Bố và mẹ đã gặp nhau từ khi nào năm 2024

Các con thân mến, đó là vào ngày đầu thu năm 2023, mẹ khi đó vẫn còn là cô gái 33 tuổi, vui tươi yêu đời, tràn ngập sức sống.

Mẹ khi đó có đầy đủ mọi thứ, có gia đình yêu thương, có công việc ổn định để nuôi sống bản thân và mua được cho riêng mình một căn hộ để sống tự lập ở thành phố Đà Nẵng. Nhưng mẹ biết phía sau ông bà ngoại vẫn buồn vì mẹ chưa lập gia đình. Nhìn bạn bè đôi lứa có hạnh phúc riêng, mẹ biết đây là lúc thích hợp nhất để đi tìm một nửa còn lại cho riêng mình, tìm bố của các con.

Thú thật, mẹ các con tuy đẹp nhưng vẫn bị ế trầm trọng, dù trước đó từng trải qua vài mối tình nhưng thần hạnh phúc chưa mỉm cười với mẹ. Thế rồi sau bảy bảy bốn chín lần viết thư cho chuyên mục Hẹn hò của VnExpress nhưng không thành công, mẹ quyết định lần cuối cùng viết thư để tìm bố của tụi con và thầm nghĩ trong đầu nếu lần này không được nữa, mẹ bỏ cuộc, để bố tụi con đi tìm mẹ, mẹ không thèm đi tìm người ấy nữa.

Và rồi cuối cùng duyên số đã tìm đến mẹ, bố các con đọc được bài viết gửi thư cho mẹ. Ôi, mẹ hạnh phúc lắm, người ấy đến đúng như những gì mẹ thầm hy vọng, người đàn ông trưởng thành, điềm tĩnh, trách nhiệm, sống ở Đà Nẵng, cao, giọng nói ấm áp, công việc ổn định và đặc biệt yêu thương mẹ hết lòng.

Cuối cùng bố và mẹ tìm thấy nhau, hẹn hò, yêu đương, đi đến đám cưới và tụi con chào đời như là kết tinh cho một tình yêu đẹp được tìm thấy sau bao cố gắng của mẹ và bố.

Bố của tụi nhỏ thân mến, đó là câu chuyện được em kể lại cho con của tụi mình nhiều năm sau, về hành trình gặp gỡ của anh và em. Hy vọng anh đọc được bài viết này, nhanh nhanh chóng chóng gửi thư đến em, để mình bắt đầu cho hành trình rực rỡ đấy nhé.

Lời tòa soạn: Sách Bình tĩnh mà sống (Lambooks và NXB Hội Nhà Văn phát hành tháng 6.2020) là tập sách do 28 tác giả viết, kể về những biến cố lớn trong chính cuộc đời họ. Ở đó họ đã dũng cảm đối mặt, chọn lựa và hành động để vượt qua khó khăn. Thanh Niên xin trích đăng 5 trong số 28 câu chuyện đó. Mỗi câu chuyện như chút trấn an và đối thoại với người đọc: Bất trắc không phải điều ta trông đợi, nhưng nó có thể giúp ta nhận ra điều quý giá và trân trọng cuộc sống hơn.

Kỳ 3: Bài viết của cô gái trẻ nhận ra giấc ngủ bình yên nhất lại đến khi... cả hai người thân yêu - bố và mẹ mình - gặp nạn.

Tôi đã không tin cả bố và mẹ gặp nạn cùng lúc

Cái tối nghe tin bố mẹ gặp tai nạn cấp cứu, em họ tôi mếu máo qua điện thoại: “Chị ơi, bác Kiên bác Hạnh bị tông xe. Bác Hạnh chảy máu đầu, bác Hạnh không tỉnh”. Tôi suýt đánh rơi đôi đũa trên tay. Kiên là tên bố tôi, nhưng tôi hỏi lại: “Ủa mà bác Hạnh nào?”. Lúc đó, tôi quên mất tên mẹ mình.

Tâm trí tôi từ chối tiếp nhận nghĩ cả hai con người ấy gặp chuyện một lúc.

Trong 5 tiếng từ Sài Gòn về quê, giữa những cuộc gọi lao xao, rằng bố gãy tay rồi, bố ú ớ không nói được, không biết có dập ngực gì không, mẹ chảy máu lắm, sợ chấn thương sọ não, phải chuyển viện… rồi tôi cũng đến nơi. Hai giờ sáng, bước tới phòng cấp cứu, tôi không dám khóc. Khi bảo vệ gắt lên đuổi ra, bảo không được mang ba lô vào phòng cấp cứu, chân tôi ghim lại. Bên trái là mẹ, bên phải là bố. Cả hai mắt nhắm nghiền, giữa những máu, vết thương phù nề biến dạng, và ánh đèn trắng quá sức rọi băng ca.

Tôi đã không biết phải bước về phía nào. Tôi không biết phải ôm lấy ai trước. Khoảnh khắc đó, dường như đã thay đổi cái gì đó trong tôi, mãi mãi.

Và cái Tết sau đó, tôi thấy yên ổn hơn bao giờ hết. Nếu là ngày trước, dù có hào hứng thế nào, thì cứ ở nhà năm bảy ngày, tôi lại nhấp nhổm muốn quay lại Sài Gòn. Chưa kể, vì làm báo, có những Tết tôi chỉ ở nhà đến mồng Hai, rồi quành lên đi trực. Nhưng Tết đó, tôi ở nhà hơn 20 ngày.

Rồi ơn trời, họ đã ở lại bên tôi, sau lần hiểm nguy ấy.

Bố và mẹ đã gặp nhau từ khi nào năm 2024

Bệnh viện, những ngày... bình yên

Có lẽ không có gì tự hào khi phải thừa nhận, dạo ấy, ở tuổi 30, tôi bị mất ngủ nặng hơn 6 tháng trời. Vậy mà những ngày lăn lóc ngủ bên gầm giường bệnh viện chăm bố mẹ, tôi đã ngủ rất ngon. Đó là những ngày tôi và em trai chạy như con thoi tầng này sang tầng kia, nhiệm vụ cả ngày là loanh quanh lo bữa ăn cho bố mẹ, đẩy họ đi chụp chiếu, xét nghiệm, canh tiếng xe đẩy điều dưỡng, canh dây truyền thuốc… Có những ngày tôi sực nhớ ra ba hôm rồi mình chưa tắm. Vậy mà bình yên.

Bình yên vì được lần đầu chải tóc cho bố, đút cho bố từng muỗng cháo trắng không đường không chà bông. Là được lần đầu gội đầu cho mẹ, dù mắt cứ cay lên khi phải xả hoài những đợt nước hồng lừ vì máu khô chưa lành.

Bình yên vì dưới khung cửa sổ phòng chăm bệnh, những người thăm nuôi bày đồ ăn ra chia nhau, kể chuyện nhà, từ đủ mọi miền quê và thân phận. Bác kia ăn giỗ bị xe tông, vết thương ở quê mổ hỏng đã biến chứng. Anh này là dân đi biển vấp dây ngã đập sàn tàu. Dì đó cãi nhau với hàng xóm bị xô gãy xương đùi… Rồi giữa bữa, người nhà này sẽ được người nhà kia đưa sẵn cho khăn ướt lau tay. Sự xa lạ đã nhường chỗ cho những ân cần tự nhiên, giữa lúc người ta lo âu mỏi mòn.

Bố và mẹ đã gặp nhau từ khi nào năm 2024

Ở tuổi 30, tôi bị mất ngủ nặng hơn 6 tháng trời. Vậy mà những ngày lăn lóc ngủ bên gầm giường bệnh viện chăm bố mẹ, tôi đã ngủ rất ngon...

ẢNH: SHUTTERSTOCK

Ở đó, tôi ngắm người mẹ nhỏ con làm chỗ tựa cho đứa con trai vạm vỡ tập đi, ngắm anh con rể chăm bố vợ kỹ đến mức được khen “thiếu điều hơn con ruột”, ngắm đôi vợ chồng trung niên tranh thủ ôm nhau lúc không thuốc thang... Ở đó có cô tôi, dì tôi bỏ việc nhà cùng ở bên bố mẹ. Ở đây vui quá vì có tình yêu thương. Không phải nơi nào cũng có yêu thương, khi nhiều thứ khác khẩn thiết hơn mất rồi.

Có đêm, bố mổ xong, tôi nằm dưới nền gạch co ro, chợt thấy rã rời, cô đơn. Nghe tôi kêu lạnh, trong bóng tối, bố lồm cồm nhỏm dậy với cái tay còn bó bột, bảo con lên đây nằm cho ấm này. Tôi mới dám khóc oà, với mình. Nhưng mà, tôi lại vừa biết mình thật bình yên.

Điểm đến kỳ diệu nhất là nhà mình

Tôi không muốn rời đi, vì sự có mặt của bố mẹ đã là hồng ân. Tôi đã thôi dễ ngươi, rằng họ sẽ bên tôi mãi (con người thường ỷ lại vào những người ta biết họ thương ta). Tôi đã kịp có thói quen về quê hai tháng một lần, đôi khi ở chưa đến 24 tiếng, chỉ để được thấy dáng mẹ đi lại trong bếp, thấy bố ngồi im bên chiều đổ tím, với đôi tay đã yếu đi nhiều, than thở về dự định cải tạo vườn tược dở dang, thậm chí, là để được nghe họ cãi nhau.

Tôi thấy bên cửa sổ, bố đặt cho tôi chiếc bàn nhỏ đọc sách, uống trà, có thể dựa lưng vắt vẻo khi cần. Nghe nắng reo, chim hót. Thấy gió thổi, hoa nở. Thỉnh thoảng có tiếng bước chân mẹ lẹp xẹp quanh nhà. Mùi nhà cũ. Vị người ấm. Tôi thấy họ chọn ở lại yêu thương nhau sau những bất đồng sóng gió, giữa đơn sơ căn nhà, giữa thênh thang khu vườn. Tôi thấy họ hạnh phúc vì được đi siêu thị với nhau, sau những lần cãi vã. Dẫu bên ngoài lòng người ấm lạnh thế nào, ở đây có tình yêu không bao giờ từ bỏ.

Cuộc đời nhiễu sự. Tôi thì tham lam. Giữa thời đại check-in, tôi từng muốn đi thật nhiều nơi. Rốt cuộc, điểm đến tôi thấy kỳ diệu nhất, lại là chính mái nhà mình.

Bởi vì cuộc đời đã cho tôi thời gian, tôi cũng sẽ cho chính mình thời gian, để có thể toàn tâm có mặt cho người mình thương.

Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là kẻ “biết an nhiên”, tôi không thể nào luôn “bình tĩnh sống”, tôi vẫn sẽ rối loạn với cả lo âu, những khi sự phiền ập đến, hay những khi… rảnh quá. Kể cả có thế, tôi vẫn yêu cuộc đời này, đến cùng cực. Bởi nhiều khi, bên hiên nhà tôi là cả thế giới.