ói, thóp phồng, dấu màng não.

Dịch não tủy: đục, đạm tăng, đường giảm, tăng bạch cầu đa nhân, Latex [+], cấy vi khuẩn [+].

Sốt rét Sốt kèm lạnh run, lách to, thiếu máu, phết máu: ký sinh trùng sốt rét [+].
Viêm khớp mủ hoặc cốt tủy viêm Hạn chế cử động xương khớp do đau.

V khớp mủ: khớp sưng đỏ, siêu âm khớp có dịch, cấy vi khuẩn dịch khớp [+].

Cốt tủy viêm, sưng đau phía trên xương, tổn thương trên X -Quang xương.

Chọc khớp: dịch mủ, cấy vi khuẩn [+].

Nhiễm HIV Tiền sử cha mẹ HIV hoặc có yếu tố nguy cơ.

Sụt cân, suy dinh dưỡng.

Nhiễm khuẩn cơ hội: nấm miệng, tiêu chảy kéo dài.

Thiếu máu, gan lách to.

Xét nghiệm HIV [+].

Hội chứng thực bào máu Thiếu máu, gan lách to.

Giảm > 2 trong 3 dòng máu ngoại vi; tăng triglycerid, ferritin máu; tủy đồ: có thực bào máu.

Bạch huyết cấp Thiếu máu, gan lách to.

Phết máu: có hiện diện tế bào bạch cầu non.

Tủy đồ: tế bào bạch cầu non.

IV. ĐIỀU TRỊ:
1. Nguyên tắc điều trị: – Nhập viện để tích cực tìm nguyên nhân. – Điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân. – Không điều trị thường quy kháng sinh hoặc corticoids. – Điều trị triệu chứng.

2. Điều trị đặc hiệu:

– Nếu tìm được nguyên nhân sẽ điều trị theo nguyên nhân. – Nếu không tìm được nguyên nhân và kèm theo tình trạng bệnh nhân nặng sẽ điều trị theo kinh nghiệm. 2.1. Kháng sinh: Chỉ định khi – Có ổ nhiễm trùng hoặc – Lâm sàng có dấu hiệu gợi ý hội chứng nhiễm trùng: + Sốt > 38,30C kèm thở nhanh hoặc mạch nhanh hoặc + Có một trong các biểu hiện sau: rối loạn tri giác cấp tính, tiểu ít, toan chuyển hóa, sốc, xuất huyết da niêm, tổn thương gan. – Cận lâm sàng: bạch cầu đa nhân > 15.000/mm3 hay < 5000/mm3 kèm theo tăng band neutrophil > 10% ± hạt độc, không bào hoặc CRP > 20 mg/l. – Kháng sinh chọn lựa ban đầu là Cefotaxim 100 – 200 mg/kg/ngày, tiêm tĩnh mạch. 2.2. Kháng sốt rét: Chỉ định khi – Ký sinh trùng sốt rét [+]. – Bệnh nhân sống hay đi đến vùng dịch tễ sốt rét kèm theo sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. – Dùng Artemisnin trong 5 ngày. 2.3. Kháng lao: chỉ định kháng lao trong sốt kéo dài kèm có bằng chứng nhiễm lao. 2.4. Gama globuline: bệnh KAWASAKI, bệnh suy giảm miễn dịch nguyên phát. 2.5. Thuốc ức chế miễn dịch: Chỉ định – Thật cân nhắc sau khi đã loại trừ các nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh ác tính. – Test ANA [+]. 2.6. Sốt do thuốc: – Đây là chẩn đoán cần đặt ra nếu bệnh nhân đang dùng kháng sinh mà vẫn còn sốt, thường sốt mức độ nhẹ hoặc trung bình kèm tổng trạng tốt, trẻ lên cân, ăn uống bình thường.

– Thường bệnh nhân hết sốt sau khi ngừng thuốc kháng sinh 24 – 48 giờ.

LƯU ĐỒ TÌM NGUYÊN NHÂN SỐT KÉO DÀI

BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Video liên quan

Chủ Đề