Làm thế nào để áo không bị giãn

26/05/2020 - Tin tức

Mỗi loại trang phục cần áp dụng các cách chăm sóc khác nhau để đảm bảo độ bền. Dưới đây là bí quyết phơi quần áo không bị giãn dành cho áo phông, áo len. Phơi quần áo tưởng chừng là công việc đơn giản, nhưng thực tế không phải. Nếu bạn chọn sai cách chăm sóc, trang phục của gia đình sẽ bị giảm tuổi thọ, nhanh hỏng.

Dưới đây là cách phơi quần áo không bị giãn dành cho áo phông và áo len. Hãy tham khảo để nâng niu những món đồ yêu thích của mình nhé. 

Chọn cách phơi phù hợp

Với các món đồ như áo phông và áo len, nếu không phơi đúng cách, phần cổ áo và vai dễ bị dãn. Khu vực ngang ngực cũng bị chảy do sự tác động của sức nước. Do đó, bạn cần nắm cách phơi quần áo không bị giãn để tránh làm hư hỏng những bộ trang phục từ hai chất liệu này.

Cách chuẩn nhất là không treo áo phông, áo len ngay vị trí cổ áo như vẫn áp dụng. Thao tác này khiến sức nước từ phần đuôi kéo vai và cổ khiến trang phục bị kéo giãn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Cách phơi quần áo ngoài trời không bị giãn

Bạn hãy gấp đôi áo, treo ngang sẽ giúp giảm lực kéo. Đối với áo len, áo phông dài tay, các chị em có thể tham khảo gấp đôi áo theo chiều dọc. Sau đó, phơi phần tay ở một bên móc và phần thân ở nửa bên còn lại. Cách làm này hạn chế tối đa việc áo bị giãn, hư hỏng. 

Phơi quần áo dưới ánh nắng chói chang khiến trang phục nhanh hư, bạc màu, giảm tuổi thọ. Đồng thời phơi quần áo vào ban đêm ngoài trời sẽ gây ẩm mốc, sương xuống tạo môi trường sản sinh vi sinh vật gây. Do đó, bạn cần tránh hai trường hợp trên khi phơi quần áo. 

Ngoài ra, một lưu ý nhỏ khác, tránh ngâm đồ quá lâu trong thau nước chứa xà bông giặt hoặc nước xả đồ. Hành động này khiến vải áo bị bục, giảm tuổi thọ trang phục đáng kể. Hãy giặt sau khi ngâm đồ từ 10 - 20 phút, và phơi sau khi ngâm nước xả trong thời gian tương ứng như trên nhé.

Chọn loại móc phù hợp với trang phục

Móc quần áo là một vật dụng tuy nhỏ nhưng có tác động lớn đến quần áo của gia đình. Chọn được hệ thống móc chất lượng, bạn sẽ hạn chế tối đa sự hư hỏng của trang phục của gia đình.

Các chất liệu khuyến khích cho hệ thống móc là nhựa vào gỗ. Tại sao móc kim loại không được khuyên dùng? Những dụng cụ này thường bị rỉ sét, ảnh hưởng đến màu và thẩm mỹ của trang phục. Do đó, móc nhựa và gỗ là lựa chọn thông minh nhất cho gia đình bạn.

Cách phơi quần áo không bị nhăn

Nên chọn móc có bản to cho trang phục. Các loại móc này khả năng giữ quần áo chắc chắn hơn. Đồng thời, hạn chế tối đa lưu giữ nếp gấp ở khu vực vai và cổ áo. 

Sử dụng bản to cho áo phông và áo thun cũng giúp lực kéo giảm xuống nhờ diện tích tiếp xúc tăng lên. Do vậy, sản phẩm này chính là lựa chọn tuyệt vời để có cách phơi quần áo không bị giãn.  

Hãy chọn các móc chất lượng được cung cấp bởi đơn vị uy tín. Bởi nếu mua sản phẩm không đảm bảo, sản phẩm bị lỗi như còn dằm gỗ, dễ gãy, không xử lý mịn mặt tiếp xúc sẽ ảnh hưởng đến quần áo của gia đình bạn.

Cửa hàng bán móc quần áo chất lượng nhất hiện nay

Nếu đang tìm cho mình một cửa hàng bán móc quần áo chất lượng, Hòa Phát chính là gợi ý hàng đầu cho gia đình bạn. Dưới đây là những lý do nên chọn cửa hàng này cho hệ thống móc của nhà mình.

Sản phẩm đa dạng

Sự đa dạng trong các dòng sản phẩm của Hòa Phát là điểm mạnh cực lớn. Khi đến đây, bạn có thể tìm được tất cả mọi thứ để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.

Chúng tôi có móc gỗ, móc nhựa đa dạng kích thước. Sản phẩm phù hợp với nhiều kiểu chất liệu vải như cotton, sơ mi, len, voan,... Bạn có thể tìm móc cho cả trẻ em và người lớn, cho những bộ váy mỏng manh hay vest nặng nề. 

Cách phơi quần áo trong nhà không bị giãn

Mọi loại trang phục đều tìm được chân ái cho mình tại Hòa Phát. Bạn sẽ được tư vấn tận tình nhất từ nhân viên để chọn hệ thống móc phù hợp nhất với gia đình mình. 

Chất liệu sản phẩm cao cấp

Sản phẩm móc gỗ và móc nhựa của Hòa Phát đều được tạo ra từ chất liệu chất lượng. Gỗ tự nhiên và nhựa cao cấp là lựa chọn cho dòng móc của chúng tôi. Vì vậy, độ bền của sản phẩm luôn được đảm bảo, chắc chắn.

Xử lý thành phẩm kỹ lưỡng

Hệ thống móc phơi quần áo tại Hòa Phát luôn được chú trọng rất kỹ khâu xử lý thành phẩm. Dằm gỗ, vụn nhựa, đều được làm sạch. Nhờ đó, móc luôn mịn, sạch không sợ làm xước quần áo trong quá trình sử dụng.

Thiết kế tinh tế tỉ mỉ

Từng đường cong cho đến kích thước móc đều được nghiên cứu công phu tỉ mỉ. Sự kết hợp hoàn hảo giữa diện tích sử dụng, bản rộng và chất liệu của sản phẩm cũng được các kỹ sư tính toán chi tiết. Nhờ đó, sản phẩm phát huy tối đa công dụng của mình, đem lại hiệu quả cao nhất cho các chị em nội trợ. 

Để có cho mình cách phơi quần áo không bị giãn, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là tìm được hệ thống móc phơi phù hợp. Hòa Phát là cửa hàng cung cấp đa dạng sản phẩm móc quần áo phù hợp với nhiều nhu cầu, chắc chắn sẽ nâng niu bộ trang phục của gia đình bạn theo từng năm tháng. Liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn và đặt hàng nhé. 

Tham khảo ngay các mẫu giàn phơi đồ Hòa Phát đẹp mới nhất năm 2020.

By //gianphoithongminhhoaphat.com.vn/

Áo bị giãn là một trong những trường hợp rất dễ mắc phải dù với bất kì loại chất liệu bền bỉ đến đâu. Vậy cách khắc phục áo bị giãn như thế nào để có thể giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả và nhanh chóng? Hãy tham khảo các bí quyết dưới đây từ Coolmate nhé.

1.       Áo bị giãn và nguyên nhân

1.1.    Chất liệu áo

Chất liệu áo là một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trang vải bị giãn. Những chiếc áo chứa nhiều PE hoặc spandex, … sẽ rất nhanh bị dão hơn những loại chứa nhiều cotton.

Ngoài ra, rất nhiều người gặp tình trạng cổ áo bị giãn. Nguyên nhân là do chất liệu áo không đảm bảo và chất liệu vải thun được xử lí chuyên nghiệp. Thêm vào đó, nếu kĩ thuật may ráp cổ vào thân áo không được xử lí, thì cổ áo rất dễ bị rộng, nhăn nhúm và dễ bị dão hơn.

1.2.    Nhiệt độ giặt hoặc sấy

Nguyên nhân quan trọng nữa khiến áo bị giãn là do nhiệt độ. Khi giặt máy giặt bằng nước nóng hoặc sử dụng máy sấy, nếu sử dụng nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất liệu của vải.

Ngoài ra, nhiệt độ khi phơi cũng cực kì quan trọng. Phơi quần áo trực tiếp dưới ánh mặt trời sẽ khiến áo nhanh bị phai màu và hư hại đến chất liệu của vải.

1.3.    Bảo quản áo

Cách bảo quản áo không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân gây ra áo bị giãn. Chẳng hạn, bạn không dùng móc áo chuyên dụng để tránh quần áo bị giãn, bạn sử dụng móc treo áo len trong thời gian dài khiến vải áo bị giãn. Hoặc bạn bảo quản những chất liệu vải dễ nhăn, dễ mất form bằng cách gấp quần áo mà không sử dụng móc. Đó chính là những thói quen xấu khiến áo bị giãn rất nhanh.

2.       Cách khắc phục áo bị giãn

2.1.    Cách phục hồi áo bị giãn bằng nước sôi

Cách thực hiện:

  • Đun nước sôi
  • Cho áo bị giãn vào nồi nước sôi, sau đó sử dụng muỗng inox hoặc sứ nhấn áo ngập nước hoàn toàn
  • Ngâm áo trong nước khoảng 5-7 phút sau đó tắt bếp
  • Chờ nước nguội, vớt áo ra và vắt ráo nước
  • Cho áo lên dây phơi, treo bằng móc chuyên dụng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu cotton: Chất liệu vải cotton rất dễ co rút, do đó, cách này sử dụng cực kì hiệu quả. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị phai màu do nhiệt độ cao, nên cần liên tục kiểm tra vải khi ngâm vào nước sôi để tránh trường hợp màu bị phai.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu Polyeste rất khó co rút do đó việc ngâm nước sôi khó có hiệu quả ngay lập tức. Giải pháp ở đây là bạn hãy ngâm lại vài lần để đảm bảo chiếc áo bị thu nhỏ một cách vừa ý nhất.
  • Chất liệu denim: Chất liệu denim cần nhiều thời gian hơn để co lại. Do đó, bạn nên tăng thời gian ngâm áo lên khoảng 20 phút. Sau đó, chờ áo nguội hẳn, vắt ráo nước rồi đem phơi nơi khô ráo, thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Chất liệu tơ tằm: Chất liệu tơ tằm cực kì dễ co rút. Do đó, bạn chỉ nên ngâm nước sôi trong khoảng thời gian ngắn. Hoặc bạn có thể chỉ cho quần áo vào nước sôi rồi tắt bếp ngay lập tức. Sau đó chờ nước nguội, vớt áo, vắt khô và đem phơi khô.

2.2.    Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy giặt và máy sấy

Cách thực hiện

  • Cho quần áo bị giãn vào trong máy giặt
  • Khởi động máy, điều chỉnh chế độ cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Sau khi giặt quần áo xong, lấy quần áo ra khỏi máy giặt và cho vào máy sấy
  • Chọn mức nhiệt cao nhất cho máy sấy để hong khô quần áo

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Áo bị giãn làm bằng cotton rất dễ co rút. Do đó, bạn chỉ nên bắt đầu từ chế độ nhiệt độ nóng nhưng thấp hơn những loại vải khác, và có thể được lặp đi lặp lại nếu cần.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu vải Poly khá bền nên có thể được giặt và sấy ở nhiệt độ cao nhất. Tuy nhiên bạn cần chú ý về chất lượng vải, bởi nếu chất lượng vải Poly thấp trong điều kiện nhiệt độ cao rất dễ bị mòn.
  • Chất liệu Denim: Chất liệu Denim rất cần nhiệt độ cao để co lại. Do đó, bạn có thể thiết lập nhiệt độ cao nhất khi giặt hoặc sấy. Thậm chí, bạn cũng có thể chọn chế độ giặt riêng cho vải denim. Sau khi thực hiện các bước trên, nếu vải denim vẫn chưa co lại như mong muốn, bạn sẽ phải thực hiện lặp lại cho đến khi có kết quả hài lòng.
  • Chất liệu tơ tằm: Quần áo bị giãn bằng vải tơ tằm rất dễ bị co rút và mất đi độ sáng bóng. Do đó, bạn không nên thiết lập nhiệt độ quá cao, kể cả ở máy giặt hoặc máy sấy. Ngoài ra, hãy tránh sử dụng các chất tẩy gây ảnh hưởng độ sáng bóng của vải.

2.3.    Cách khắc phục áo bị giãn bằng máy sấy tóc

Cách thực hiện

  • Cho quần áo bị giãn vào trong máy giặt
  • Khởi động máy, điều chỉnh chế độ cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Sau khi giặt quần áo xong, lấy quần áo ra và trải lên một bề mặt phẳng hoặc bàn ủi
  • Thiết lập nhiệt độ của máy sấy tóc lên cao nhất và sấy từng phần của áo cho đến khi khô

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Áo bị giãn chất liệu cotton rất dễ co rút và ít bị ảnh hưởng bởi máy sấy tóc. Do đó, bạn không cần lo lắng về chất lượng của áo như khi sử dụng máy sấy quần áo.
  • Chất liệu Polyeste: Chất liệu Poly rất dễ gây ra tĩnh điện khi gặp nhiệt độ cao. Do đó, bạn không nên đặt máy sấy quá gần vải.
  • Chất liệu Denim: Vải denim thường khá dày và lâu khô, do đó, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm khô chúng. Nhưng hiệu quả mang lại thì rất xứng đáng đấy.
  • Chất liệu tơ tằm: Chất liệu này rất dễ co lại và hết bị giãn do đó, bạn có thể lựa chọn sử dụng máy sấy tóc hoặc phơi khô tự nhiên

2.4.    Cách phục hồi áo bị giãn không cần máy sấy

Cách thực hiện

  • Cho quần áo bị giãn vào máy giặt
  • Khởi động máy và thiết lập cài đặt nước nóng
  • Chọn chế độ giặt lâu nhất
  • Lấy quần áo ra và phơi khô tự nhiên

Những điều cần lưu ý:

  • Chất liệu Cotton: Tránh phơi quần áo dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp, thay vào đó, hãy phơi chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát và đủ sáng.
  • Chất liệu Polyeste: Áo bị giãn vải Poly cực dễ bảo quản và dễ giặt sạch. Sau đó chỉ cần phơi nó trên dây hoặc móc quần áo là được.
  • Chất liệu Denim: Vải bị giãn Denim rất khó để co rút do đó, nếu không sử dụng máy sấy, bạn hãy thiết lập chế độ nước nóng cao nhất cho máy giặt.
  • Chất liệu tơ tằm: Hãy đặt chế độ nóng vừa phải cho máy giặt, bởi áo bị giãn vải tơ tằm rất dễ co rút. Sau đó, đừng nên vắt quá nhiều, mà phơi quần áo còn ngấm nước trên móc quần áo và để chúng khô tự nhiên.

Trên đây là 4 cách khắc phục áo bị giãnCoolmate đã gợi ý đến bạn. Hy vọng bạn luôn sở hữu những chiếc quần áo bền và đẹp như mới.

Video liên quan

Chủ Đề