Đông cuông ở đâu

Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nổi tiếng về thờ phụng các vị thần linh như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Đệ Nhị và các vị thần vệ quốc. Ngôi đền này là một trong những chốn tâm linh in dấu rõ nhất về vị Chầu Bà Đệ Nhị. Vậy nên, khi thỉnh Chầu, người ta hay nghĩ tới nơi này hơn cả.

Do tình hình .dịch .bệnh phức tạp, nhiều thanh đồng đạo quan cùng các con nhang đệ tử không thể về bái yết cửa Cha cửa Mẹ khiến lòng bề bộn không yên. Hiểu được cảm giác đó, từ tháng 5/2021 Oản Cô Tâm nhận gửi đồ lễ về cửa đền và nhờ thủ nhang kêu cầu vái vọng theo ý nguyện của gia chủ. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi đến hotline 03 4545 5959 hoặc nhắn tin zalo đến Oản Cô Tâm.

Đôi nét về đền Đông Cuông

Đền Đông Cuông được biết tới với nhiều tên gọi như Đền Đông, Đền Mẫu Đông Cuông, Đông Quang linh từ, Đền Chầu Đệ Nhị thượng ngàn. Nơi này là một trong hai đền lớn ở thượng lưu sông Hồng, đã tồn tại từ lâu đời, tọa lạc tại thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Năm 2009, Đền Đông Cuông đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây là di tích lịch sử văn hoá lâu đời, điểm du lịch văn hoá, sinh thái lý tưởng dành cho du khách trong chuyến hành hương về nguồn.

Bên cạnh việc thờ Mẫu Thượng Ngàn, đền còn là nơi thờ Ông Hoàng Báo, Ngũ Vị Tiên Ông cùng các vị tướng người dân tộc ở địa phương có công với đất nước.

Tuy nhiên, vì đền Đông Cuông là chốn tâm linh in dấu rõ nhất về Chầu Đệ Nhị nên có khá nhiều người lầm tưởng rằng Chúa Bà Đông Cuông và Chầu Bà Đệ Nhị là một. Thực tế, đây là hai vị thánh khác nhau. Chúa Bà Đông Cuông hay Mẫu Đông Cuông chính là Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Lê Mại Đại Vương Bà Chúa Thượng Ngàn, còn Chầu Bà Đệ Nhị Thượng Ngàn là vị chầu bà thứ hai trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu cai quản 36 động sơn trang đất trong đó vùng được sắc phong có vùng Đông Cuông. Bản văn của hai bà cũng khác nhau, bạn có thể xem sự tích, bản văn của Chầu Đệ Nhị tại đây.

Tìm hiểu thêm sự tích và bản văn:

  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – Mẫu Đông Cuông

Kiến trúc đền Đông Cuông

Đền Đông Cuông được xây dựng trên một thế đất rộng. Ngôi đền ngự sát bên đôi bờ sông Hồng, xung quanh là đồng ruộng và núi rừng bao bọc. Sau nhiều lần tôn tạo, sửa sang, đền Đông Cuông ngày nay tuy cổ mà không cũ, tuy hiện đại mà mang đậm tính dân tộc

Từ xa đã khiến du khách nhận ngay được bóng dáng cây Đa khoảng 800 tuổi cạnh ngôi đền. Kiến trúc tại đây giống với đền chùa thời Lý Trần, có kết cấu hình chữ đinh gồm hai tòa đại bái và hậu cung cấm. Tại tòa hậu cung cấm còn bảo lưu hai pho tượng đồng cỡ lớn, một pho tượng mẫu, một pho là quan Hoàng Báo. Còn không gian tòa Tiền đường được bố trí 4 ban phủ tòa thờ và nhiều di vật quý. Các ban thờ gồm:

– Tòa ngũ vị Tiên Ông

– Ban Trần triều

– Phủ Sơn trang

– Tòa công đồng chúa

Không gian bên trong đền
Tượng thờ Mẫu Đông Cuông
Người dân đi lễ đền Mẫu

Mái đền được thiết kế cong hình lưỡng long chầu nhật. Các cột đền làm bằng gỗ tứ thiết được sơn son thếp vàng hình rồng cuốn trang nghiêm. Nhiều vị trí được chạm khắc tỉ mỉ, tinh xảo như hình tứ linh và hoa lá, mang nhiều giá trị về nghệ thuật. Khuôn viên của đền được mở rộng, cây xanh toả bóng mát sum xuê, điểm xuyết những vạt rừng đào, rừng mận đang mùa hoa nở rộ. Mặt đền quay về hướng Nam, địa thế tựa vào hình sông thế núi với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình đẹp như bức tranh thuỷ mặc.

Ngày hội đền Đông Cuông thu hút đông đảo du khách

Hàng năm, ngoài tuần rằm mùng một, tại đền còn tổ chức lễ hội mổ trâu tế Mẫu, được thực hiện vào thời khắc đầu tiên của ngày mão đầu năm. Tiếp sau lễ mổ trâu là lễ rước Mẫu sang sông, đây là một trong những lễ chính của lễ hội đền Đông Cuông. Tượng Mẫu lại được rước quay về đền vào đúng 10 giờ và cũng là lúc bắt đầu lễ dâng hương tế Mẫu.

Xem thêm: Tổng hợp ngày tiệc Tứ Phủ 12 tháng và các ngày lễ tiết lớn trong năm, con hương nhất tâm cần biết.

Phần lễ tại đền Đông Cuông

Lúc này, hàng ngàn du khách thập phương và nhân dân trong vùng lần lượt dâng hương cúng lễ, cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình, người thân, bạn bè trong cả năm.

Sau phần lễ là phần hội, các hoạt động thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: đẩy gậy, kéo co và các hình thức sinh hoạt mang đậm chất dân gian.

Trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Mẫu Đông Cuông nói riêng, có một nghi lễ hết sức đặc biệt là nghi lễ chầu văn – hầu đồng. Đây là một nghi thức tín ngưỡng thực hành đặc trưng nhất của đạo Mẫu. Hàng năm bắt đầu từ tháng Giêng đến tháng 3 Âm lịch và cuối năm vào từ tháng 8 đến hết tháng 12 Âm, các thanh đồng trên mọi miền đất nước thường về đền Đông Cuông để lễ Mẫu và “bắc ghế hầu Thánh”.

Oản Cô Tâm – đơn vị cung cấp oản dâng lễ và phụ kiện làm oản chuyên nghiệp

Vào những ngày đầu năm, rằm hay ngày lễ hội, tiệc hầu đồng tại đền Đông Cuông, hàng ngàn lượt khách từ khắp mọi miền đất nước lại hành hương đến tham quan bái yết cửa đền. Ai ai cũng sắm sửa vật lễ chỉn chu để dâng lễ cúng bái, thường là lễ chay mặn tùy tâm gia chủ.

Để biết chính xác cách sắm lễ đi đền Mẫu Đông Cuông cùng những kinh nghiệm đi lễ hãy xem ngay bài viết TẠI ĐÂY nhé.

Để tỏ lòng thành kính trước đấng linh thiêng, nhiều người đã lựa chọn Oản Nghệ Thuật tài lộc dâng lễ với mong cầu thần linh sẽ phù hộ độ trì cho gia quyến được bình an, may mắn, sức khỏe. Oản lễ được lựa chọn bởi vì đây là vật dâng lễ từ thời ông cha ta, được cho là chứa đựng trọn vẹn tinh túy của đất trời và có thể để được trong thời gian dài lên đến 3 4 tháng.

Xem thêm: Hướng dẫn chọn oản lễ thắp hương Tứ Phủ – Gia Tiên – Thần Tài – Phật ai cũng nên biết.

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên cung cấp Oản lễ và phụ kiện làm Oản chất lượng, được nhiều khách hàng tin tưởng. Đặc biệt, các mẫu oản dâng thần linh đều được các nghệ nhân giàu kinh nghiệm tạo nên và thiết kế dựa trên đặc trưng của từng vị thánh. Ví dụ như oản dâng lễ ông Hoàng Báo nên mang sắc vàng, còn oản dâng Mẫu Thượng Ngàn hay Chầu Đệ Nhị sẽ có màu xanh lá cây. Quý khách có nhu cầu tham khảo có thể xem tại: Các mẫu oản dâng lễ Tứ Phủ tại Oản Cô Tâm

Oản lễ dâng Mẫu Thượng Ngàn – Oản Cô Tâm
Oản Tài Lộc dâng lễ đền Mẫu Đông Cuông

Lộ trình di chuyển tới đền Đông Cuông từ Hà Nội

Địa chỉ: thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Giờ mở cửa: 24h, thông thường con hương ở khu vực Đông Bắc Bộ hay đi lễ đền vào nửa đêm để có thể kịp vào lễ đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà vào sáng hôm sau.

Để di chuyển đến đền Đông Cuông bạn có thể đi bằng phương tiện công cộng hoặc bằng phương tiện di chuyển cá nhân.

Cách di chuyển đến đền Đông Cuông bằng phương tiện công cộng

Di chuyển bằng xe khách: Tại những bến xe lớn như bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát sẽ có xe đi Văn Yên, Yên Bái. Xe trả khách tại bến xe Mậu A tại Văn Yên, bạn tiếp tục bắt xe đi đến đền Đông Cuông cách đó khoảng 14km. Chặng đường này khá xa và vất vả, bạn nên đặt dịch vụ xe đưa đón tận nơi sẽ thuận tiện hơn. Thời gian di chuyển dự kiến là 3h30’.

Di chuyển bằng tàu hỏa: Tại các bến tàu lửa tại Hà Nội, bạn mua vé chặng Hà Nội – Ga Mậu A. Xuống tàu, bạn bắt xe tới đền Đông Cuông cách đó khoảng 14km. Thời gian di chuyển dự kiến là 5h.

Cách di chuyển đến đền bằng phương tiện cá nhân

Nếu đi bằng ô tô, bạn rời Hà Nội bằng đường Cầu Nhật Tân. Đi vào cao tốc Hà Nội – Lào Cai [chặng đường này có mất phí cầu đường]. Tại nút giao 14 đi về phía bên phải rẽ khỏi đường cao tốc vào ĐT 166. Đi theo ĐT 163 đến đền Đông Cuông. Thời gian di chuyển khoảng 3 tiếng với 193km. Đây là quãng đường tối ưu nhất, tiết kiệm thời gian nhất.

Lộ trình di chuyển bằng ô tô

Nếu bạn lựa chọn quãng đường không có trạm thu phí hoặc muốn đi bằng xe máy thì bạn rời Hà Nội bằng đường cầu Nhật Tân. Đi tiếp vào QL5 vào Mê Linh, rẽ vào trục chính đô thị Mê Linh. Đi tiếp QL2A. Đi theo QL2 đến Nguyệt Cư tại Sông Lô, Thành phố Việt Trì. Đi theo Đường Lạc Long Quân đến Cầu Phong Châu/QL32C tại Hợp Hải. Đi dọc theo QL32C đến Giới Phiên, Thành phố Yên Bái. Đi theo ĐT 163 đến đền Đông Cuông. Với lộ trình 215Km, tổng thời gian di chuyển là 3 tiếng với ô tô và gần 4 tiếng với xe máy.

Video liên quan

Chủ Đề