Các tôn giáo không được Nhà nước công nhận

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở tôn giáolà gì?
  • 2. Điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo
  • 3. Quy định vềđăng ký sinh hoạt tôn giáo
  • 3.1. Hồ sơ đăng kýsinh hoạt tôn giáo
  • 3.2.Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:
  • 4. Quy định vềđăng ký hoạt động tôn giáo:
  • 4.1. Điều kiện để được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo
  • 4.2. Hồ sơ đăng ký hoạtđộng tôn giáo
  • 5. Quy định về quản lý tài sản cơ sở tôn giáo

1. Cơ sở tôn giáolà gì?

Ngày 18/11/2016 Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Cơ sở tôn giáo được quy định tạiKhoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016[có hiệu lực từ ngày 01/01/2018], theo đó:

Cơ sở tôn giáogồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

2. Điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 18/11/2016, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. So với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm mới đáng chú ý, trong đó điều kiện để thành lập một tổ chức tôn giáo trực thuộc và điều kiện để công nhận một tổ chức tôn giáo mới cũng được sửa đổi. Cụ thể:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc khi trong Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở cho tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Một tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo mới khi đáp ứng đủ các điều kiện: Trước hết, tổ chức phải hoạt động tôn giáo ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo [Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và văn bản hướng dẫn thi hành quy định thời gian hoạt động ổn định, liên tục là 23 năm].

Để được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức đó phải: Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi; có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật; tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc; người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở và nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngoài ra, tổ chức còn phải đáp ứng một số điều kiện như: Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; có cơ cấu tổ chức theo hiến chương; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

>> Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa tôn giáo với chính trị và pháp luật

Đối với tổ chức tôn giáo được công nhận sau ngày Luật có hiệu lực, thời điểm tổ chức được công nhận là tổ chức tôn giáo đồng thời với thời điểm tổ chức được công nhận là pháp nhân phi thương mại. Đối với các tổ chức được công nhận trước ngày Luật này có hiệu lực sẽ trở thành pháp nhân phi thương mại kể từ ngày Luật có hiệu lực với điều kiện tổ chức phải điều chỉnh, đăng ký hiến chương theo quy định tại đại hội gần nhất.

Sau khi được công nhận là tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo đó được thực hiện phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo theo Hiến chương và theo quy định của pháp luật.

3. Quy định vềđăng ký sinh hoạt tôn giáo

- Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

3.1. Hồ sơ đăng kýsinh hoạt tôn giáo

+ Văn bản đăng ký sinh hoạt tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký;

+Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.

3.2.Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:

+ Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo;

+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

>> Xem thêm: Phân tích đặc điểm và sức mạnh của tôn giáo trong đời sống xã hội

+ Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc.

4. Quy định vềđăng ký hoạt động tôn giáo:

4.1. Điều kiện để được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo

+ Có sinh hoạt tôn giáo ổn định từ hai mươi năm trở lên kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận sinh hoạt tôn giáo, không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016;

+ Là tổ chức của những người có cùng niềm tin; có giáo lý, giáo luật, lễ nghi, đường hướng hành đạo và hoạt động gắn bó với dân tộc, không trái với thuần phong, mỹ tục và quy định của pháp luật;

+ Không thuộc tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

+ Tên gọi của tổ chức không trùng với tên các tổ chức tôn giáo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận hoặc tên các danh nhân, anh hùng dân tộc;

++ Có địa điểm hợp pháp để hoạt động tôn giáo;

+ Có người đại diện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có uy tín trong tổ chức và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.

Tổ chức khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này nếu có nhu cầu đăng ký hoạt động tôn giáo, có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 92/2012/NĐ-CP hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

>> Xem thêm: Chuẩn mực tôn giáo là gì ? Đặc điểm, chính sách về chuẩn mực tôn giáo

4.2. Hồ sơ đăng ký hoạtđộng tôn giáo

+ Văn bản đăng ký hoạt động tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tên tổ chức, họ và tên người đại diện tổ chức, nơi cư trú, nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam, tôn chỉ, mục đích, cơ cấu tổ chức, phạm vi hoạt động, dự kiến nơi đặt trụ sở chính;

+ Giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Danh sách dự kiến những người đại diện tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hợp pháp xác nhận;

+ Số lượng người tin theo.

- Thẩm quyền cấp đăng ký và thời hạn trả lời: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở Trung ương có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh có trách nhiệm cấp đăng ký cho tổ chức có phạm vi hoạt động chủ yếu ở một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức có hoạt động tôn giáo liên tục, không vi phạm các quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP và đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 được quyền đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo.

Tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

- Văn bản đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tên tổ chức đề nghị công nhận, tên giao dịch quốc tế [nếu có], họ và tên người đại diện tổ chức, số lượng tín đồ, phạm vi hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị, cơ cấu tổ chức, trụ sở chính của tổ chức;

>> Xem thêm: Kinh Cô-ran là gì ? Tìm hiểu về Kinh Cô-ran ?

- Báo cáo tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo;

+ Giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

- Hiến chương, điều lệ của tổ chức.

Thẩm quyền công nhận: Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Thủ tướng Chính phủ xét công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận tổ chức tôn giáo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo; trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo đã đủ 03 năm nhưng trong quá trình hoạt động tôn giáo vi phạm quy định tại Điều 15 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý thì không được xét công nhận tổ chức tôn giáo. Để được xét công nhận, tổ chức có trách nhiệm đăng ký lại theo quy định tại Điều 6 Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Sau thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp đăng ký lại, nếu không vi phạm pháp luật thì được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận tổ chức tôn giáo.

5. Quy định về quản lý tài sản cơ sở tôn giáo

Theo Điều 56 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo được quy định như sau:

1.Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức; quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

3.Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp vớiquy định của pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

>> Xem thêm: Tín ngưỡng là gì ? Tôn giáo là gì ? Mê tín dị đoan là gì ?

4.Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, góp vốn tài sản bằng quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Video liên quan

Chủ Đề