Bộ não là gì

Thế giới thực của bộ não diễn ra trong các tế bào riêng lẻ. Não người trưởng thành chứa khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh, hay còn gọi là nơron, với các nhánh, nối kết tại hơn 100 tỉ tỉ điểm. Các nhà khoa học gọi cái mạng lưới đâm nhánh chằng chịt này là "rừng tế bào thần kinh".

Các tín hiệu di chuyển qua rừng thần kinh tạo nên cơ sở của trí nhớ, tư duy, và cảm xúc.

Các tế bào thần kinh là loại tế bào chính bị phá hủy trong bệnh Alzheimer's.

Page 2

Bộ não chia làm hai bán cầu trái và phải. Các chuyên gia không chắc chắn là “não trái” và “não phải” khác nhau về chức năng ra sao, ngoại trừ rằng:

  • Bán cầu não trái điều khiển cử động của nửa bên phải cơ thể.
  • Bán cầu não phải điều khiển cử động nửa thân bên trái.
  • Ởcon người, đa số vùng ngôn ngữ nằm chủ yếu trên bán cầu não trái.

Page 3

Bề mặt bộ não có nhiều nếp cuộn gấp đó là lớp vỏ ngoài chuyên biệt hóa của đại não gọi là vỏ não. Các nhà khoa học đã “vẽ bản đồ” vỏ não bằng cách nhận dạng những vùng có mối liên kết chặt chẽ với các chức năng đã được xác định.

Các chức năng đặc biệt của từng phần ở vỏ não:

  • Tạo ra tư duy, giải quyết các vấn đề và lập kế hoạch.
  • Tạo ra và lưu trữ vào ký ức.
  • Điều khiển các chức năng hoạt động.

Page 4

Bộ não được nuôi dưỡng bằng những mạng mạch máu phong phú nhất của cơ thể.

Với từng nhịp tim, các động mạch mang khoảng 20 tới 25% lượng máu cơ thể lên bộ não của quý vị, nơi có hàng tỉ tế bào sử dụng 20% lượng oxy và năng lượng trong máu mang tới.

Khi đang tập trung suy nghĩ, bộ não của quý vị có thể dùng tới 50% năng lượng và oxy.

Toàn bộ mạng lưới mạch máu ngoài các động mạch, còn bao gồm cả tĩnh mạch và các mao mạch.

Page 5

Bộ não là cơ quan quyền lực nhất của cơ thể, tuy vậy chỉ cân nặng có ba pounds. Được cấu tạo bằng chất liệu tương tự như chất keo đặc.

Não có ba phần chính:

  1. Đại não chiếm đa số thể tích của hộp sọ. Nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến trí nhớ, suy tư và cảm xúc, đồng thời cũng điều khiển cả vận động.
  2. Tiểu não nằm ở phía sau đầu, bên dưới đại não, nó điều khiển sự phối hợp và thăng bằng.
  3. Cuống não nằm dưới đại não ngay phía trước tiểu não. Nhiệm vụ nối não bộ với tủy sống và kiểm soát các chức năng tự động chẳng hạn như hô hấp, tiêu hóa, nhịp tim và huyết áp.

Không đâu. Bộ não của bạn không thể phục vụ được cùng lúc nhiều nhiệm vụ được. Nó chỉ có thể tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất. Có thể bạn thấy mình chuyển từ nhiệm vụ này qua nhiệm vụ khác rất nhanh nhưng không thực sự là chú ý được cả hai thứ gì cùng một lúc, nếu không thì bạn sẽ thấy rằng thực sự bạn đang không chú ý đến làm nhiều việc được hay còn gọi là phân tâm.

Điều gì là nguyên nhân gây ra hiện tượng déjà vu?

Hiện tượng déjà vu hay còn gọi là  hiện tượng “từng nhìn thấy”. Nó là hiện tượng một nơi nào đó bạn chưa từng đi nhưng bạn đã từng nghĩ về nó như chính xác những gì mà bạn đang nhìn thấy bây giờ. Các nhà khoa học vẫn đang bối rối không thể giải thích được tại sao con người lại có hiện tượng này. Một nghiên cứu mới đây cho thấy hiện tượng này xuất hiện khi một người ở một nơi mới đã từng làm một điều gì đó tương tự như ở một nơi khác, nên khi đến nơi mới họ cảm thấy rất quen thuộc. Trong một khoảnh khắc bộ não của bạn có thể bị nhầm lẫn bởi những việc này khiến bạn như có khả năng nhìn thấy trước được tương lai.

Não bạn càng to thì bạn càng thông minh

Sai hoàn toàn. Não bạn càng to không có nghĩa là bạn càng thông minh hơn. Trên thực tế, não bộ có diện tích rất lớn nhưng nó buộc phải gấp lại theo tiến hóa để phù hợp với những quá trình tư duy phức tạp hơn của con người như ngon ngữ, trí nhớ, suy nghĩ.

Điều gì khiến các nhà khoa học phải ngạc nhiên về bộ não của Einstein?

Đó là một số thùy não của Einstein lớn hơn bình thường. Một nghiên cứu năm 1999 dựa trên các hành ảnh chụp não của Einstein năm 1955 người ta thấy rằng có một số thùy não liên quan đến khả năng toán học rộng hơn 15% so với những người bình thường, Nhưng kích thước của bộ não Einstein lại nhỏ hơn người bình thường.

Bộ não của chúng ta nặng bao nhiêu?

Khoảng hơn 1 kg. Chúng ta có thể là những tạo vật thông minh nhất trên hành tinh này nhưng bộ não của chúng ta lại không nặng. Những bộ não lớn thường kiểm soát những cơ thể nặng cân hơn. Ví dụ não một con cá voi nặng khoảng 7 cân và não của một chú voi chỉ hơn 3 cân thôi. Não của cú mèo chỉ có hơn 2 lạng và não của ếch ương bằng khoảng 1/10 số đó.

Thiền được chứng minh là giúp cải thiện khả năng chú ý và ra quyết định

Đúng vậy. Khi nghiên cứu những hình ảnh quét não của các nhà sư đang thiền người ta thấy rằng phần não bộ giúp con người tập trung và ra quyết định hoạt động nhiều hơn. Nhất là những người đang tập học thiền thì hoạt động của phần não bộ này càng trở nên mạnh mẽ. Nhưng ở những người đã lĩnh hội được toàn bộ bí quyết của ngồi thiền thì có vẻ như phẫn não đó hoạt động không được mạnh mẽ như vậy. Điều này có nghĩa là càng đạt tới cảnh giới thì việc tập trung càng dễ dàng hơn.

Nếu bạn thuận tay trái thì phần não bộ bên phải sẽ kiểm soát các cơ bên trái của cơ thể

Đúng thế dù bạn có thuận tay nào đi chăng nữa thì nửa bên trái của não bộ kiểm soát phần cơ thể phía bên phải của bạn và ngược lại. Đó là lý do vì sao những người bị liệt bên phải thì tổn thương não lại ở bên trái.

Phần não bên trái chủ yếu chi phối khả năng gì của cơ thể?

Đó là khả năng ngôn ngữ. Hai bán cầu não nhìn có vẻ giống nhau nhưng chúng lại thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Khi bạn học toán hoặc hình thnhf từ bạn luôn sử dụng não trái. Nhưng nhận dạng khuôn mặt, khả năng tư duy không gian va âm nhạc thì lại luôn là não phải.

Bạn sử dụng não càng nhiều thì não bạn càng khỏe mạnh

Đúng vậy. Nếu muốn tập thể dục cho não thì bạn phải tích cực tư duy. Học những kỹ năng mới hay tư duy sẽ khiến cho việc iên kết các tế bào não càng khỏe. Càng chịu khó học hỏi thì bộ não của bạn về già các sắc sảo hơn và giú củng cố sức mạnh của não.

Điều gì khiến bạn tăng nguy cơ mắc đột quỵ

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bộ bị vỡ hoặc bị chặn lại. Tăng huyết áp cùng với tiểu đường và hút thuốc lá có thể nguy hại đến cấu trúc thành mạch trong đó có mạch máu não làm tăng nguy cơ đột quỵ

Làm thế nào để các tế bào não ra tín hiệu cho nhau

Thông qua các chất dẫn truyền thần kinh. Các tế bào não hay còn gọi là nơ ron ngăn cách với nhau bằng những khoảng trống nhỏ được gọi là xi náp. Khi xung động thần kinh đi đến cuối sợi trục của tế bào thần kinh nó sẽ sẽ phải băng qua khoảng trống đó bằng cách giải phóng ra các chất dẫn truyền thần kinh và tác động đến màng xi náp của tế bào thần kinh tiếp theo nhừ đó mà các tín hiệu sẽ được truyền đi. Những chuyển động, suy nghĩ, kỷ niệm, cảm giác hoặc cảm xúc đều được truyền bằng tế bào thần kinh.

“Chất xám” là gì

Chính là phần thân của tế bào thần kinh. Chất xám bao gồm các thân tế bào thần kinh tập hợp lại thành một lớp mỏng ở não nên nó có màu đậm hơn các khu vục khác. Phần chất trắng chủ yếu chứa các sợ trục thần kinh được bọc bằng các bao myelin [có cấu tạo từ chất béo] nên nhì chúng có màu sáng hơn. Các vỏ bọc này giúp tín hiệu thần kinh được truyền đi nhanh hơn hiệu quả hơn.

Não bạn sử dụng bao nhiêu năng lượng

Não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng trong cơ thể nhưng các tế bào não lại hoạt động gấp đôi các tế bào khác nên cần nhiều năng lượng hơn, chúng tiêu tốn đến 25% trong tổng số năng lượng tiêu hao của cơ thể. Não luôn luôn hoạt động ngay kể cả khi bạn đã ngủ

Những hình ảnh nào gây ấn tượng mạnh nhất với não

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ nhận diện được các thông điệp của tiềm thức hoặc những thông tin được ẩn dấu. Khuôn mặt của con người diễn tả được cảm xúc như cười, cau mày dường như có tác động mạnh mẽ đến não bộ nhất. Lời nói có lẽ thể hiện các thông điệp được ẩn dấu kém hơn sự biểu hiện của khuôn mặt

Não chứa bao nhiêu tế bào thần kinh

Bộ não của người trưởng thành chứa khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh liên kết vơi nhau bằng các xi náp, mỗi tế bào não có thể kết nối với hàng chịc ngàn các tế bào thần kinh khác.Tuy nhiên việc làm thế nào mà những liên kết làm việc được cùng một lúc với nhau một cách chính xác kỳ diệu đến thế thì đó vẫn là một điều bí ẩn

Một giấc ngủ tốt luôn giúp trí nhớ được tốt hơn

Đúng thế. Các nhà nghiên cứu nghĩa rằng giấc ngủ có thể giúp não bộ có thời gian hoàn thiện các quy trình của việc lưu giữ điều gì đó. Chúng ta giường như lưu giữ những kỷ niệm như làm thế nào mà chơi được piano hay đạp xe đap trong khi chúng ta ngủ. Những người ngủ không đủ giấc luôn gặp vấn đề về tập trung và nhớ lại.

Tế bào não sống lâu hơn các tế bào khác

Hoàn toàn chính xác. Tế bào não là tế bào có tuổi thọ dài nhất trong các tế bào cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra một vài phần của não bộ có thể tạo ra những tế bào thần kinh mới khi chúng ta có tuổi nhưng hầu hết các tế bào thần kinh đã sẵn có khi chúng ta được sinh ra và các tế bào này hầu như không thay đổi trong suốt đời sống của chúng.

Não là một trong những cơ quan lớn nhất và phức tạp nhất trong cơ thể con người. Nó được tạo thành từ hơn 100 tỷ thần kinh trong hàng nghìn tỷ kết nối được gọi là các khớp thần kinh. Bộ não với tủy sống tạo nên hệ thống thần kinh trung ương. Theo dõi bài viết của bác sĩ Hoàng Thị Việt Trinh để cùng tìm hiểu cấu tạo chi tiết và các chức năng của bộ não nhé!

1. Cấu tạo bộ não

Bộ não người trưởng thành nặng trung bình khoảng 1.2 – 1.4 kg, chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể, với thể tích khoảng 1260 cm^3 ở nam và 1130 cm^3 ở nữ.1

1.1. Đại não

Đại não là phần não lớn nhất của bộ não con người. Nó được chia thành hai bán cầu. Mỗi bán cầu được chia thành bốn thùy: thùy trán, thuỳ thái dương, thuỳ đỉnh và thuỳ chẩm.1

Đại não là phần lớn nhất trong bộ não của con người, và được chia thành 4 thuỳ

Thùy trán

Thuỳ trán hay còn được gọi là thuỳ chính.1

Chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề và phán đoán các chức năng vận động.2 

Thuỳ trán còn được liên kết với các chức năng điều hành. Bao gồm tự kiểm soát, lập kế hoạch, lý luận, suy nghĩ trừu tượng, hành vi, giải quyết vấn đề và tính cách.1

Thùy đỉnh

Chịu trách nhiệm chính cho các cảm giác xúc giác của cơ thể.2

Thùy đỉnh xử lý thông tin giác quan theo nhiều cách thức, bao gồm cảm giác về không gian và định hướng.3

Thuỳ thái dương

Thuỳ thái dương đảm nhiệm chức năng kiểm soát thính giác và trí nhớ.2

Thuỳ chẩm

Thuỳ chẩm là vùng nhỏ nhất của bộ não.1

Chức năng chính của nó là tiếp nhận hình ảnh, xử lý hình ảnh – không gian, chuyển động và nhận dạng màu sắc.1

Trong mỗi thùy, các vùng vỏ não được liên kết với các chức năng cụ thể, chẳng hạn như vùng cảm giác, vận động và phối hợp. Mặc dù bán cầu não trái và phải tương tự nhau về hình dạng và chức năng, một số chức năng liên quan một bên, chẳng hạn như ngôn ngữ ở bên trái và khả năng không gian thị giác ở bên phải.1

Xem thêm: Các loại thực phẩm giúp phát triển trí não trẻ

1.2. Thân não và vỏ não

Thân não

Đại não được kết nối với tủy sống với thân não. Thân não bao gồm trung não, cầu não và hành não.1

Thân não nằm giữa tủy sống và phần còn lại của não. Các chức năng cơ bản như thở và ngủ được kiểm soát ở đây.2

Vỏ não1

Vỏ não là một lớp chất xám bên ngoài, bao phủ lõi chất trắng bên trong.

Bên dưới vỏ não là một số cấu trúc quan trọng, bao gồm đồi thị, biểu mô, tuyến tùng, vùng dưới đồi, tuyến yên, hệ rìa, lớp đệm, các hạch nền,…

Hoạt động của não được thực hiện nhờ sự liên kết của các tế bào thần kinh và sự giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh để đáp ứng với các xung thần kinh. 

Não được bảo vệ bởi hộp sọ, lơ lửng trong dịch não tủy và cách ly với dòng máu bởi hàng rào máu não.

Tuy nhiên, não vẫn dễ bị tổn thương, bệnh tật và nhiễm trùng. Tổn thương có thể được gây ra bởi chấn thương, hoặc mất nguồn cung cấp máu, còn gọi là đột quỵ.

Não người già dễ bị thoái hóa, như bệnh Parkinson, chứng mất trí nhớ như bệnh Alzheimer và bệnh đa xơ cứng. Tình trạng tâm thần, bao gồm tâm thần phân liệt và trầm cảm lâm sàng, được cho là có liên quan đến rối loạn chức năng não.

Vỏ não được chia thành hai khu vực chức năng chính: vỏ não vận động và vỏ não cảm giác.

2. Dịch não tủy

Dịch não tủy là một chất lỏng trong suốt, không màu, lưu thông trong khoang dưới nhện, trong hệ thống não thất và trong ống trung tâm của tuỷ sống.1

Bốn tâm thất, hai bên, một bên thứ ba và một bên thứ tư, tất cả đều chứa một đám rối màng mạch sản xuất dịch não tủy. Nó liên tục được tái sinh, hấp thụ, và được thay thế khoảng 5 – 6 giờ một lần.1

Dịch não tuỷ ở 4 tâm thất của não luôn được thay thế và tái sinh trong khoảng từ 5 – 6 giờ

3. Các động mạch cung cấp máu cho não

Các động mạch cảnh trong cung cấp máu có oxy cho phía trước não và các động mạch đốt sống cung cấp máu cho phía sau của não. Hai vòng tuần hoàn này tham gia vào vòng tròn Willis.1

Động mạch cảnh trong là nhánh của các động mạch cảnh chung. Các động mạch đốt sống nổi lên như các nhánh của động mạch dưới đòn trái và phải.1

Não có hai mạng lưới tĩnh mạch chính: mạng tĩnh mạch bên ngoài hoặc bề mặt và mạng tĩnh mạch bên trong. Hai mạng mạch máu này thông với nhau qua các tĩnh mạch nối. Các tĩnh mạch của não chảy vào các khoang lớn hơn của xoang tĩnh mạch, thường nằm giữa màng cứng và vỏ sọ.1

Mạng tĩnh mạch bên ngoài và mạng tĩnh mạch bên trong là hai mạng tĩnh mạch chính của não

4. Hàng rào máu não

Những mạch máu nhỏ nhất trong não, được lót bằng các tế bào, được nối bởi các mối nối chặt chẽ. Do đó chất lỏng không thấm vào hoặc rò rỉ ra, điều này tạo ra hàng rào não máu.1

Rào chắn này ít thấm vào các phân tử lớn, nhưng vẫn thấm nước, carbon dioxide, oxy và hầu hết các chất tan trong chất béo [bao gồm cả thuốc gây mê và rượu].1

5. Chức năng

5.1. Chức năng vận động

Tạo ra và kiểm soát các chuyển động của cơ thể1

Hệ thống vận động của não chịu trách nhiệm tạo ra và kiểm soát các chuyển động.

Thùy trán có liên quan đến lý luận, điều khiển vận động, cảm xúc và ngôn ngữ. Nó chứa vỏ não vận động, có liên quan đến việc lập kế hoạch và điều phối chuyển động.

Vỏ não trước trán, chịu trách nhiệm cho hoạt động nhận thức ở cấp độ cao hơn, và khu vực Broca, cần thiết cho việc tạo ra ngôn ngữ.

Các chuyển động được tạo ra truyền từ não qua các dây thần kinh đến các tế bào thần kinh vận động trong cơ thể, điều khiển hoạt động của cơ bắp. Đường dẫn truyền vỏ não – tủy sống mang các chuyển động từ não, qua tủy sống, đến thân và các chi.

Các dây thần kinh sọ não mang các chuyển động liên quan đến mắt, miệng và mặt.

Chuyển động thô1

Sự vận động và chuyển động của tay và chân – được tạo ra ở vỏ não được gọi là chuyển động thô.

Chúng được chia thành ba phần:

  • Vỏ não vận động chính.
  • Khu vực vận động chính.
  • Khu vực vận động bổ sung.

Vùng vận động bàn tay và miệng có diện tích dành riêng cho chúng lớn hơn so với các bộ phận khác của cơ thể, cho phép chuyển động tốt hơn.

Các xung động được tạo ra từ vỏ não vận động đi dọc theo đường vỏ não dọc theo mặt trước của hành tủy và bắt chéo tại các kim tự tháp của tủy. Sau đó chúng đi xuống tủy sống, lần lượt kết nối với các tế bào thần kinh vận động thấp hơn trong chất xám tủy sống sau đó truyền xung động di chuyển đến các cơ bắp.

Tiểu não và hạch nền, đóng một vai trò trong các chuyển động phức tạp và phối hợp. Các liên kết giữa vỏ não và hạch nền kiểm soát trương lực cơ, tư thế và khởi động chuyển động. Chúng được gọi là hệ thống ngoại tháp.

5.2. Chức năng cảm giác1

Hệ thống thần kinh cảm giác có liên quan đến việc tiếp nhận và xử lý thông tin cảm giác. Thông tin này được nhận thông qua các dây thần kinh sọ, qua các dây thần kinh ở tủy sống.

Bộ não cũng nhận và xử lý thông tin từ các giác quan đặc biệt của thị giác, khứu giác, thính giác và vị giác.

Từ da, não nhận được thông tin về xúc giác, áp lực, đau, rung và nhiệt độ. Từ các khớp, não nhận thông tin về vị trí khớp.

Vỏ não cảm giác được tìm thấy ngay gần vỏ não vận động, và giống như vỏ não vận động, có các khu vực liên quan đến cảm giác từ các bộ phận cơ thể khác nhau.

Cảm giác được thu nhận bởi một thụ thể cảm giác trên da được thay đổi thành tín hiệu thần kinh, được truyền qua một loạt các tế bào thần kinh thông qua các đường dẫn truyền trong tủy sống.

5.3. Chức năng điều hòa

Chức năng tự động1

Các chức năng tự động của não bao gồm điều hòa, hoặc kiểm soát nhịp tim, nhịp thở, và duy trì cân bằng nội môi.

Huyết áp và nhịp tim bị ảnh hưởng bởi trung tâm vận mạch của tủy, khiến cho các động mạch và tĩnh mạch bị hạn chế phần nào khi nghỉ ngơi. Nó thực hiện điều này bằng cách ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm và đối giao cảm thông qua dây thần kinh phế vị.

Não kiểm soát nhịp thở, chủ yếu bởi các trung tâm hô hấp ở hành tủy và cầu não.

Các trung tâm hô hấp kiểm soát hô hấp, bằng cách tạo ra các tín hiệu vận động được truyền xuống tủy sống, dọc theo dây thần kinh cột sống đến cơ hoành và các cơ hô hấp khác. Đây là một dây thần kinh hỗn hợp mang thông tin cảm giác trở lại các trung tâm.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp: Như thế nào cho hợp lý?

Điều chỉnh chức năng của cơ thể1

Vùng dưới đồi tham gia vào việc điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể.

Vùng đồi dưới của não đảm nhận nhiều chức năng khác nhau và điều khiển trực tiếp các bộ phận của cơ thể

Các chức năng bao gồm:

  • Điều hòa thần kinh.
  • Điều hòa nhịp sinh học.
  • Kiểm soát hệ thần kinh tự chủ.
  • Điều hòa chất lỏng và lượng thức ăn.

Nhịp sinh học được kiểm soát bởi hai nhóm tế bào chính ở vùng dưới đồi.

Vùng dưới đồi cũng đóng một vai trò trong điều hòa nhiệt. Khi được kích thích bởi hệ thống miễn dịch, có khả năng gây sốt. Nó bị ảnh hưởng bởi thận: khi huyết áp giảm, renin do thận giải phóng sẽ kích thích nhu cầu uống.

Vùng dưới đồi cũng điều chỉnh lượng thức ăn thông qua các tín hiệu tự động và giải phóng hormone của hệ thống tiêu hóa.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về cấu tạo và chức năng của bộ não. Não nắm giữ một vai trò cực kì quan trọng và tham gia điều khiển lời nói, suy nghĩ và mọi hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn hãy thường xuyên bổ sung thực phẩm có lợi cho não, nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lí để có một bộ não khoẻ mạnh nhé.

Video liên quan

Chủ Đề