Các ngành HOT Đại học Quốc gia Hà Nội

Theo GS Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tiếp tục đổi mới tuyển sinh, trong đó đẩy mạnh việc tổ chức thi đánh giá năng lực học sinh THPT để làm căn cứ quan trọng trong công tác tuyển sinh.

Toàn cảnh kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 năm 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Việc tuyển sinh sẽ được tiến hành theo 2 đợt:

Đợt 1 dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực và các công cụ khác để tuyển sinh các ngành đào tạo tài năng, chất lượng cao, ngành năng khiếu, ngành có điểm đầu vào cao, ngành nhiều cạnh tranh, lựa chọn thí sinh giỏi để trao học bổng... Mục tiêu là hướng tới tuyển được những em có năng lực phù hợp với khung năng lực ngành nghề. Thí sinh phải tốt nghiệp THTP mới đủ điều kiện được nhập học.

Đợt 2 tuyển sinh chung theo lịch của Bộ GD-ĐT [với những trường tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT 2022] cho các ngành và chỉ tiêu còn lại.

GS Lê Quân nói: “Bước đổi mới này nhằm hướng tới tự chủ hoàn toàn về tuyển sinh và giảm phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Qua đó, tạo đà đổi mới giáo dục phổ thông hướng theo phát triển năng lực. ĐH Quốc gia Hà Nội cũng hướng tới liên minh tuyển sinh các trường cùng sử dụng công cụ đánh giá năng lực”.

Để phục vụ cho hoạt động đổi mới tuyển sinh này, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng dự kiến triển khai sớm việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực học sinh THPT cho năm 2022. Theo đó, đợt thi đầu tiên của năm 2022 có thể diễn ra từ tháng 2. Từ đó đến tháng 8 sẽ có nhiều đợt thi khác. Dự kiến kỳ thi sẽ được tổ chức khoảng 7- 8 lần trong năm cho khoảng 30.000 lượt thí sinh, nhằm phục vụ công tác tuyển sinh trên diện rộng, chứ không chỉ tuyển sinh của riêng ĐH Quốc gia Hà Nội.

Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, qua kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia Hà Nội cho thấy, kỳ thi đạt được mục tiêu về chất lượng, quy trình, kết quả, sự tương đồng, cân bằng độ khó - dễ theo khoa học đo lường - khảo thí hiện đại.

Bài thi có tính phân loại cao, đánh giá năng lực học sinh theo các nhóm năng lực chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; có tương quan thuận với kết quả thi tốt nghiệp nhưng độ khó, tính phân loại cao hơn ở góc độ kiểm tra đánh giá. Điểm trung bình mà thí sinh đạt được là 5,8 trên thang điểm 10.

Đề thi đánh giá năng lực chung gồm 150 câu chia làm 3 phần: tư duy định lượng [50 câu hỏi trong 75 phút], tư duy định tính [50 câu, 60 phút] và khoa học [50 câu thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội, 60 phút].

Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan [lựa chọn một trong bốn đáp án] và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150.

Tin liên quan

Đáp án chi tiết, giải thích dễ hiểu nhất cho câu hỏi: Đại học Quốc gia Hà Nội có những ngành nào?cùng với kiến thức tham khảo về trường Đại học Quốc Gia do Top lời giảibiên soạn là tài liệu cực hay và bổ ích.

Trả lời câu hỏi: Đại học Quốc gia Hà Nội có những ngành nào?

STT

Tên ngành/ chuyên ngành đào tạo

I.Trường Đại học Công nghệ

1

Công nghệ thông tin

2

Công nghệ thông tin [CTĐT CLC]

3

Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản

4

Kỹ thuật máy tính

5

Kỹ thuật Robot [CTĐT thí điểm]

6

Kỹ thuật năng lượng [CTĐT thí điểm]

7

Vật lý kỹ thuật

8

Cơ kỹ thuật

9

Công nghệ kỹ thuật xây dựng

10

Công nghệ hàng không vũ trụ

[CTĐT thí điểm]

11

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

12

Công nghệ nông nghiệp[CTĐT thí điểm]

13

Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử

[CTĐT CLC]

14

Khoa học Máy tính [CTĐT CLC]

15

Hệ thống thông tin [CTĐT CLC]

16

Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu [CTĐT CLC]

17

Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông [CTĐT CLC]

II.Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

1

Toán học

2

Toán tin

3

Máy tính và khoa học thông tin

[CTĐT thí điểm]

4

Máy tính và khoa học thông tin

[CTĐT CLC]

5

Khoa học dữ liệu [CTĐT thí điểm]

6

Vật lý học

7

Vật lý học [CTĐTtài năng]

Vật lý học [CTĐT chuẩn quốc tế]

8

Khoa học vật liệu

9

Công nghệ kỹ thuật hạt nhân

10

Kĩ thuật điện tử và tin học [CTĐT thí điểm]

11

Hóa học

12

Hóa học

11

Hóa học [CTĐT tiên tiến]

12

Công nghệ kỹ thuật hóa học

13

Công nghệ kỹ thuật hóa học [CTĐT CLC]

14

Hóa dược [CTĐT CLC]

15

Sinh học

16

Công nghệ sinh học

17

Công nghệ sinh học [CTĐT CLC]

18

Địa lý tự nhiên

19

Khoa học thông tin địa không gian

[CTĐT thí điểm]

20

Quản lý đất đai

21

Quản lí phát triển đô thị và bất động sản [CTĐT thí điểm]

22

Khoa học môi trường

23

Khoa học môi trường [CTĐT tiên tiến]

24

Công nghệ kỹ thuật môi trường

25

Công nghệ kỹ thuật môi trường

[CTĐT CLC]

26

Khoa học và công nghệ thực phẩm

[CTĐT thí điểm]

27

Khí tượng và khí hậu học

28

Hải dương học

29

Tài nguyên và môi trường nước

[CTĐT thí điểm]

30

Địa chất học

31

Quản lý tài nguyên và môi trường

32

Công nghệ quan trắc và giám sát tài nguyên môi trường [CTĐT thí điểm]

III.Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

1

Báo chí

2

Báo chí [CTĐT CLC]

3

Chính trị học

4

Công tác xã hội

5

Đông Nam Á học

6

Đông phương học

7

Hàn Quốc học

8

Hán Nôm

9

Khoa học quản lý

10

Khoa học quản lý [CTĐT CLC]

11

Lịch sử

12

Lưu trữ học

13

Ngôn ngữ học

14

Nhân học

15

Nhật Bản học

16

Quan hệ công chúng

17

Quản lí thông tin

18

Quản lí thông tin [CTĐT CLC]

19

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

20

Quản trị khách sạn

21

Quản trị văn phòng

22

Quốc tế học

23

Quốc tế học [CTĐT CLC]

24

Tâm lý học

25

Thông tin - thư viện

26

Tôn giáo học

27

Triết học

28

Văn hóa học

29

Văn học

30

Việt Nam học

31

Xã hội học

IV.Trường Đại học Ngoại ngữ

1

Sư phạm tiếng Anh

2

Ngôn ngữ Anh [CTĐT CLC]

3

Ngôn ngữ Nga

4

Ngôn ngữ Pháp [CTĐT CLC]

5

Sư phạm tiếng Trung Quốc

6

Ngôn ngữ Trung Quốc [CTĐT CLC]

7

Sư phạm Tiếng Đức

8

Ngôn ngữ Đức [CTĐT CLC]

9

Sư phạm tiếng Nhật

10

Ngôn ngữ Nhật [CTĐT CLC]

11

Sư phạm tiếng Hàn Quốc

12

Ngôn ngữ Hàn Quốc [CTĐT CLC]

13

Ngôn ngữ Ảrập

V.Trường Đại học Kinh tế

1

Quản trị kinh doanh [CTĐT CLC]

2

Tài chính - Ngân hàng [CTĐT CLC]

3

Kế toán [CTĐT CLC]

4

Kinh tế quốc tế [CTĐT CLC]

5

Kinh tế [CTĐT CLC]

6

Kinh tế phát triển [CTĐT CLC]

VI.Trường Đại học Giáo dục

1

Sư phạm Toán học

2

Sư phạm Vật lý

3

Sư phạm Hóa học

4

Sư phạm Sinh học

5

Sư phạm khoa học tự nhiên

6

Sư phạm Ngữ văn

7

Sư phạm Lịch sử

8

Sư phạm lịch sử và địa lí

9

Quản trị trường học

10

Quản trị công nghệ giáo dục

11

Quản trị chất lượng giáo dục

12

Tham vấn học đường

13

Khoa học giáo dục

14

Giáo dục tiểu học

15

Giáo dục mầm non

VII.Trường Đại học Việt Nhật

1

Nhật Bản học

VIII.Khoa Luật

1

Luật

2

Luật [CTĐT CLC]

3

Luật kinh doanh

4

Luật thương mại quốc tế

IX.Khoa Y Dược

1

Y khoa

2

Dược học

3

Răng - Hàm - Mặt [CTĐT CLC]

4

Điều dưỡng

5

Kĩ thuật hình ảnh y học

6

Kĩ thuật xét nghiệm y học

X.Khoa Quốc tế

1

Kinh doanh quốc tế [CTĐT thí điểm]

2

Kế toán, phân tích và kiểm toán

[CTĐT thí điểm]

3

Hệ thống thông tin quản lí

[CTĐT thí điểm]

4

Phân tích dữ liệu kinh doanh

[CTĐT thí điểm]

5

Marketing [CTĐT cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và trường ĐH HELP – Malaysia]

6

Quản lý [CTĐT cấp 2 bằng ĐH của ĐHQGHN và trường ĐH Keuka – Hoa Kỳ]

7

Tin học và kĩ thuật máy tính [CTĐT LKQT do ĐHQGHN cấp bằng]

8

Ngôn ngữ Anh

9

Kỹ sư Tự động hóa và tin học

XI.Khoa Quản trị và Kinh doanh

1

Quản trị doanh nghiệp và công nghệ

2

Marketing và Truyền thông

3

Quản trị Nhân lực và Nhân tài

4

Quản trị và An ninh

XII.Khoa Các khoa học liên ngành

1

Quản trị thương hiệu

[CTĐT thí điểm]

2

Quản trị tài nguyên và di sản

[CTĐT thí điểm]

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích hơn về trường Đại học Quốc Gia Hà Nội nhé!

Kiến thức tham khảo về trường Đại học Quốc Gia

1. Giới thiệu chung về trường Đại học Quốc gia Hà Nội

- Đại học Quốc gia Hà Nội[ĐHQGHN - tên giao dịch bằngtiếng Anh: Vietnam National University, Hanoi; viết tắt là VNU]là một trong hai hệ thốngĐại học Quốc giacủaViệt Nam, được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp củaChính phủ, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục của Việt Nam.

- ĐHQGHN làtrung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao tri thức và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; ngang tầm khu vực, dần đạt trình độ quốc tế; đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đại học tiên tiến.

+ Loại trường: Công lập

+ Loại hình đào tạo: Đại học – Sau đại học

+ Lĩnh vực: Đa ngành

+ Địa chỉ: 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

+ Điện thoại: 0437 547 670

+ Email:

+ Website://www.vnu.edu.vn/

+ Fanpage://www.facebook.com/VNU.DHQG

2.Sứ mệnh

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

3. Tầm nhìn

- Trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á.

4. Những lưu ý khi chọn ngành của Đại học quốc gia Hà Nội

- Để chọn ngành của trường đại học quốc gia Hà Nội phù hợp thì việc đầu tiên học sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ các ngành của trường, những thông tin cơ bản như mã ngành, khối thi và điểm xét tuyển vào trường. Cùng với đó chính là những thông tin về chỉ tiêu xét tuyển. Khi nắm chắc được những thông tin trên bạn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn.

- Ngoài việc tìm hiểu thông tin về ngành thì ứng viên cũng cần tìm hiểu những thông tin về cơ hội việc làm của ngành đó, mức học phí của ngành và một vài thông tin khác. Việc tìm hiểu càng nhiều thông tin về ngành sẽ giúp ứng viên lựa chọn được ngành phù hợp.

Video liên quan

Chủ Đề