Drive thru nghĩa là gì

Kệ DriveInKệ Drive Thru là mẫu kệ chứa hàng được sử dụng cho nhà kho có mật độ hàng hóa lớn. Giải pháp tối ưu khả năng chứa hàng trong kho,phù hợplưu trữ số lượng hàng hóa đồng nhất như kho lạnh, thực phẩm, nước giải khát,...Bài viếtsẽ phân tích chi tiết đặc điểm, cấu tạo, thông số kỹ thuật hai loạikệDriveIn/Drive Thru.

Bạn đang xem: Drive through là gì

Bạn đang xem: Drive through là gì

KỆ DRIVE IN - DRIVE THRU GIỐNG VÀ KHÁC NHAU Ở ĐIỂM NÀO?

Điểm giống nhau Kệ Drive InDrive Thru:

- Cấu tạo: Cả 2 kệ đều có cấu tạo chứa hàng tương tự nhau, các đặc điểm như thanh giằng, chân trụ, pallet tương tự nhau,...

- Chức năng: hai loại kệ này đều có chức năng chính là chứa đựng hàng hóa, tăng diện tích sử dụng cho kho.

- Giá thành: Vì có cấu tạo tương đối giống nhau nên hai loại kệ này sẽ có giá cũng tương đồng nhau.

- Cách lắp đặtvà tải trọng tương đối giống nhau.

Điểm giống nhauKệ Drive InDrive Thru

Điểm khác nhau cơ bản của hai loại kệ Drive In và kệ Drive Thru chính là phương thức lấy hàng LIFO [vào sau ra trước]và FIFO [nhập trước xuất trước].

1. KỆ DRIVE IN LÀ GÌ?

Kệ Drive Inlà hệ thống kệ đểhàng tải trọng nặng, phương thức nhập xuất hàng LIFO [nhập xuất từ một đầu] vào sau ra trước. Kết cấu các tầng có cấu tạo Rail [đường dẫn các Pallet vào trong], trên kết cấu này có gắn hệ thống Stop Pallet. Cách thức lấy và xếp hàng sử dụng xe nâng phổ biến và chuyên dụng.



Kệ Drive In lấy hàng phương thức LIFO

Hệ thống kệ được thiết kế cho kho hàng sử dụng đồng nhất một loại Pallet. Sử dụnghệ thống kệDrive Incó thể tiết kiệm tối đa diện tích nhà kho do không mất diện tích cho việc thiết kế lối đi.

Hệ thốngkệ Drive In chất lượngđược thiết kế các tầng đựng hàng bởi các thanh ray đảm bảo các Pallet được xếp cạnh nhau theo chiều sâu của ray đỡ bằng xe nâng. Một hệ thống ray như vậy có thể chứa được từ 1 tới 8 Pallet hoặc nhiều hơn. Hệ thống có thể được thiết kế từ 1 tới 6 tầng tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng và chiều cao của nhà kho.

Kệ được thiết kế theo phương thức lắp ráp Bulong nên dễ dàng di chuyển và thay đổi khoảng cách giữa các tầng để phù hợp với nhu cầu sử dụng



Kệ Drive In tải trọng chứa hàng lớn

CẤU TẠO KỆ DRIVE IN

- Cột bảo vệ: Liên kết cột chịu tải với sàn, giữ hệ thống đứng vững

- Chân trụ: Chịu lực của toàn hệ thống

- Thanh giữa:Hỗ trợ top beam liên kết khung kệ

- Ray dẫn Pallet:Hỗ trợ tay đỡ, giữa Pallet ổn định.

Xem thêm: File Excel Tính Các Chỉ Số Tài Chính Doanh Nghiệp, File Excel Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp

Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Drive-thru [hay drive-through] là dịch vụ mua đồ take-out [gói mang về] rất phổ biến trong các chuỗi đồ ăn nhanh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ hay Anh quốc.

Nét độc đáo nhất của drive-thru là người mua hàng có thể nhanh chóng gọi đồ ăn và nhận hàng theo một chu trình khép kín tiện lợi mà không hề phải bước chân ra khỏi xe ôtô của mình, giảm thiểu thời gian đỗ đậu trong bãi.

Quay ngược dòng lịch sử, McDonald’s là chuỗi cửa hàng đồ ăn đầu tiên trên thế giới cung cấp dịch vụ drive-thru vào năm 1975. Tuy nhiên, trên thực tế mô hình này đã được áp dụng cho một số dịch vụ từ vài chục năm trước đó và dần lan truyền ra nhiều nước trên thế giới.

Ghi nhận đầu tiên về mô hình drive-thru là khi một chi nhánh của ngân hàng GNB tại St. Louis, Missouri, Mỹ mở cửa sổ quầy thu ngân phục vụ khách hàng đến rút tiền nhanh vào năm 1930.

Tới nay, drive-thru chủ yếu được áp dụng trong dịch vụ đồ ăn nhanh, ngân hàng và mua sắm hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, khác với ý nghĩa truyền thống, thời gian gần đây, cụm từ “drive-thru” đã thu hút rất nhiều sự chú ý trên toàn cầu sau khi Hàn Quốc trở thành một quốc gia hình mẫu trong việc đối phó với dịch COVID-19 và một trong những đặc điểm được nhắc đến nhiều nhất đó là việc áp dụng dịch vụ drive-thru trong xét nghiệm.

Khởi nguồn ý tưởng Drive-thru

Ngày 26/2/2020, những trạm xét nghiệm drive-thru đầu tiên được lắp đặt tại một số địa phương ở Hàn Quốc, chỉ 1 tuần sau khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở đất nước này. Vào thời điểm đó, Hàn Quốc có tổng số ca nhiễm chưa đến 1300 ca với số ca nhiễm mới phát hiện mỗi ngày dưới 300 ca.

Bốn trong số những địa điểm đầu tiên lắp đặt trạm drive-thru gồm có thành phố Goyang tỉnh Gyeonggi, bệnh viện Đại học Yeongnam thành phố Daegu, thành phố Sejong và bệnh viện Đại học Chilgok tỉnh Gyeongbuk.

Gọi tắt là drive-thru, tên đầy đủ của trạm xét nghiệm tốc hành trong tiếng Hàn là 드라이브 스루[이동식] 선별진료소 – trạm xét nghiệm sàng lọc drive–thru [mô hình di động].

Với khả năng giảm thiểu thời gian xét nghiệm từ 1 – 1.5 tiếng theo phương thức truyền thống xuống chỉ còn 10 phút đồng hồ cùng sự hạn chế tiếp xúc tối đa, mô hình này nhanh chóng thu hút sự chú ý của người quan tâm quốc tế.

Laura Bicker, nữ phóng viên thường trú của BBC tại Seoul, đã ca ngợi trên trang twitter của mình: “thật là một ý tưởng thông minh”. Tương tự, phóng viên Sam Kim của Bloomberg cũng cho rằng: “một lần nữa [Hàn Quốc] đã chứng tỏ mình là một trong những quốc gia đổi mới nhất thế giới.”

Ngay sau đó, nhiều người đã đặt ra nghi vấn về nguồn gốc ý tưởng drive-thru.

Có ý kiến cho rằng một trong những người khởi xướng ý tưởng về trạm xét nghiệm nhanh là tỉnh trưởng Lee Jae Myeong của tỉnh Gyeonggi.

Trong buổi họp bàn của Trụ sở Đối phó Thảm họa Trung ương vào ngày 23/2, ông Lee cho rằng: “Việc khám bệnh 1:1 như hiện tại mang đến nhiều rủi ro trong tiếp xúc, đồng thời phải tiêu xài nhiều đồ bảo hộ cũng như các vật phẩm liên quan, do đó tôi đã nghĩ sẽ ra sao nếu [chúng ta] thiết lập một trạm xét nghiệm theo mô hình drive-thru.” Trên cơ sở này, ông đề nghị xem xét việc lắp đặt các trạm sàng lọc ngoài trời.

Tương tự, vào ngày 24/2, Đảng dân chủ đã tổ chức một quốc họp tại Quốc hội với các chuyên gia từ Ủy ban Đặc biệt về Đối sách COVID-19. Tại đây, ông Ki Mo Ran, giáo sư trường Đại học Ung thư Quốc tế, trung tâm Ung thư Quốc gia, cũng phát biểu rằng: “Hiện có rất nhiều người cần phải xét nghiệm Corona-19 nhưng chưa thể tiến hành hết” do đó “Chúng ta có thể mượn một không gian mở như sân vận động và dựng lều ở đó, như vậy mọi người chỉ cần lái xe tới và tiến hành kiểm tra ngay trong xe như một dạng drive-thru vậy.”

Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc thì cho rằng y tưởng sơ khai về trạm xét nghiệm drive-thru thậm chí bắt nguồn sớm hơn nữa, từ việc lắp đặt container ngoài trời tại bệnh viện đại học Chilgok ở tỉnh Gyeongbuk vào ngày 21/2.

Biện pháp này được tiến hành sau khi ông Kim Jong Yong, trưởng khoa Y học Truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Incheon đã đề xuất thành lập phòng khám sàng lọc trên một sân vận động lớn nhằm tăng tốc độ kiểm tra trong khi vẫn giữ an toàn cho cả nhân viên y tế và bệnh nhân.

Đến ngày 23, trạm container của bệnh viện trường đại học Chilgok đã trở thành tiền thân của phòng khám sàng lọc drive-thru đầu tiên, đồng thời được Bộ xem xét nhân rộng trên cả nước.

Hiện tại Hàn Quốc có khoảng 50 trạm drive-thru phân bố trên cả 17 tỉnh thành, góp phần làm nên năng lực xét nghiệm phi thường của quốc gia này với tổng số gần 350 ngàn lượt xét nghiệm tính đến ngày 24/3 và trung bình 10-15 ngàn ca mỗi ngày.

Học tập Hàn Quốc, nhiều quốc gia trên thế giới cũng bắt đầu tiến hành lắp đặt các trạm xét nghiệm drive-thru ở nước mình, tiêu biểu là Mỹ với trạm drive-thru đầu tiên đưa vào hoạt động từ ngày 10/3 vừa qua tại Trung tâm y tế Đại học Washington.

Từ Drive-thru đến Walking-thru

Ngày 16/3, bệnh viện Yangi H+ tại Seoul công bố thành lập một phòng xét nghiệm nhanh dành cho người đi bộ có tên Walking-thru [워킹 스루] .

Lấy cảm hứng từ sự thành công của Drive-thru vốn chỉ dành cho người đi ôtô, phòng xét nghiệm Walking-thru chủ yếu hướng tới đối tượng người đi bộ và người già.

Với bề ngoài như một buồng điện thoại di động, trạm walking-thru có thiết kế áp suất âm bên trong nhằm ngăn cản không khí lưu chuyển từ trong ra ngoài, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mở rộng khi có người nhiễm bệnh tới xét nghiệm.

Quy trình xét nghiệm thông thường đó là bệnh nhân đi vào trong buồng walking-thru, nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ ở một gian khác sẽ đưa tay qua lỗ tròn [với găng tay gắn kèm] để lấy mẫu xét nghiệm từ mũi và miệng người tới xét nghiệm.

Như vậy, bác sĩ và bệnh nhân không chỉ không tiếp xúc trực tiếp, làm giảm nguy cơ lây nhiễm, mà toàn bộ quá trình lấy mẫu được rút ngắn xuống chỉ còn 1-2 phút thay vì khoảng 30 phút theo phương thức thông thường do cắt giảm thời gian thông khí và sát khuẩn như khi tiến hành trong các phòng khám.

Bệnh viện Yangi cho biết các phòng khám thông thường chỉ có thể xét nghiệm chừng 10 người mỗi ngày nhưng với phương thức mới, một trạm walking-thru có thể tiến hành xét nghiệm cho 70 người trong cùng khoảng thời gian.

Với những ưu điểm nói trên, các trạm walking-thru cũng nhanh chóng được triển khai ở nhiều nơi, trong đó có sân bay quốc tế Incheon.

Mô hình drive-thru bùng nổ trong thời kỳ dịch bệnh

Không chỉ dừng lại ở thành công trong việc xét nghiệm nhanh chóng và an toàn, người Hàn Quốc ngày càng nhận thấy có thể có nhiều cách tiếp cận hơn nữa trong việc áp dụng mô hình drive-thru “thần thánh”.

Trong bối cảnh toàn dân tham gia giữ khoảng cách xã hội [social distancing], hạn chế tối đa tiếp xúc giữa người với người nhằm ngăn cản sự lây nhiễm của dịch bệnh, mô hình drive-thru không ngừng được áp dụng trong nhiều dịch vụ khác nhau.

Một ví dụ như trường cấp hai Jecheol Pohang ở thành phố Pohang, tỉnh Gyeongbuk đã phân phát sách giáo khoa cho học kỳ mùa xuân tới các bậc phụ huynh thông qua phương thức drive-thru. Mười bốn cuốn sách được đặt gọn trong một túi sách và phát cho cha mẹ của học sinh khi họ lái xe đi qua trường.

Ở Daegu, một nhà hàng ăn cũng thu hút sự chú ý của giới truyền thông khi bán món sườn lợn rim theo phương thức drive-thru. Khách hàng có thể gọi điện đặt hàng qua điện thoại sau đó tới nhận hàng ngay tại cửa mà không cần phải bước chân ra khỏi xe.

Cũng tại Pohang, cuối tuần vừa qua, hiệp hội các ngư dân trong vùng đã cung cấp món cá tươi ăn gỏi tới cư dân địa phương và khách du lịch thông qua một hệ thống drive-thru. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, 3000 con cá đã được bán sạch.

Một số các thư viện tại Seoul, Busan, Ulsan, Cheongju và các thành phố khác gần đây cũng đã triển khai dịch vụ cho mượn sách qua hệ thống drive-thru.

Ngoài ra còn có các quán cà phê, đồ ăn nhanh hay trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…

Người Việt Nam ở Hàn Quốc có thể sử dụng Bản đồ Virus Corona để theo dõi tình hình lây lan của dịch viêm phổi cấp ở Hàn Quốc cũng như các địa điểm bệnh nhân đã đến để tránh không bị lây nhiễm.

🚒 BẠN CẦN BIẾT: Hướng dẫn cách phát hiện triệu chứng nhiễm virus COVID-19 & Cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả từ các chuyên gia y tế.

⁉️ ĐỪNG HOANG MANG: 6 Tin đồn về virus COVID-19 & Lời giải thích hợp lý.

🔴 Theo dõi cập nhật tình hình lây lan của virus COVID-19 ở Hàn Quốc và trên thế giới tại đây.

Tổng hợp từ Hankookilbo, YTN và Yonhap

Video liên quan

Chủ Đề