Kế hoạch năm học của giáo viên mầm non

Căn cứ Công văn số 568/SGDĐT-KTKĐCLGD ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Sở GDĐT Thái Nguyên về việc tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021 – 2022;Thực hiện Công văn số 254/PGDĐT ngày ...

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham ...

Thực hiện Kế hoạch số 230/KH-SGDĐT ngày 09/02/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên về Kế hoạch triển khai thực hiện Năm An toàn giao thông 2021;Thực hiện Công văn Số ...

Thực hiện Kế hoạch số 99/KH-PGDĐT ngày 19/02/2021 của PGDĐT thị xã Phổ Yên về Kế hoạch công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phát động phong trào Toàn dân phòng cháy ...

Thực hiện công văn số 25/KH-GDĐT ngày 11 tháng 01 năm 2021, kế hoạch cải cách hành chính năm 2021 của phòng Giáo dục - Đào tạo Thị xã Phổ Yên;Trường mầm non Trung Thành xây dựng ...

Căn cứ vào kế hoạch số 217/KH-TrMNTT ngày 30 tháng 9 năm 2020 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Trường Mầm non Trung Thành;Thực hiện kế hoạch số 266/KH-TrMNTT ngày 16 tháng ...

 Căn cứ Thông tư số 11/2019/TT-BGDĐT ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; Căn cứ ...

Kế hoạch năm học trường mầm non được xem là yếu tố bắt buộc và cần thiết đối với tất cả trường mầm non trong và ngoài công lập. Lập kế hoạch năm học của trường mầm non có tác dụng định hướng hoạt động, tạo cơ hội phát triển bền vững cho nhà trường.

Trên thực tế, không phải cũng có năng lực lập kế hoạch năm học trường mầm non. Công việc này chủ yếu thuộc về người lãnh đạo cao nhất, với lý do họ có khả năng quan sát và bao quát tất cả vấn đề diễn ra trong nội bộ trường mầm non, dự đoán trước các cơ hội [cũng như nguy cơ] có thể xảy đến với trường học, qua đó xác định nhiệm vụ trọng, điều hướng hoạt động của các thành viên có liên quan nhằm khắc phục khó khăn hiện tại, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục trẻ em.

Để xây dựng một bản kế hoạch năm học hoàn chỉnh cho trường mầm non, nếu chỉ dừng lại ở việc sao chép nội dung đã có từ một trường học khác [hoặc dùng lại kế hoạch năm học trước], thì người đứng đầu không thể tạo ra bước phát triển mới mẻ cho nhà trường. Điều này đồng nghĩa với việc, trường mầm non không có gì thay đổi so với năm học trước, và cũng không có tiền đề gì cho sự nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Yêu cầu bắt buộc đối với người quản lý là phải có kiến thức nhất định về công tác kế hoạch năm học trường mầm non. Có như vậy, người quản lý mới xây dựng được một bản kế hoạch năm học đúng nghĩa, thể hiện “màu sắc” riêng của trường mầm non.

Có thể bạn cũng quan tâm :

Lập kế hoạch năm học cho trường mầm non cần cụ thể, chi tiết

Quá trình xây dựng kế hoạch năm học của trường cần quán triệt 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Nguyên tắc 1: Kế hoạch năm học phải quán triệt đường lối, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ trong một năm học của ngành.

Nói cách khác, chủ trương, phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch năm học của trường.

– Nguyên tắc 2: Kế hoạch phải có cơ sở khoa học và sát thực tiễn. Các mục tiêu đề ra trong kế hoạch năm học phải có cơ sở xác đáng, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn và có khả năng thực thi.

– Nguyên tắc 3: Kế hoạch năm học phải đảm bảo tính cân đối, toàn diện và có trọng tâm.

+ Cân đối: đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các công việc, các hoạt động trong nhà trường như: cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ, cân đối giữa nhu cầu và khả năng, cân đối giữa các hoạt động giáo dục,…

+ Toàn diện: Kế hoạch phải đề cập đầy đủ các mặt hoạt động trong nhà trường, không thiếu mặt nào.

+ Có trọng tâm: Tập trung vào những vấn đề trọng yếu của nhà trường trong năm học, không chung chung tràn lan.

– Nguyên tắc 4: Đảm bảo tính tập trung dân chủ

Khi xây dựng kế hoạch phải mở rộng quyền dân chủ, thảo luận để phát huy trí tuệ, nhiệt tình đóng góp ý kiến của tập thể cán bộ giáo viên vào việc xây dựng kế hoạch. Đồng thời phải đảm bảo tính tập trung trên cơ sở dân chủ.

– Nguyên tắc 5: Đảm bảo tính pháp lệnh của kế hoạch

Kế hoạch sau khi được quần chúng tham gia đóng góp ý kiến, được cấp trên duyệt thì trở thành văn bản mang tính pháp lý. Đó là quyết định quản lý quan trọng của nhà trường, mọi thành viên phải có trách nhiệm thực hiện và hoàn thành kế hoạch năm học.

Lập kế hoạch năm học cần căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch năm học phải tiến hành theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị

Tổng kết việc thực hiện kế hoạch năm học vừa qua từ đó xác định đúng trạng thái xuất phát của nhà trường khi bước vào năm học mới.

Nghiên cứu nắm vững nhiệm vụ năm học mới và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Nghiên cứu tình hình địa phương, tình hình kinh tế, những chủ trương của địa phương về công tác giáo dục, số lượng trẻ trong độ tuổi và nhu cầu gửi con của các bậc cha mẹ.

Từ những công việc nêu trên giúp hiệu trưởng có được những thông tin cần thiết, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch năm học mới.

Bước 2: Dự thảo kế hoạch

Hiệu trưởng viết dự thảo kế hoạch năm học của trường. Nhiệm vụ của bước này là:

– Dự báo hệ thống mục tiêu cần đạt.

– Lựa chọn hệ thống biện pháp tối ưu, tương ứng để thực hiện mục tiêu.

– Dự kiến điều kiện thực hiện kế hoạch.

Bước 3: Duyệt nội bộ

Hiệu trưởng trình bày dự thảo kế hoạch trước những người thực hiện để mọi người đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch. Sau đó, hiệu trưởng điều chỉnh bổ sung và hoàn thiện bản kế hoạch để trình duyệt cấp trên.

Bước 4. Trình duyệt cấp trên và chính thức hóa kế hoạch

– Duyệt với phòng Giáo dục đào tạo và lãnh đạo địa phương để tranh thủ sự chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học.

– Kế hoạch sau khi được cấp trên duyệt trở thành kế hoạch chính thức của nhà trường. Đó là cơ sở pháp lý để hiệu trưởng điều hành công việc. Hiệu trưởng có trách nhiệm phổ biến kế hoạch chính thức đến cán bộ giáo viên để thống nhất thực hiện.

Nội dung kế hoạch phải trả lời được 3 câu hỏi:

– Phải làm gì?

– Làm như thế nào?

– Bao giờ thì hoàn thành?

Thông thường kế hoạch năm học trường mầm non gồm 2 phần:

– Kế hoạch chung.

– Công tác trọng tâm hàng tháng.

Nội dung của từng phần có thể trình bày như sau:

Phần I: Kế hoạch chung

1. Đặc điểm tình hình của trường

Phần này cần nêu rõ những thuận lợi, khó khăn cơ bản có ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

2. Mục tiêu phấn đấu trong năm học

a] Mục tiêu chung

b] Mục tiêu cụ thể

– Mục tiêu số lượng

– Mục tiêu chất lượng

– Mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên

– Mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất

– Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non

– Mục tiêu cải tiến công tác quản lý

III. Biện pháp thực hiện mục tiêu

Để thực hiện mục tiêu cần có những biện pháp tương ứng. Mỗi mục tiêu có thể nhiều biện pháp, nhưng biện pháp đề ra trong kế hoạch phải lựa chọn tối ưu.

– Biện pháp phát triển số lượng trẻ.

– Biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

– Biện pháp xây dựng tập thể sư phạm.

– Biện pháp xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất.

Phần II. Công tác trọng tâm hàng tháng

[Từ tháng 9 của năm nay đến tháng 8 của năm sau]

Công tác trọng tâm hàng tháng được xác định trên cơ sở kế hoạch năm học và kế hoạch chỉ đạo của cấp trên trong tháng đó cũng như tình hình thực tế của nhà trường.

Hình thức trình bày kế hoạch tháng có thể như sau:

Thứ tự

Nội dung công việc

Biện pháp

Phân công

Thời gian

Đánh giá

Xây dựng kế hoạch năm học trường mầm non là khâu đầu tiên của một chu trình quản lý nhưng lại là khâu quan trọng nhất. Toàn bộ nội dung, chương trình hoạt động của nhà trường là nhằm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Vì thế, xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng và có khả năng thực thi là một yêu cầu bắt buộc đối với người hiệu trưởng trường mầm non.

Kế hoạch năm học của trường mầm non phải có tính khả thi

Đây là khâu tạo ra hiệu quả thực sự của hoạt động quản lý. Thực hiện tốt khâu này sẽ biến kế hoạch thành hiện thực, biến mục tiêu thành kết quả.

Quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hiệu trưởng cần tiến hành các công việc như sau:

– Phổ biến kế hoạch đến với những người thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu.

– Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt kế hoạch với họ.

– Kết hợp với các đoàn thể phát động các phong trào thi đua, khuyến khích tinh thần chủ động tích cực, sáng tạo của mỗi thành viên nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra. Hàng tháng họp hội đồng một lần để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng và thống nhất kế hoạch tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận nhịp nhàng, đồng bộ.

– Thường xuyên giám sát tiến trình công việc, kịp thời uốn nắn lệch lạc, điều chỉnh bổ sung đúng lúc, đúng chỗ.

– Tích cực tham mưu với lãnh đạo và kết hợp chặt chẽ các lực lượng ngoài nhà trường nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành kế hoạch năm học.

– Sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch trong khoảng thời gian ấn định [học kỳ, cả năm]. Đánh giá đúng những việc đã làm được và những việc chưa hoàn thành, rút ra những bài học kinh nghiệm. Động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị hoặc cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

Lập kế hoạch năm học trường mầm non thuộc về nghiệp vụ quản lý giáo dục đối với người giữ chức vụ hiệu trưởng hoặc quản lý nhà trường. Trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học, người quản lý cần xem xét – cân nhắc – đối chiếu với bản kế hoạch năm học trước, kết quả thực thi kế hoạch của năm học trước, tình hình thực tiễn của nhà trường, định hướng phát triển của năm học này, nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ trong từng giai đoạn, sự đổi mới chương trình giáo dục, chính sách pháp luật của Nhà nước [nếu có].

Kế hoạch năm học của trường mầm non cần có tính khả thi, đảm bảo kết quả thành công nhất định, dựa trên năng lực vốn có của trường mầm non. Trong bản kế hoạch năm học không thể thiếu các biện pháp hành động nhằm giúp nhà trường đạt được mục tiêu đề ra. Những biện pháp này gắn liền với căn cứ thực tế về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, phương hướng phát triển cũng như năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên của trường mầm non.

Kế hoạch không được mang tính chung chung, đại khái, mà cần xác định rõ các yếu tố sau: thuận lợi – khó khăn của trường mầm non, nhiệm vụ năm học và giải pháp thực hiện nhiệm vụ đó, kiến nghị – đề xuất với các đơn vị có liên quan,… Người quản lý có thể tham khảo kế hoạch năm học của trường mầm non khác, nhưng nên chủ động sáng tạo xây dựng cho trường học của mình bản kế hoạch chi tiết và xác thực nhất, phản ánh đúng bản chất nội tại của nhà trường.

Kiến thức quản lý trường mầm non được chia sẻ tại Blog Nuôi dạy trẻ. Người giữ chức vụ quản lý [hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn], giáo viên mầm non, hoặc những ai có ý định mở trường mầm non tư thục có thể truy cập website //nuoidaytre.com.vn để tham khảo thông tin chi tiết hơn nữa.

Video liên quan

Chủ Đề