Ca sĩ ngọc nhi là ai?

Ngọc Hạ - một trong số ca sĩ hải ngoại có trình độ thanh nhạc cao, ngày càng mặn mà ở tuổi 41, sống hạnh phúc bên ông xã và 2 con. 

Ca sĩ Ngọc Hạ tên thật là Nguyễn Kim Tuyến, sinh năm 1980 tại Hội An. Tuổi 16, Ngọc Hạ tham gia nhiều cuộc thi trong nước và đoạt nhiều thành tích ấn tượng: giải Nhì Tiếng hát truyền hình Đồng Nai; giải Nhất Tiếng hát truyền hình Bình Dương; HCB cuộc thi dân ca của Nhà văn hóa phụ nữ TP.HCM; giải Ba Tiếng hát truyền hình TP.HCM và nhiều lần xuất hiện trên những chương trình truyền hình.

Ngọc Hạ là giọng soprano có âm vực rộng có trình độ thanh nhạc cao, lối hát giàu kỹ thuật. Cô thường khéo léo ứng dụng kỹ thuật hát vào dòng nhạc ngũ cung quê hương, dân gian đương đại và tiền chiến - trữ tình mình theo đuổi. 

Ngọc Hạ đưa gia đình lên sân khấu Tết 2021 vừa qua.

Ngọc Hạ có âm vực rộng, thể lực tốt, có thể hát hầu hết ca khúc khó. Bên cạnh các tình khúc xưa cô cũng hay hát nhạc nhẹ.

Ngọc Hạ không quá nổi trội về nhan sắc nhưng vẫn thành công nhờ hát hay.

Sang Mỹ định cư năm 2000, Ngọc Hạ dần gây sự chú ý với khán giả hải ngoại khi hát nhiều thể loại. Các ca khúc gắn liền với tên tuổi Ngọc Hạ có thể kể đến: Buồn tàn thu, Mái đình làng biển, Con cò, Trên đỉnh Phù Vân, Dòng sông xanh, Không thể và có thể, Đâu phải bởi mùa thu, Hồ trên núi... Không khó nhận thấy, Ngọc Hạ đã hát lại rất thành công nhiều ca khúc gắn liền với tên tuổi của các diva trong nước như Thanh Lam, Mỹ Linh và Trần Thu Hà. 

Đời thường giản dị khác xa sân khấu của Ngọc Hạ.

Có thể nói, Ngọc Hạ là mảng màu khác biệt trong giới văn nghệ hải ngoại. Nếu nhiều ca sĩ đồng nghiệp chuyên dòng boléro thì Ngọc Hạ định danh mình qua các ca khúc khoe giọng, trưng trổ kỹ thuật và đậm sắc Bắc Bộ. Nhờ vậy, cô có vị trí và đối tượng khán giả riêng. Vì chất riêng trội bật, Ngọc Hạ thường hát solo. Thỉnh thoảng, cô kết hợp với vài nam ca sĩ như Quang Lê, Thiên Tôn...

Về đời tư, Ngọc Hạ kết hôn vào tháng 7/2017. Ông xã cô là Robert [tên Việt Nam là Việt Anh]. Vợ chồng ca sĩ sống với nhau rất hạnh phúc, đầm ấm hòa thuận. Sau đó, Ngọc Hạ lần lượt sinh 2 em bé dễ thương. 

Tổ ấm của Ngọc Hạ.

Tuổi 41 của Ngọc Hạ rất bình yên. Cô thường quay video đời thường để trò chuyện với khán giả. Những câu chuyện kể của Ngọc Hạ thường chỉ xoay quanh âm nhạc và gia đình. Theo đó, cô hạnh phúc với gia đình nhỏ của mình. 

Ngọc Hạ hát ca khúc 'Dòng sông xanh'

Cẩm Loan

"Có lúc bản thân gần như kiệt sức, về nhà ăn là tôi lăn ra ngủ. Sáng dậy từ 6h sáng đi làm đến 10h30 tối mới xong. Cuối tuần phải chạy show, thậm chí tôi phải tranh thủ ngủ trên máy bay", diễn viên Đức Tiến tiết lộ.

“Ai trở về xứ Việt, nhắn giùm tôi người ấy ở trong tù, nghe đâu đây vang giọng hờn rên xiết…” Bài hát này Khánh Ly hát rất hay, và chắc hẳn đã thuộc lòng, vì đã hát rất nhiều lần. Lần này Khánh Ly đích thân “trở về xứ Việt”, không biết cô sẽ nhắn gì cho những người còn ở trong tù?Cô sẽ có nghe “đâu đây vang giọng hờn rên xiết” của hàng trăm ngàn người dân đang phải sống khổ sở, nhọc nhằn, bị nhà cầm quyền CS cướp nhà, cướp đất?

 //www.youtube.com/watch?v=sm-Bo6YBavc&hd=1

Cũng như nhiều người chống cộng khác ở hải ngoại, mỗi khi nghe tin có một ca sĩ từ thời VNCH về VN hát là mình lại thấy thoáng qua 1 nỗi buồn và trên môi muốn bật lên một lời trách móc, vì đây là một hành động có thể xem là thỏa hiệp, là đồng tình với nhà nước CSVN và những chính sách bán nước hại dân của họ. Nhưng lần nào, mình cũng kìm lại được, cũng ráng tìm đọc các ý kiến khen chê nhiều chiều, và ráng tự đặt mình vào vị trí người ca sĩ đó để hiểu. Và chưa một lần nào mình đã lên tiếng chửi ai, vì thật sự mình chưa thấy ai làm gì quá đáng, đáng bị chửi.

Lần này nghe tin Khánh Ly về nước hát, giá vé đặc biệt cao, mình có nhiều băn khoăn hơn thường lệ. Vì Khánh Ly ngoài những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, còn nổi tiếng vì những ca khúc đấu tranh, hát cho quê hương như “Ai trở về xứ Việt”, “Chút quà cho quê hương”, “Saigon ơi vĩnh biệt”, v.v. đã trở thành 1 biểu tượng chống cộng của người Việt hải ngoại. Đối với nhiều người, hành động trở về nước hát là một sự phản bội đáng lên án.

Trầm lặng mấy ngày suy nghĩ, âm thầm tìm đọc những bài viết về Khánh Ly, còn chưa hình thành rõ rệt chính kiến gì, thì tình cờ nghe lời tâm sự của 3 người bạn ở VN, khiến cho mình có một cái nhìn khác.
Một người bạn sống ở vùng quê miền Nam, từ nhỏ bị nhồi sọ yêu bác yêu đảng, chửi Mỹ căm thù Ngụy, mặc dù bản thân chưa từng gặp bác, chả biết bác đáng yêu chỗ nào, và cũng chẳng hiểu Ngụy là gì, và tại sao lại phải căm thù. Cho đến một ngày, bạn ấy tình cờ nghe được một bài hát nhạc vàng.

Bài hát với âm điệu rất VN, rất du dương, rất truyền cảm, làm xúc động lòng người, khác hẳn với những bài hát đỏ đầy căm thù hay những bài tình ca mì ăn liền bạn ấy vẫn nghe trên TV. Và bạn ấy bắt đầu tìm hiểu, bắt đầu lên mạng tìm vào những room karaoke của người Việt hải ngoại trên Paltalk, vào Youtube tìm những clip nhạc vàng, nhạc lính, nhạc trữ tình trước 1975 để nghe.

Lần đầu được xem những clip nhạc lính trên Youtube, nhìn thấy hình ảnh người lính VNCH quá đẹp, quá phong độ hiên ngang, bạn ấy chợt hiểu ra thật sâu sắc rằng đó không phải là Ngụy, càng không có gì để căm thù. Nghệ thuật và âm nhạc của VNCH, với tính nhân bản của nó, với những rung động rất chân thành của nó, đã hoàn toàn gột rửa tất cả những gì nhà trường và xã hội CS đã nhồi nhét cho bạn ấy.

Một người bạn khác, quê ở vùng “đất cày lên sỏi đá” Nghệ An, quê hương của HCM, gia đình 3 đời là đảng viên trung kiên, lại thường xuyên gửi cho mình những bản MP3 nhạc vàng do chính bạn ấy hát, cũng toàn là nhạc của VNCH ngày xưa. Người bạn này còn sưu tầm hình ảnh những ca sĩ của miền Nam trước 1975 như Khánh Ly, Thanh Tuyền, Giao Linh, Mai Lệ Huyền, Hùng Cường, Chế Linh, Duy Khánh, v.v. và trầm trồ khen ngợi là họ hát quá đỉnh, ca sĩ do CS đào tạo không thể nào sánh bằng.

Một bạn khác, đang sống ở Hà Nội, sau khi nghe Duy Khánh hát bài “Xuân này con không về” đã bảo mình “Thế này mới là nhạc chứ! Ba cái thứ nhạc mì ăn liền bây giờ nghe bài nào cũng na ná giống nhau, ca sĩ hát thì vô hồn, chán chết!”

Thì ra, CS Bắc Việt đã “giải phóng” đời sống vật chất của người dân miền Nam bằng súng đạn. Nhưng người VNCH đã giải phóng lại cho tâm hồn người CS bằng âm nhạc và nghệ thuật. Khỏi cần nói cũng biết cái nào mới thật sự là giải phóng.

Gần đến ngày 30-04, nghe tin Khánh Ly về nước hát, mình không thấy buồn giận gì, mà thấy một niềm an ủi nhẹ nhàng. Hãy để cho người dân miền Bắc, hãy để cho giới trẻ ngày nay, 1 lần được thưởng thức giọng hát và phong thái của 1 ca sĩ VNCH, để họ cảm nhận được từ trong từng tế bào, sự khác biệt, so với những ca sĩ thời nay chỉ giỏi gào thét và lộ hàng trên sân khấu XHCN, mặc dù người ca sĩ này nay đã 70 tuổi.

Âm nhạc, không có biên giới, không thể giết người, nhưng có khi lại là thứ vũ khí sắc bén nhất!

Nguồn: Ngoc Nhi Nguyen. Facebook, 16/04/2014.

//dcvonline.net/2014/04/16/nghi-gi-ve-viec-khanh-ly-ve-viet-nam-hat/

Video liên quan

Chủ Đề