Các tông màu vintage trong blend màu là gì năm 2024

Xin chào các bạn mình là Nhok Mon, mình thường xuyên theo dõi các bài viết trên Việt Designer, đặc biệt là ở mảng blend màu. Mình rất thích vọc màu ảnh, và hôm qua tình cờ mình có đăng 1 tác phẩm blend màu lên I Love [Photoshop] fanpage và nhận được nhiều ý kiến khen chê, có nhiều người bảo rằng stock đã quá đẹp và khi blend sẽ làm xấu đi stock, nhưng theo ý kiến của mình thì blend ảnh là theo tâm trạng, có thể đối với người này là xấu nhưng với người sẽ là đẹp.

Đây là tác phẩm mình gửi lên I Love [Photoshop] và đã nhận được khá nhiều ý kiến khen chê.

Và thực đúng như vậy, tuy có nhiều ý kiến chê nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều ý kiến đồng tình và đề nghị mình viết tutorial chia sẻ, và được sự động viên của Admin nên mình cũng quyết định chia sẻ 1 bài viết hướng dẫn cách blend màu như thế cho những ai quan tâm. Và theo ý kiến của Admin thì mình đã chọn 1 stock ảnh khác để làm bài hướng dẫn này.

Đây là 1 dạng màu vintage trông hơi buồn bả, và mình xin chia sẻ kinh nghiệm chọn stock cho bài blend màu này đó là cảnh vật và hoa lá, hạn chế chọn stock là người vì khi blend sẽ bị ám màu trông sẽ bị xấu model, nếu muốn chọn stock là người bạn nên tạo 1 vùng chọn riêng cho mẫu.

Okay! Mình bắt đầu tiến hành bài tut này luôn nha! Đầu tiên, mở stock ra:

Click vào ảnh để lấy full size

Bước 1: vào Image -> Mode, để đổi từ hệ màu RGB sang hệ màu Lab

Bước 2: vào kênh Channel, chọn kênh a, ấn tổ hợp phím Ctrl+A để bao trọn toàn bộ kênh a, rồi các bạn ấn tiếp tổ hợp phím Ctrl+C để copy toàn bộ kênh a.

Sau đó các bạn chọn kênh b, và ấn tổ hợp phím Ctrl+V để dán kênh a lên kênh b

Các bạn về lại kênh Layer, ấn Ctrl+D để bỏ vùng chọn.

Bước 3: các bạn lại vào Image -> Mode để chuyển hệ màu Lab sang hệ màu RGB

Ta được kết quả như thế này:

Bước 4: tạo 1 lớp Seclective Color, với các thông số màu như sau:

Ta được kết quả như sau:

Bước 5: tạo một lớp Soild Color [Layer -> New fill layer -> Soil Color]

Các bạn có thể tùy chỉnh Opacity khoảng từ 30 ~50 để hình trông được đẹp hơn.

Vậy là ta đã có kết quả cuối cùng như thế này 😡

Một số kết quả áp dụng kiểu Blend màu trên:

Các bạn có thể thử với những Stock về cảnh, vật nào đó trông thật đơn giản thì hiệu quả sẽ rất cao đó! Chúc các bạn thành công!

Retro là một xu hướng rất được yêu thích trong những năm 50 của thế kỷ trước. Với sức hút và màu sắc đa dạng, phong cách này tiếp tục lan tỏa đến mọi lĩnh vực kiến trúc, thiết kế, thời trang ngày nay. Vậy Retro là gì? Màu retro có gì đặc biệt? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ColorME nhé

Retro là gì?

Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20 để mô tả những xu hướng, những phong cách xuất hiện trong quá khứ. Phong cách Retro chủ yếu là mượn, sao chép hoặc thiết kế bắt chước. Không hẳn dập khuôn toàn bộ hơi thở quá khứ, phong cách retro hòa trộn giữa những điều mới mẻ của hiện tại và hoài cổ của quá khứ.

Có thể nói rằng, retro là một phong cách mang tính chất hoài cổ nhưng cũng không kém phần hiện đại.

Xu hướng màu Retro

Màu retro là những màu có độ bão hòa thấp, kém tươi hơn so với màu gốc và có cảm giác phẳng hơn so với các màu khác. Phối màu retro thường được sử dụng để tạo cảm giác xưa cũ hoặc cổ điển. Màu retro đã trở lại thời trang nhiều năm nay, một phần do sự phổ biến của các bộ lọc ảnh trong các ứng dụng điện thoại di động như Instagram.

Retro khá phổ biến vì phong cách thiết kế dễ dàng tạo chạm đến xúc cảm của thời đại. Xu hướng retro cũng được bổ sung bởi các đặc điểm khác biệt khác, chẳng hạn như việc sử dụng các vòng tròn và starburst [hình sao bắn tóe], texture chảy tràn và chữ có dáng cong.

Đặc điểm của phối màu Retro

Điều đầu tiên bạn nhận thấy trong cách phối màu retro, đó là thiếu màu sáng. Hue [tone màu] bị giảm xuống gần như tối đa - để tạo ra màu sắc ấn tượng.

Một bảng màu retro thường không chứa nhiều màu tint [màu ám trắng]. Để sử dụng bảng màu retro cho một dự án, bạn không chỉ lựa chọn màu sắc, mà còn phải cân nhắc số lượng màu bao nhiêu là thích hợp. Một thiết kế phối màu retro chuẩn chỉ gồm một vài màu - để có thể mô phỏng khả năng in màu trong một thời kỳ nhất định mà họ muốn truyền tải. Việc in màu đầy đủ ở thời đại trước không phổ biến vì những hạn chế trong công nghê in ấn và chi phí đắt đỏ.

Trong phối màu retro, có hai nguyên tắc được sử dụng phổ biến là Analogus - Phối màu liền kề [hay còn gọi là phối Tương tự] bằng cách dùng những màu nằm cạnh nhau trên Color Wheel. Và nguyên tắc thứ hai là Complementary - Phối màu Tương phản. Phương pháp này sử dụng những màu đối diện nhau trong Color Wheel. Làm nổi bật sự tương phản là phong cách phối màu rất phổ biến trong những năm 1950-1970. Cho đến nay nó vẫn được xem là dấu hiệu của Retro style.

Cảm hứng màu retro

Dưới đây là một số bảng màu retro cuốn hút bạn có thể tham khảo cho các thiết kế của mình

Mediterrasian

Casual beach day

Historic idea

Do The Bartman

Magico

Humara

Too in love

Onaso

Phông chữ Retro

Typography quan trọng ngang bằng với màu sắc khi bạn lựa chọn và làm việc chủ đề retro. Bảng màu retro của bạn sẽ không mang đến nhiều ấn tượng nếu như kết hợp sai kiểu chữ.

Các bảng màu retro có xu hướng hoạt động tốt nhất với Period lettering [kiểu chữ chỉ được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định] hoặc với các kiểu chữ có nhiều đường cong. Mặc dù hai loại này đã có nhiều thay đổi đáng kể, nhưng chúng vẫn tạo cảm giác và mang đến thông điệp rất “retro”.

Nếu bạn muốn dùng những kiểu chữ hiện đại hơn, thử chọn các màu từ các vị trí chính trên color wheel như [đỏ, vàng và xanh lam]. Hoặc các lựa chọn khác sáng hơn như màu cam hoặc màu tím.

Đối với các chữ có nhiều đường cong hoặc góc cạnh hơn, sử dụng các màu tối, chẳng hạn như màu nâu, xanh lá cây hoặc màu xám.

Tạm kết,

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về màu retro và các cách phối màu chủ đạo của phong cách retro, để có thể áp dụng thành công trong thiết kế của mình. Nếu bạn đang tìm hiểu về thiết kế, tham khảo các khóa học thiết kế cho người mới bắt đầu tại ColorME nhé.

Chủ Đề