Các phương pháp cơ bản trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên là gì

Hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên đã và đang đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ sở đoàn chưa thực sự chủ động, tích cực trong tổ chức hoạt động; tỷ lệ thu hút, tập hợp đoàn viên, thanh niên [ĐVTN] trên địa bàn dân cư còn thấp; chất lượng cơ sở đoàn ở địa bàn dân cư nhiều nơi còn yếu kém... Để phát huy sức mạnh của tuổi trẻ, các cấp bộ đoàn luôn xác định phải “gỡ nút thắt” qua từng khâu.

Đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động “Tiếp sức mùa thi” tại Trường THPT Cẩm Thủy 1, huyện Cẩm Thủy.

Phải “mạnh” từ hoạt động phong trào

Để phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức đoàn cơ sở, các hoạt động của đoàn thanh niên phải không ngừng được đổi mới, nâng cao. Trong đó, đòi hỏi mỗi cơ sở đoàn phải có những cách làm hay, hiệu quả. Với phương châm “Bám sát nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của ĐVTN”, đồng chí Lê Thị Hạnh, Bí thư Huyện đoàn Cẩm Thủy, chia sẻ: Huyện đoàn đã chủ động khảo sát, tìm hiểu, nắm bắt tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN; quan tâm hỗ trợ thanh niên về việc làm, vốn vay, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, tạo nhiều sân chơi lành mạnh phù hợp với từng đối tượng thanh niên. Cùng với đó, Huyện đoàn cũng chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh niên, tạo cơ hội cho thanh niên có điều kiện đóng góp sức trẻ tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Mặc dù việc tổ chức các hoạt động đoàn hiện nay tại cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là trong công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, do nhiều thanh niên đi học, đi làm ăn xa; kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của chi đoàn cơ sở còn hạn chế, mức phụ cấp cho cán bộ đoàn cơ sở còn thấp... nhưng với việc đẩy mạnh, phát huy tốt tinh thần xung kích của tuổi trẻ, đồng chí Vũ Thị Minh Tâm, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung, cho biết: Huyện đoàn đã tập trung xây dựng các phong trào cụ thể, mở rộng liên kết với các trung tâm đào tạo, dạy nghề tạo điều kiện, giúp đỡ ĐVTN học tập, nâng cao trình độ, cải thiện chất lượng lao động, hỗ trợ thanh niên tạo việc làm... Qua đó, đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác đoàn và thu hút đông đảo ĐVTN sôi nổi tham gia các phong trào của địa phương.

Với phương châm phải “mạnh” trong hoạt động phong trào, Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đoàn triển khai thực hiện các nội dung đột phá gồm: Tập trung các giải pháp và đầu tư nguồn lực góp phần nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đoàn trên từng địa bàn dân cư; phát huy vai trò của trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh, thiếu nhi, tăng cường phối hợp thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn, tăng cường cán bộ trẻ đi cơ sở; chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và xây dựng nông thôn mới; học tập ngoại ngữ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; triển khai mô hình tại cơ sở gắn với từng đối tượng cụ thể nhằm thu hút đoàn viên... Nhờ vậy, công tác đoàn thanh niên từ tỉnh đến cơ sở được chú trọng; vai trò xung kích của ĐVTN phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Từ đầu năm đến 30-6, các cơ sở đoàn đã huy động được 650.000 lượt ĐVTN tham gia các hoạt động tình nguyện như: chung tay xây dựng nông thôn mới; xây nhà nhân ái, hiến máu tình nguyện... trong đó, đã huy động trên 20.000 lượt ĐVTN thường xuyên duy trì hoạt động “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”, trồng mới hơn 300.000 cây xanh...; tu sửa, làm mới được 30 km đường giao thông liên thôn, bản, xây mới 46 tuyến đường tranh bích họa...

Coi trọng chất lượng tổ chức đoàn cơ sở

Thực tế cho thấy, hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên đã và đang đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của địa phương. Tuy nhiên, hiện còn không ít cơ sở đoàn chưa thực sự chủ động, tích cực trong tổ chức hoạt động, một số cán bộ đoàn chủ chốt cơ sở chưa đề cao trách nhiệm đối với công việc, dẫn đến hiệu quả các phong trào chưa cao. Đơn cử, như tổ chức hoạt động đoàn - hội trong một số doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước do vướng mắc từ khâu nhận thức của nhiều chủ doanh nghiệp về vị trí, vai trò của tổ chức đoàn nên không tạo điều kiện để tổ chức đoàn hoạt động. Cùng với đó, tỷ lệ thu hút, tập hợp đoàn viên trên địa bàn dân cư còn thấp; chất lượng cơ sở đoàn ở địa bàn dân cư nhiều nơi còn yếu kém. Việc duy trì sinh hoạt chi đoàn hàng tháng nhìn chung không được thường xuyên, có khi 2 - 3 tháng mới sinh hoạt 1 lần. Có nơi, có thời điểm chi đoàn chỉ còn lại bộ khung ban chấp hành, không có phong trào, không có hoạt động. Về vấn đề này, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn cũng thẳng thắn nhìn nhận: Thực trạng này đang phổ biến ở nhiều chi đoàn trên địa bàn tỉnh. Thêm vào đó, đội ngũ bí thư, phó bí thư chi đoàn ở các thôn, làng, bản, khu phố không ổn định, vừa thiếu lại vừa yếu về kỹ năng nghiệp vụ cũng như khả năng tổ chức hoạt động và tập hợp ĐVTN. Không có lực lượng nên nhiều chi đoàn ở khối địa bàn dân cư chỉ tập trung hoạt động vào dịp nghỉ hè hoặc dịp tết khi học sinh được nghỉ học, ĐVTN làm ăn xa trở về quê hương.

Ban Chấp hành Tỉnh đoàn khóa XVIII, nhiệm kỳ 2017-2022 đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TĐTN ngày 6-8-2018 về đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức đoàn xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018-2022, trong đó một trong những nội dung trọng tâm là đưa đoàn viên khối trường học về sinh hoạt tại địa bàn dân cư. Trên cơ sở đó, 100% các huyện thị, thành đoàn, đoàn trực thuộc đã xây dựng, triển khai hướng dẫn ĐVTN khối trường học tham gia sinh hoạt đoàn tại nơi cư trú.

Tại huyện Quảng Xương, công tác giới thiệu, quản lý ĐVTN khối trường học về tham gia sinh hoạt, hoạt động tại nơi cư trú đã được Huyện đoàn Quảng Xương chỉ đạo và triển khai từ năm 2012. Thực hiện kế hoạch của Huyện đoàn, đoàn Trường THPT Quảng Xương 1 đã bàn giao danh sách ĐVTN về sinh hoạt tại địa bàn dân cư. Năm học 2020-2021, đoàn trường đã bàn giao 1.680 ĐVTN về 112 chi đoàn thôn của 15 đoàn xã, thị trấn trong huyện. Tuy vậy, theo đồng chí bí thư đoàn Trường THPT Quảng Xương 1, Lưu Ngọc Châu cho biết: “Mặc dù đoàn trường đã làm rất tốt công tác quản lý, giới thiệu ĐVTN về tham gia sinh hoạt tại địa bàn dân cư, nhưng một số đơn vị khối xã, thị trấn chưa quản lý tốt công tác tiếp nhận ĐVTN, làm mất phiếu quản lý ĐVTN, công tác đánh giá, xếp loại ĐVTN còn nể nang, công tác trao đổi 2 chiều đôi khi chậm làm ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng đoàn viên vào cuối kỳ học, cuối năm học”...

Gắn với đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động để các hoạt động của đoàn thực sự hấp dẫn, mới mẻ, lôi cuốn thanh niên, phát huy chức năng trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên trong học tập, rèn luyện, đồng chí Vũ Thị Minh Tâm, Bí thư Huyện đoàn Hà Trung, cho rằng: “Để thu hút học sinh tham gia cần tập trung vào những vấn đề mà thanh niên quan tâm. Phải xây dựng chương trình, kế hoạch bài bản, chặt chẽ, nghiêm túc, có nhiều nội dung sinh hoạt thiết thực, bổ ích, qua đó giúp các em tạo hứng thú và nhiệt huyết hơn khi tham gia sinh hoạt tại địa bàn dân cư”. Hay chia sẻ của đồng chí Lê Thị Kim Oanh, Bí thư Huyện đoàn Yên Định: “Để thu hút ĐVTN tham gia một cách tích cực thì trách nhiệm của ban thường vụ đoàn xã, thị trấn cần phải tổ chức được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao hấp dẫn, lôi cuốn. Đây là nhân tố quyết định tạo sự đồng thuận, tự nguyện tham gia vì thích chứ không phải vì áp lực của giấy nhận xét”.

Để đẩy mạnh hơn nữa công tác đoàn ở cơ sở, Ban Chấp hành Tỉnh đoàn đã ra nghị quyết về “Củng cố, nâng cao chất lượng cơ sở đoàn địa bàn dân cư”. Nghị quyết triển khai đã góp phần mở rộng đối tượng thanh niên tham gia sinh hoạt và thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt, chất lượng đoàn viên, sức chiến đấu và năng lực tập hợp, giáo dục thanh niên ở cơ sở. 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã kết nạp được 24.158 đoàn viên mới. Công tác quản lý đoàn viên được chấn chỉnh, 100% đoàn viên sau khi kết nạp đăng ký chương trình “Rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới”. Các cơ sở đoàn đã duy trì tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý theo hướng thiết thực, bổ ích, hấp dẫn, lôi cuốn đoàn viên; chi đoàn làm tốt việc tiếp nhận đoàn viên khu vực cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp tham gia sinh hoạt, hoạt động theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; 100% chi đoàn xây dựng được quỹ đoàn để phục vụ cho hoạt động, chi đoàn thường xuyên thực hiện tốt các hoạt động do đoàn cấp trên triển khai và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Bài và ảnh: Lê Phượng

.

Cập nhật lúc: 04:54, 28/11/2019 [GMT+7]

Chủ trương 1+1 [mỗi đoàn viên giới thiệu ít nhất một thanh niên tham gia tổ chức Đoàn, Hội] là một trong những nội dung mà Nghị quyết đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ 2017-2022 đặt ra nhằm đẩy mạnh đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.

Tổ chức các hoạt động sôi nổi để thu hút thanh niên. Trong ảnh: Thanh niên tại huyện Cẩm Mỹ tham gia trang trí heo đất với chủ đề Hướng về biển đảo Tổ quốc. Ảnh: N.Sơn

Từ đầu năm đến nay, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã phát triển được trên 41 ngàn đoàn viên, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018 [chỉ tiêu đề ra đầu năm là tăng 2% tổng số đoàn viên cuối năm 2018].

* Tạo không khí thi đua sôi nổi

Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Cao Cường cho biết, ngay sau khi có Nghị quyết đại hội Đoàn toàn quốc [nhiệm kỳ 2017-2022], Chủ trương 1+1 đã được phổ biến đến các cấp bộ Đoàn, cán bộ, đoàn viên thanh niên trong tỉnh. Tuy nhiên, để việc thực hiện Chủ trương 1+1 trở thành phong trào thi đua rộng khắp, Tỉnh đoàn đã xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi đua thực hiện Chủ trương 1+1 giai đoạn 2018-2022 trong các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở, đến cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên đang sinh hoạt, học tập, lao động sản xuất trên toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn giao chỉ tiêu phát triển đoàn viên mới cho các đơn vị trực thuộc, đưa nội dung thực hiện Chủ trương 1+1 trở thành tiêu chí thi đua hằng năm và cả nhiệm kỳ. Để giúp các đơn vị hiểu đúng, hiểu trúng chủ trương, Tỉnh đoàn phân công ban chuyên môn phụ trách các cụm thi đua hướng dẫn, theo dõi, chỉ đạo thực hiện, đồng thời thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chủ trương 1+1 tại các đơn vị.

Trên cơ sở kế hoạch phát động thi đua của Tỉnh đoàn, hiện đã có 24/27 đơn vị huyện, thành đoàn, cơ sở Đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch thực hiện. Riêng 3 đơn vị: Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, Đoàn Thanh niên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Đoàn Thanh niên Tổng công ty cao su Đồng Nai do không còn nguồn để phát triển đoàn viên mới nên không xây dựng kế hoạch mà chỉ tuyên truyền, vận động đoàn viên của đơn vị tham gia vận động thanh niên tham gia tổ chức Đoàn, Hội tại địa bàn cư trú.

Không khí thi đua thực hiện Chủ trương 1+1 tại các cơ sở Đoàn diễn ra sôi nổi. Nhiều cơ sở Đoàn đã có cách làm hay, phù hợp với thực tế tại địa phương.

Anh Đỗ Doãn Hợi, Bí thư Đoàn xã Xuân Tây [huyện Cẩm Mỹ] cho hay, thực hiện Chủ trương 1+1, các chi đoàn trong xã tiến hành rà soát nắm số lượng thanh niên có mặt tại địa phương. Bên cạnh đó, phân công cho các đoàn viên nòng cốt tuyên truyền về tổ chức Đoàn, Hội; về quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng khi tham gia tổ chức Đoàn, Hội để thanh niên thấy lợi ích khi tham gia. Đặc biệt, khi tổ chức thực hiện các công trình, phần việc thanh niên, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, đoàn viên nòng cốt đều vận động thanh niên cùng tham gia trải nghiệm…

Từ một chi đoàn có ít đoàn viên, số đoàn viên mới hằng năm tăng không đáng kể, sau khi triển khai Chủ trương 1+1, công tác phát triển đoàn viên mới của Chi đoàn ấp 4, xã Xuân Hưng [huyện Xuân Lộc] cải thiện rõ rệt. Trong năm 2019, chi đoàn đã kết nạp mới được 18 đoàn viên mới, nâng tổng số đoàn viên chi đoàn lên 54 người. Anh Wahidabivi, Bí thư Chi đoàn ấp 4, xã Xuân Hưng chia sẻ, đoàn viên chi đoàn chủ yếu là người dân tộc Chăm nên ngoài việc rà soát nắm chắc số lượng thanh niên đang sinh sống trên địa bàn ấp, phân công đoàn viên vận động thanh niên tham gia tổ chức Đoàn, Hội, Chi đoàn còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề giới thiệu các bài hát, điệu múa, phong tục tập quán của người Chăm nhằm thu hút sự chú ý của thanh niên.

* Nâng cao trách nhiệm của đoàn viên

Bên cạnh những đơn vị có mô hình hay, cách làm sáng tạo, thực tế công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cũng cho thấy một số cán bộ Đoàn, đặc biệt là đoàn viên vẫn chưa hiểu rõ về Chủ trương 1+1 dẫn đến thụ động, thiếu sáng tạo trong việc tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội. Các phong trào, hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội ở một số nơi vẫn chưa thật sự hiệu quả, thiếu sức hút đối với thanh niên. Trong khi đó, một bộ phận thanh niên còn thờ ơ với tổ chức Đoàn gây khó khăn cho công tác tập hợp…

Lãnh đạo Tỉnh đoàn trao huy hiệu cho đoàn viên tại lễ kết nạp đoàn viên mới. Ảnh: N.Sơn

Nghị quyết Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai đề ra chỉ tiêu phấn đấu trong nhiệm kỳ 2017-2022 phát triển trên 200 ngàn đoàn viên mới. Đây là con số không hề nhỏ, đòi hỏi sự chung tay của tất cả các cấp bộ Đoàn từ tỉnh đến cơ sở trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội.

Sau 2 năm thực hiện Chủ trương 1+1, có thể nói đây là một giải pháp khá phù hợp để các cấp bộ Đoàn thúc đẩy công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia tổ chức Đoàn, Hội. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ tập hợp thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội tăng bình quân từ 2-3% mỗi năm, theo Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Cao Cường, các cấp bộ Đoàn cần tiếp tục triển khai phong trào thi đua thực hiện Chủ trương 1+1 một cách thường xuyên, liên tục.

Trong đó, đối với tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương tiếp tục bám sát kế hoạch đã đề ra, phân bổ chỉ tiêu cho các cơ sở Đoàn đi đôi với hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hạn chế tình trạng vì chỉ tiêu mà chạy theo thành tích. Đối với các cơ sở Đoàn, theo Bí thư Tỉnh đoàn Nguyễn Cao Cường, căn cứ vào chỉ tiêu được giao, xác định lộ trình để bồi dưỡng, kết nạp đoàn viên mới. Thường xuyên rà soát danh sách thanh niên đủ tuổi kết nạp Đoàn theo quy định của Điều lệ Đoàn để có biện pháp theo dõi, giúp đỡ, bồi dưỡng. Định kỳ hằng năm phát động thi đua, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đoàn viên để vận động, thu hút ít nhất một thanh niên vào tổ chức Đoàn, Hội; đưa nội dung này trở thành tiêu chí để đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của đoàn viên. Đặc biệt, các cơ sở Đoàn cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đoàn viên nhận thức được trách nhiệm của mình trong thực hiện Chủ trương 1+1.

Với nhiệm vụ theo dõi quá trình triển khai thực hiện Chủ trương 1+1 của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, anh Lê Quang Vinh, Trưởng ban Tổ chức - kiểm tra Tỉnh đoàn cho rằng vai trò của đoàn viên rất quan trọng, song để tạo sức hút với thanh niên, các cơ sở Đoàn cần tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức phù hợp với thị hiếu của thanh niên, nhất là thanh niên địa bàn dân cư nhằm nâng cao vị thế của tổ chức Đoàn, Hội.

Cũng theo anh Vinh, đã có phát động thi đua thì các cấp bộ Đoàn cần định kỳ có sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong triển khai thực hiện Chủ trương 1+1 để tuyên dương khen thưởng nhằm nhân rộng điển hình tiên tiến, tạo động lực để đoàn viên tích cực thực hiện Chủ trương 1+1.

Nga Sơn

Video liên quan

Chủ Đề