Các yêu cầu về phương pháp dạy học Tiếng Anh theo chương trình GDPT 2022

Kết cấu đa thành phần

Theo Chương trình GDPT môn Tiếng Anh Bộ GD&ĐT công bố, mục tiêu cơ bản của chương trình là giúp HS hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp].

Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của HS phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, cụ thể là: HS kết thúc cấp tiểu học đạt bậc 1, HS kết thúc cấp THCS đạt bậc 2, HS kết thúc cấp THPT đạt bậc 3.

Nội dung dạy học trong Chương trình GDPT môn Tiếng Anh được thiết kế theo kết cấu đa thành phần, bao gồm: Hệ thống các chủ đề [khái quát], các chủ điểm [cụ thể] mang tính gợi ý; các năng lực giao tiếp phù hợp với chuẩn năng lực cần đạt; danh mục kiến thức ngôn ngữ [ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp] gợi ý phù hợp với việc phát triển năng lực giao tiếp ở cấp độ đã được qui định trong chuẩn đầu ra. Nội dung văn hoá được dạy học lồng ghép, tích hợp trong hệ thống các chủ đề, chủ điểm.

Nội dung dạy học cả về năng lực giao tiếp lẫn kiến thức ngôn ngữ đều dựa trên yêu cầu của năng lực giao tiếp bậc 1, 2 và 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể:

Các nội dung dạy học ở bậc tiểu học cần đảm bảo giúp HS có khả năng “hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/ bạn bè,… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”;

Các nội dung dạy học ở bậc THCS cần đảm bảo giúp HS có khả năng “hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản [như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm…]. Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu”;

Các nội dung dạy học ở bậc THPT cần bảo đảm giúp HS có khả năng “hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra ở những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, ước mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình”.

Cần đáp ứng yêu cầu cơ bản về hạ tầng đảm bảo cho việc dạy và học Ngoại ngữ. Ảnh: Như Hùng 

Chủ đạo là đường hướng giao tiếp

Về phương pháp GD, theo Chương trình đã được công bố, đường hướng chủ đạo trong Chương trình GDPT môn Tiếng Anh là đường hướng giao tiếp. Đường hướng này nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của HS. Các phương pháp giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Đường hướng chủ đạo này quy định các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của HS.

Giáo viên cần hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý của HS ở các cấp học khác nhau, coi HS là những chủ thể tích cực tham gia vào quá trình học tập. Giáo viên tạo cơ hội cho HS sử dụng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh, tình huống có nghĩa, sát với cuộc sống hằng ngày, dành thời gian cho HS tham gia vào các hoạt động giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc và viết. Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong quá trình dạy học trên lớp và tạo cơ hội tối đa để HS sử dụng tiếng Anh trong và ngoài lớp học.

Chương trình GDPT môn Tiếng Anh được dạy từ lớp 3 - 12 và tuân thủ các quy định trong Chương trình GDPT tổng thể của Bộ GD&ĐT về thời lượng dạy học môn học. Ở cấp tiểu học, HS học 4 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 3 khối lớp là 420 tiết. Cấp THCS, HS học 3 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 4 khối lớp là 420 tiết. Cấp THPT, HS học 3 tiết/tuần; tổng số tiết học cho 3 khối lớp là 315 tiết. Tổng số tiết học của toàn bộ Chương trình là 1.155 tiết. 

Giáo viên sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS và điều kiện học tập ở địa phương, sử dụng hiệu quả các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình dạy học, hướng dẫn HS sử dụng đồng bộ các tài liệu và phương tiện học tập như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, học liệu điện tử, thiết bị nghe nhìn, công nghệ thông tin và truyền thông... để nâng cao hiệu quả dạy học.

Về đánh giá kết quả giáo dục, việc đánh giá hoạt động học của HS phải bám sát mục tiêu và nội dung dạy học của chương trình, dựa trên yêu cầu cần đạt đối với các kỹ năng giao tiếp ở từng cấp lớp. Nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá cần bám sát mục tiêu dạy học, có tính đến những thay đổi trong mục tiêu từng cấp như cấp tiểu học ưu tiên vào nghe và nói, cấp THCS nhấn mạnh đến phối hợp giữa các kỹ năng và cấp THPT chú trọng đến cân bằng giữa bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Hoạt động kiểm tra đánh giá cần được thực hiện theo hai hình thức: Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục thông qua các hoạt động dạy học trên lớp. Trong quá trình dạy học, cần chú ý ưu tiên đánh giá thường xuyên nhằm giúp HS và giáo viên theo dõi tiến độ thực hiện những mục tiêu đã đề ra trong chương trình.

Điều kiện thực hiện chương trình

Để thực hiện chương trình, cần đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt những yêu cầu theo quy định và có nghiệp vụ sư phạm phù hợp với các cấp học. Cần đảm bảo điều kiện, môi trường học tập đa dạng, phong phú để HS có thể tham gia vào các hoạt động học tập, sử dụng tiếng Anh có ý nghĩa.

Cụ thể, cần đảm bảo đủ số lượng giáo viên để thực hiện đủ số tiết học theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông. Giáo viên phải đạt chuẩn năng lực tiếng Anh và năng lực sư phạm phù hợp với cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT. Giáo viên phải được tập huấn đầy đủ để triển khai chương trình này. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn nghiệp vụ, công tác bồi dưỡng giáo viên cần được tổ chức thường xuyên để thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học do chương trình quy định. Giáo viên cần được tập huấn về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sử dụng các trang thiết bị hiện đại trong dạy học.

Giáo viên cũng cần được bồi dưỡng năng lực đánh giá sách giáo khoa, tài liệu dạy học nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra quy định cho mỗi cấp học. Các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh cần tham khảo Chương trình GDPT môn Tiếng Anh để đảm bảo chương trình đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế. Cần tạo điều kiện bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực thiết kế các hoạt động đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ phù hợp, hỗ trợ HS phát triển năng lực giao tiếp theo các cấp độ của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Về cơ sở vật chất, cần bảo đảm các điều kiện tối thiểu về sách giáo khoa, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị theo quy định của Bộ GD&ĐT. Những trường có điều kiện cần nối mạng Internet, trang bị máy tính, màn hình và đầu chiếu, phần mềm dạy học Tiếng Anh; khuyến khích sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ việc dạy học Tiếng Anh. Số lượng HS cho một lớp học không vượt quá quy định của Bộ GD&ĐT.

Bài 3: 6 ngoại ngữ thứ 2 sau tiếng Anh

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH XUYÊNTRƯỜNG THCS TAM HỢPBÁO CÁO CHUYÊN ĐỀTÊN CHUYÊN ĐỀ:MỘT SỐ GỢI Ý VỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNGPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH MÔN TIẾNG ANHPHẦN GETTING STARTEDHọ và tên: VŨ THỊ THU HÀNGUYỄN THỊ THU HÔNGNGUYỄN THỊ MINH NGỌCĐơn vị: Trường THCS Tam Hợp – Bình Xuyên – Vĩnh PhúcTam Hợp, tháng 12 năm 20181A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài chuyên đề.Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, ngoại ngữ được coi là chìa khóa quan trọnggiúp chúng ta tiếp cận với một cộng đồng rộng lớn, là phương tiện giúp ta hội nhậpvề kinh tế, văn hóa, cũng như mang lại nhiều lợi ích vật chất cũng như tinh thần khác.Từ đó, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở nên quan trọng và cần thiết hơnbao giờ hết.Hiện nay, nhu cầu học tiếng Anh ngày càng nâng cao, tuy nhiên, việc dạy mônTiếng Anh vẫn còn một số điểm bất cập, đôi khi, việc dạy học vẫn theo phương pháptruyền thống, truyền thụ một chiều, chưa tạo được sự kích thích, phát triển các nănglực cho học sinh, chưa giúp các em hình thành kỹ năng, thái độ, năng lực vận dụngthực tiễn cao.Thực hiệnNghị quyết số 29-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặtmột chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tựhọc, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển nănglực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý cáchoạt động xã hội, ngoại khóa, NCKH, đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong dạy vàhọc”, việc tích cực đổi mới cách dạy, cách học là cần thiết, đáp ứng nhu cầu xã hộihiện nay.Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kỹ năng, năng lực để đápứng những yêu cầu phát triển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thànhmột trong những vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội nói chung và trong hệ thốnggiáo dục nước nhà nói riêng. Trong định hướng đổi mới chương trình và sách giáokhoa giáo dục phổ thông sau năm 2018 đã nêu rõ: một trong những quan điểm nổi bậtlà phát triển chương trình theo định hướng năng lực. Đối với môn ngoại ngữ, Nghịquyết số 29-NQ/TW cũng yêu cầu: Dạy ngoại ngữ và tin học phải theo hướng chuẩnhoá, thiết thực, bảo đảm năng lực sử dụng của người học.Để phần nào tiếp cận với những đổi mới này trong công tác giảng dạy môntiếng Anh, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý trong việc dạy học theo định hướngphát triển năng lực học sinh trong phần Getting started.2. Mục đích nghiên cứu chuyên đề.2Nhằm giúp bản thân giáo viên và các giáo viên trong nhóm chuyên môn cóthêm cách tiếp cận, ứng dụng cụ thể vào công tác giảng dạy. Từng bước đổi mới cănbản phương pháp dạy học, góp phần nâng cao các năng lực học sinh, đáp ứng yêu cầucủa học sinh và xã hội.3. Đối tượng nghiên cứu.Một số phần Getting started trong sách giáo khoa thí điểm từ lớp 6 đến lớp 8.4. Phạm vi nghiên cứu:Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Tiếng Anh, sáchgiáo khoa thí điểm lớp 6,7,8; phần lớn nội dung thuộc học kỳ I, phần Getting started.3B. PHẦN NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận:Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của họcsinh.- Khái niệm năng lực:Năng lực thuộc phạm trù khả năng: ability, competency, possibility.Có nhiều cách hiểu về năng lực, nhưng nhìn chung năng lực được hiểu là việccó được kiến thức, kỹ năng, thái độ và các đặc điểm nhân cách mà một người cần cóđể đáp ứng một yêu cầu cụ thể.Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướngphát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì“Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức,kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng hiệu quả mộtyêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Như vậy có thể hiểu mộtcách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả những yếu tố chủ quan[mà bảnthân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập] để giải quyết các vấn đề trong học tập,công tác và cuộc sống.Theo Chương trình GDPT tổng thể 6-2017 thì“Năng lực là thuộc tính cá nhânđược hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, chophép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân4khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhấtđịnh, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”.- Các loại năng lực:Năng lực chuyên môn [Professional competency] – Học để biết.Năng lực phương pháp [Methodical competency] – Học để làm.Năng lực xã hội [Social competency] – Học để chung sống.Năng lực cá thể [Individual competency] – Học để tự khẳng định.Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú ýtích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyếtvấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạtđộng trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm,đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọngnhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năngriêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằmphát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.Những định hướng chung, tổng quát về đổi mới phương pháp dạy học cácmôn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là:- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành vàphát triển năng lực tự học [sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thôngtin,...], trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương phápđặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kì phương pháp nào cũngphải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thứcvới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạyhọc. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hìnhthức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp...Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rènluyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú chongười học.- Dạy học là tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.- Dạy học tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.- Dạy học có sự kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.52. Cơ sở thực tiễnDạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tại các nhà trường THCStrên địa bàn huyện Bình Xuyên đã được đưa vào áp dụng trong một vài năm trở lạiđây. Trước mắt được thực hiện ở một số trường thí điểm.Trên thực tế, trước đó, việc dạy học phát triển năng lực học sinh vốn vẫn đượctiến hành, nhưng mức độ còn ít, cách thức tổ chức hoạt động cũng chưa đa dạng. Dạyhọc vẫn còn nặng về dạy kiến thức, nhằm đáp ứng mục đích cho các kỳ kiểm tra,kiểm định. Học sinh học tập vẫn còn khá thụ động và giáo viên vẫn còn “làm việc”nhiều. Học sinh chưa thực sự chủ động hình thành các kỹ năng cho bản thân, đặc biệtlà kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.Trường THCS Tam Hợp đã tiến hành triển khai dạy học theo định hướng pháttriển năng lực học sinh được hai năm. Tuy nhiên, môn Tiếng Anh chưa được tiếp cậnnhiều với các lớp bồi dưỡng đặc thù bộ môn về vấn đề này. Giáo viên vừa tiến hànhvừa nghiên cứu các tài liệu tham khảo. Quá trình thực hiện vẫn còn nhiều bỡ ngỡ vàkhó khăn.Phát triển năng lực học sinh trong giảng dạy môn Tiếng AnhChương trình giáo dục phổ thông tổng thể có đưa ra dự thảo:1. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinhnhững phẩm chất chủ yếu sau:Phẩm chất- Sống yêu thương;- Sống tự chủ;- Sống trách nhiệm.Phẩm chất1. Yêu nước2. Nhân ái3. Chăm chỉ4. Trung thực5. Trách nhiệm2. Chương trình giáo dục phổ thông nhằm hình thành và phát triển cho học sinhnhững năng lực chung chủ yếu sau:- Năng lực tự học;- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;- Năng lực thẩm mỹ;- Năng lực thể chất;- Năng lực giao tiếp;6- Năng lực hợp tác;- Năng lực tính toán;- Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông [ICT].Như vậy nhóm 9 năng lực chung bao gồm:1. Năng lực tự học.2. Năng lực giải quyết vấn đề.3. Năng lực sáng tạo.4. Năng lực tự quản lý.5. Năng lực giao tiếp.6. Năng lực hợp tác.7. Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.8. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.9. Năng lực tính toán.Các năng lực chuyên biệt gợi ý trong môn Tiếng Anh:1. Năng lực tự học.2. Năng lực giải quyết vấn đề.3. Năng lực sáng tạo.4. Năng lực giao tiếp.5. Năng lực tự quản lý6. Năng lực hợp tác – hoạt động nhóm.7. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.8. Năng lực đọc hiểu, lấy thông tin.79. Năng lực viết câu, viết đoạn văn, viết bài luận bằng tiếng Anh.10. Năng lực nghe hiểu, lấy thông tin.11. Năng lực phỏng vấn.12. Năng lực khảo sát, điều tra, thu thập thông tin.13. Năng lực thuyết trình.14. Năng lực tổng hợp, ôn tập kiến thức.15. Năng lực đánh giá, nhận xét.16. Năng lực sử dụng công nghệ ứng dụng cho việc học tiếng Anh.3. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong phần Gettingstarted.3.1 Thực tế dạy học bộ mônTheo cấu trúc của sách giáo khoa thí điểm, một bài học bao gồm 7 phần:1. Getting started2. A closer look 13. A closer look 24. Communication5. Skills 16. Skills 27. Looking back and project.Phần Getting started là phần mở đầu của bài. Thông thường đây là phần giớithiệu chủ đề, là phần dẫn nhập học sinh vào với nội dung chủ điểm, giới thiệu ngữliệu: từ vựng, ngữ pháp sơ lược, đặt vấn đề chung…Việc dạy phần Getting started luôn đặt ra nhiều vấn đề cho giáo viên vì các lýdo: Lượng kiến thức khá dài, nhiều hoạt động học tập, lượng từ vựng khá nhiều. Bàihọc lồng ghép nhiều kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết… khiến cho giáo viên thường lúngtúng, ngay cả hướng soạn, giảng lẫn tổ chức các hoạt động trên lớp.Thời gian dành cho phần Getting started luôn bị thiếu, học sinh và giáo viêncòn khá thụ động trong việc tiếp cận bài học, học sinh chưa tích cực, chủ động và đặcbiệt chưa có nhiều hình thức tạo điều kiện cho các em phát triển năng lực học tập.3.2. Một số gợi ý chung trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lựchọc sinh trong phần Getting started.8Phần Getting started trong chương trình sách giáo khoa thí điểm luôn đưa radưới dạng hội thoại, tức là nhấn mạnh yếu tố giao tiếp ngôn ngữ. Tuy nhiên, các hoạtđộng tiếp nối lại nghiêng về hoạt động đọc hiểu, lấy thông tin, giải quyết vấn đề vàgiới thiệu từ vựng.Trước cấu trúc bài học như nêu ở trên, chúng tôi xin được gợi ý một số địnhhướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực họcsinh chung như sau:3.2.1: Tiếp cận sách giáo khoa:Giáo viên cần định hướng cho học sinh có năng lực sử dụng sách giáo khoa, cókỹ năng khai thác học liệu cơ bản, nhất là phần Getting started: Quan sát tranh, nhậndạng bối cảnh hội thoại, nhận dạng nhân vật trong hội thoại, nhận dạng các hình thứccâu hỏi/bài tập có trong sách giáo khoa.Học sinh phải dần hình thành/tích lũy khả năng bao quát bài học, sử dụng sáchgiáo khoa hợp lý, khai thác được kênh hình minh họa có trong sách giáo khoa.3.2.2: Tiếp cận hội thoại:Vì đa số nội dung trong phần Getting started là hội thoại, loại hình giao tiếpđược thực hiện trong ngữ cảnh cụ thể, nên học sinh cũng cần được hướng dẫn cáchtiếp cận hội thoại hợp lý, qua đó, người học chủ động hơn trong các hoạt động khác đikèm với bài học như giải quyết vấn đề, trả lời câu hỏi hay áp dụng các cụmtừ/ngữ/cấu trúc vào giao tiếp sau đó. Cụ thể, học sinh sẽ hình thành sẵn trong đầutrước khi học bài là ngữ cảnh hội thoại là gì, hội thoại diễn ra ở đâu, trong lớp hay tạigia đình, có bao nhiêu người trong hội thoại, ai giao tiếp với ai... Trong khi nghe băngthì xác định trọng âm, ngữ điệu, giọng điệu hay tâm trạng của nhân vật. Các kỹ năngmềm trong tiếp cận hội thoại như vậy cũng giúp các em hình thành cảm xúc, thái độtích cực trong học tập.3.2.3: Quan sát, ghi chép:Học sinh cần được hướng dẫn cách ghi chép, quan sát tích cực chủ động. Dodạy học theo phát triển năng lực, HS phải hoạt động nhiều, không còn tình trạng thầyviết bảng, trò ghi chép nên HS phải chủ động, biết cách ghi các phần những nội dungquan trọng.3.2.4: Năng lực tự học, tự nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà:HS cần được hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Các công việc phảiđược giao cụ thể, có phân công học sinh giám sát việc chuẩn bị.HS phải có các đầu mục sách tham khảo, từ điển, các trang mạng phục vụ choviệc học tiếng Anh cần thiết.3.3. Một số gợi ý cụ thể trong dạy phần Getting started:9Phân tích bài học trước khi dạy:Trước mỗi bài dạy, giáo viên cần xác định rõ:- Mục tiêu bài học: Đây là bước quan trọng đầu tiên mà bất cứ giáo viên nàocũng phải làm để xác định được các kiến thức kĩ năng, thái độ cần đạt để giờ học đảmbảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Bởi năng lực là tổ hợp đo lường được những kiến thức,kĩ năng và thái độ mà người học cần vận dụng để thực hiện một nhiệm vụ trong mộtbối cảnh thực và có nhiều biến động: Giáo viên cần xác định bài học cần đạt yêu cầuvề kiến thức, kỹ năng, thái độ như thế nào, học sinh hình thành và phát triển đượcnăng lực gì thông qua các chuỗi hoạt động đó; trình độ học sinh ở mức nào để đạtmức độ kiến thức yêu cầu ấy…- Phương tiện, dụng cụ học tập phục vụ cho bài học: Trên cơ sở mục tiêu củabài học, giáo viên suy nghĩ lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng phát triển nănglực của học sinh, áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực, soạn bài, chuẩnbị tốt đồ dùng dạy học cần có trong giờ dạy, định hướng ra đề bài và giao nhiệm vụcho học sinh. Nếu không chuẩn bị tốt, giáo viên sẽ không chủ động trong việc tổ chứccác hoạt động dạy học, không đạt được mục tiêu đã đề ra: Giáo viên cần chuẩn bịtrước đài, đĩa, máy chiếu, tranh ảnh, chuẩn bị bảng phụ ghi nội dung cần thiết…- Xác định các chuỗi hoạt động: Thực hiện hoạt động ấy theo nhóm, cặp đôi, cánhân, hay cả lớp. Việc tổ chức các hoạt động phải linh hoạt, GV phải quan sát và xửlý các tình huống kịp thời, có sự hỗ trợ khi học sinh cần.- Các kỹ thuật, phương pháp áp dụng: kỹ thuật động não [brainstorming] gợi ý[eliciting], đặt câu hỏi [questioning], kỹ thuật đọc tích cực [active reading], kỹ thuậtviết tích cực [active writing], kỹ thuật đóng vai [playing role], sơ đồ tư duy [mindmap], khăn trải bàn, …có được chọn cho bài dạy hay không; các hệ thống câu hỏi sẽlà gì…- Giao nhiệm vụ: Việc giao nhiệm vụ phải rõ ràng, HS có thể phân chia nhiệmvụ trong nhóm với nhau từ trước.- Phần Getting started này có thể lồng ghép nội dung nào, có thể vận dụng hayliên hệ thực tế địa phương/Việt Nam ở mức độ nào…- Kiểm tra, đánh giá hoạt động của học sinh: có nhận xét, cho điểm học sinh ởphần nào, học sinh thu được những gì sau bài học…Đánh giá theo năng lực: [Mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo Bloom]Kĩ năngBắt chước đượcLàm đượcThành thạoKĩ xảo10Sáng tạoSáng tạoSau buổi học hoặc sau một phần, GV có thể xem xét lại quá trình dạy học củamình về các vấn đề:- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinhtrong lớp.- Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thựchiện các nhiệm vụ học tập.- Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận vềkết quả thực hiện nhiện vụ học tập.- Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ họctập của học sinh.Khi dạy một tiết học theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn tiếngAnh nói chung và tiết dạy phần Getting started nói riêng, giáo viên cần xác định cácnăng lực cần đạt là gì, và các hoạt động được tổ chức như thế nào để đạt được mụctiêu đã đặt ra. Giáo viên cần chú trọng đến việc chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, khơi gợi và học sinh phải là người chủđộng giải quyết các tình huống, yêu cầu do giáo viên đưa ra. Tùy vào năng lực củahọc sinh mà giáo viên trợ giúp nhiều hay ít, trợ giúp gián tiếp hay trực tiếp.Từ việc phân tích bài học nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một số ví dụ cụ thể:English 6 – Unit 1, lesson 1: Getting started:11Các năng lực hình thành trong bài này là:- Năng lực đọc hiểu lấy thông tin: reading for information.- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: use of language.- Năng lực giao tiếp: communication.Các hoạt động nhằm phát triển các năng lực nêu trên:- Reading for information: individual work [exercise 1.a]- GV cho HS nghe và đọc.- HS đọc, lên bảng viết T/F sau mỗi câu.- HS nêu lý do lựa chọn T/F- Các HS khác nhận xét, bổ sung, GV hỗ trợ khi cần thiết.- Use of language, communication: pair-work: exercises 1b,c [role play]12- HS cùng với bạn tìm các cụm từ trong bài- HS cùng với bạn xây dựng mẩu hội thoại ngắn.- GV có thể hỗ trợ bằng cách đưa ra các từ gợi ý.pair-work: matching [ex. 3]- HS quan sát tranh.- HS đọc các từ đã cho.- GV chuẩn bị các flash cards, HS ghép.- GV hướng dẫn HS về nhà có thể vẽ các đồ dùng học tập cạnh từmới.Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh:ActivitiesTeaching aidsReading for information: individual work: small board, [active board]exercise 1a:Use of language: pair-work: exercises 1b,c handouts[role play]Pictures, flash cardspair-work: matching: [ex 3]Trong bài này có phần listen and read, học sinh được nghe đài nên giáo viêncũng chuẩn bị thêm đài, đĩa. Tuy nhiên, đây là bài giới thiệu, không nhất thiết đi sâuvề kỹ năng nghe, kỹ năng này sẽ được nhấn mạnh trong phần Skills 2.ENGLISH 6 – UNIT 3 – MY FRIENDSLESSON 1: GETTING STARTED13+ Các năng lực hình thành trong bài:- Reading for information- use of language- communication- cooperation+ Các hoạt động gợi ý:Ex 1a: Reading for information:-HS hoạt động cá nhân, đọc và điền từ.-HS có thể thảo luận với bạn.14-HS trình bày kết quả lên bảng.-HS khác nhận xét.-GV yêu cầu HS giải thích lý do chọn đáp án.Ex 1b,c + ex 2: use of language, communication: pair-work-GV giao nhiệm vụ-HS làm việc theo cặp, sắp xếp các từ thành câu đúng.-HS chơi game: lucky number để thực hành mẫu câu gợi ý.-GV và các HS khác đánh giá, cho điểm.Ex 3,4: Use of language, cooperation: group work-GV giao nhiệm vụ.-HS thảo luận, điền từ thích hợp vào chỗ trống.-GV yêu cầu HS giải thích, nếu HS không giải thích được, GV có thể hỗ trợ.-Các nhóm đánh giá chéo.-GV chốt nghĩa một số từ vựng khó, giải thích cách chia động từ [nếu HS khônghiểu].Ex 5: cooperation – Hoạt động mở rộng: group work.-GV giao nhiệm vụ.-HS làm việc theo nhóm 4 người.-HS viết các tính từ vào các cánh hoa.-HS so sánh kết quả với các nhóm khác.+ Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng lực họcsinhActivitiesReading for informationTeaching aidsCD player and tape, sub-boardsSub-boardsEx 1b,c + ex 2: use of language,15communication [ pair work]use of language; creation, communicationcooperationSub-boardsflash cards [cut into flower petalshape]ENGLISH 7- UNIT 6:THE FIRST UNIVERSITY IN VIET NAMLESSON 1: GETTING STARTED+ Các năng lực hình thành trong bài này là:+ Năng lực đọc hiểu lấy thông tin [ Reading for information]+ Năng lực thuyết trình [presentation ]16+ Năng lực giao tiếp [ communication]+ Các hoạt động nhằm phát triển các năng lực nêu trên là:+Năng lực đọc hiểu lấy thông tin [ Reading for information]Activity 1.a and 1.b- GV giao nhiệm vụ [ group work- có thể chia số học sinh trongnhóm đảm bảo có cả HS trung bình, HS yếu và HS khá giỏi]- HS đọc lại hội thoại- HS thảo luận, đưa ra kết quả- HS nhận xét , cho điểm- GV có thể hỗ trợ những cặp đôi yếu hơn.+ Năng lực thuyết trình [presentation ]Activity 2a. 2b- HS đọc yêu cầu- GV giao nhiệm vụ [ pair work - kèm 1 HS yếu, 1 HS khá h ơn;nên cho HS yếu trình bày kết quả]- HS thực hiện nhiệm vụ- HS khác nhận xét, cho điểm-GV nhận xét,cho điểm+ Năng lực + Năng lực giao tiếp [ communication]Activity 2c và 3:- HS đọc bài mẫu- GV giao nhiệm vụ [ pair work]- HS thảo luận- HS đưa ra kết quảhọc sinh]- GV và HS nhận xét cho điểm [ chú ý chữa phần phát âm của+ Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng l ực h ọcsinh.17ActivitiesReading for information [ group work]Teaching aidsCD player and tape, sub-boards,picturesSub-boardsSub-boardsPresentation [ pair work]communication [pair work]ENGLISH 7- UNIT 5: VIETNAMESE FOOD AND DRINKLESSON 1: GETTING STARTED+ Các năng lực hình thành trong bài này là:18+ Năng lực đọc hiểu lấy thông tin và năng lực hợp tác [Reading for informationand cooperation].+ Năng lực giải quyết vấn đề [problem solving]+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp [use of language; creation,communication]+ Ứng dụng vào bài Getting started nêu trên, các hoạt động nhằm phát triểncác năng lực nêu trên là:+ Năng lực đọc hiểu lấy thông tin và năng lực hợp tác [Reading for informationand cooperation]. Hoạt động thực hành, luyện tậpActivity 1.a and 1.b- GV yêu cầu HS tự tìm hiểu yêu cầu của bài- GV giao HS làm việc nhóm- GV quan sát giúp đỡ các nhóm [ nếu có khó khăn]- Đại diện các nhóm trình bày [GV yêu cầu HS yếu ở các nhóm trình bàytạo cơ hội cho HS yếu được hoạt động]- Các nhóm nhận xét, cho điểm lẫn nhau- GV nhận xét và cho điểm.+ Năng lực giải quyết vấn đề [problem solving]. Hoạt động thực hành, luyệntậpActivity 2. Matching the food and drink with the pictures.- GV nêu vấn đề- HS làm việc theo cặp thảo luận- HS thảo luận, nối- HS đưa ra kết quả- HS nhận xét cho điểm19- GV có thể giao cho HS Khá Giỏi hỗ trợ học sinh yếu kém [giảithích nghĩa của từ, phát âm ...]+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp [use of language; creation,communication]. Hoạt động thực hành, luyện tậpActivity 3 and 5:- GV đưa ra hội thoại mẫu- HS đọc hội thoại mẫu- HS làm việc theo cặp [ pair work] tạo hội thoại và đóng vai- HS trình bày- HS khác nhận xét, cho điểm- GV nhận xét.+ Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh.ActivitiesReading for information [ group work]problem solving [ pair work]use of language; creation, communicationTeaching aidsCD player and tape, sub-boardsSub-boardsSub-boardsENGLISH 7- UNIT 8: FILMS- LESSON 1: GETTING STARTED+ Các năng lực hình thành trong bài này là:+ Năng lực đọc hiểu lấy thông tin [Reading for information]+ Năng lực giải quyết vấn đề [problem solving]+ Năng lực sáng tạo [creation]+ Năng lực phỏng vấn [interviewing]+ Các hoạt động nhằm phát triển các năng lực nêu trên là:+Năng lực đọc hiểu lấy thông tin [Reading for information]Activity 1.a and 1.b- GV giao nhiệm vụ [pair work]- HS đọc lại hội thoại20- HS thảo luận, đưa ra kết quả- HS nhận xét , cho điểm- GV có thể hỗ trợ những cặp đôi yếu hơn.+ Năng lực giải quyết vấn đề [problem solving]Activity 2. [individual work]- HS quan sát tranh, đọc nội dung có trong bài.- GV giao nhiệm vụ.- GV gọi từng cặp HS: 1 HS đọc định nghĩa [definition], 1 HS đưara loại phim [types of film].- HS khác nhận xét, cho điểm- GV nhận xét- Đối với HS Khá Giỏi có thể cho làm thêm câu hỏi cuối bài :Are there any other types of films you can add to the list?+ Năng lực sáng tạo [creation]Activity 3a: [pair work]- GV đưa ra bài mẫu- GV giao nhiệm vụ- HS thảo luận- HS đưa ra kết quả- GV và HS nhận xét cho điểm+ Năng lực phỏng vấn [interviewing] – Pair work- HS đọc bài mẫu- HS làm việc theo cặp- HS phỏng vấn theo cặp- HS trình bày trước lớp- GV và HS nhận xét+ Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh.ActivitiesReading for information [ pair work]Teaching aidsCD player and tape, sub-boards,picturesSub-boards; picturesSub-boardsproblem solving [ work individually]Creation [pair work]Ví dụ: SGK Tiếng Anh 8 – Unit 3:UNIT 3: PEOPLE OF VIET NAM21LESSON 1: GETTING STARTED+ Các năng lực hình thành trong bài này là:- Năng lực tự học, tự tìm hiểu: self-studying.- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: problem solving, cooperation.- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: use of language.- Năng lực giao tiếp: communication.- Năng lực sáng tạo: creation.Nhìn chung, các hoạt động trong mỗi bài học bao gồm:22-Hoạt động tìm hiểu thực tiễn: tự nhiên, xã hội [Tình huống xuất phát ] – warmup-Hoạt động tìm tòi, tiếp nhận kiến thức [Hình thành kiến thức ] – Teachingvocabulary/grammar/pronunciation rules...-Hoạt động luyện tập, thực hành, thí nghiệm– Practice-Hoạt động Vận dụng, Tìm tòi mở rộng – Production/futher practice.+ Các hoạt động nhằm phát triển các năng lực đã nêu là:- Năng lực tự học, tự tìm hiểu [self-studying]: [Individual work]Teaching vocabulary 1.a:- HS tự tìm hiểu trước các từ của bài tập 1.a.- HS nghe và xác định vị trí từ mới trái nghĩa với từ đã cho.- HS viết các từ tìm được.- HS tự tìm hiểu từ vựng trong bài, giáo viên giải thích/trợ giúp khi họcsinh gặp khó khăn. Dạy từ vựng không áp đặt ở số lượng từ và từ nào giáo viênđưa ra.- HS nghe, đọc và nắm được nội dung bài hội thoại.- Năng lực giải quyết vấn đề và năng lực hợp tác [problem solving, cooperation]: Group work.GQVĐ là một NL chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhậnthức, khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống màkhông có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấnđề đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựachọn và quyết định giải pháp tối ưu.Comprehension question 1.b.23- GV nêu vấn đề.- GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS trả lời câu hỏi.- HS hoạt động nhóm, thảo luận để giải quyết vấn đề.- HS đưa ra kết quả.- GV và các học sinh khác đánh giá, nhận xét.- GV và học sinh có thể đánh giá, cho điểm kết quả.- Năng lực giải quyết vấn đề: matching Ex 2, 3. – Pair work.- GV nêu vấn đề.- GV tổ chức hoạt động cặp đôi cho HS thảo luận.- HS thảo luận, nối.- HS đưa ra kết quả.- GV và các học sinh khác đánh giá, nhận xét.- GV hỗ trợ những phần HS gặp khó khăn, nghĩa của từ…- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp [use of language, creation,communication]:Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việcsuy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống,từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực hiện ýtưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò, niềm say mêtìm hiểu khám phá.Question 1.c.d.- GV đưa ra hội thoại mẫu.- GV giao nhiệm vụ.- HS tạo hội thoại và đóng vai [making short role-play]24- HS trình bày.- GV và HS đánh giá, nhận xét.+ Phương tiện phục vụ cho các hoạt động nhằm phát triển năng lực học sinh:ActivitiesListen and read, teaching vocabularyTeaching aidsCD player and tape, board, flashcardsSub-boardsSub-boards, picturesComprehension questionsMatchingC. PHẦN KẾT LUẬNQuan điểm cơ bản nhất của phương pháp dạy học mới là người học được xemnhư là chủ thể của các hoạt động học tập, do đó các em sẽ đóng vai trò tích cực , chủđộng trong quá trình học tập và luyện tập thực hành các kỹ năng một cách có ý thức.Các năng lực học sinh được hình thành trên cơ sở tiếp thu kiến thức, kỹ năng và cóthái độ đúng, phù hợp với mục tiêu bài học. Ngoài ra, học sinh còn được khuyếnkhích tham gia đóng góp kiến thức của cá nhân trong việc thực hành giao tiếp, hìnhthành và phát triển năng lực nhận xét, đánh giá trên lớp với sự hướng dẫn của giáo25

Video liên quan

Chủ Đề