Qua đoạn trích ảnh chỉ rút ra bài học gì cho bản thân

Đua top nhận quà tháng 4/2022

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

Đặt câu hỏi

Đề kiểm tra chất lượng cuối học kì 2 môn Ngữ văn 12: Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại

I. ĐỌC HIỂU [3.0đ]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

       Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto [Canađa] đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn

       Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

       Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn.

       Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

       Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”.

[Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?]

1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì?

3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””.

4. Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?

II. LÀM VĂN [7.0đ]

1. [2.0đ]

Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại.

2. [ 5.0đ]

Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau:

       “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con  mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp…”

[Trích Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30]

Từ đó, anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản với đọạn văn:

       “Khi chí Phèo mở mắt thì trời sáng từ lâu.Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết.Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng.Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.”

[Trích Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.149]

I. ĐỌC HIỂU [3.0đ]

1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

2. Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả  năng thấu cảm, cảm thông và  nhìn  nhận sự việc từ  nhiều góc độ.  Ngược  lại,  những  cá  nhân  có  khả  năng  thấu  cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc.

3. Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” hiện nay  gây ảnh hưởng đến sự  phát triển trí tuệ  và  cảm xúc  của chúng ta.

4. Có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải hợp lí thuyết phục.

II. LÀM VĂN [7.0đ]

1. * Yêu cầu về hình thức:

– Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

– Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận.

Có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Yêu cầu về nội dung:  Có thể làm theo hướng sau:

Đồng tình với ý kiến trên:

+ Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi  sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại…

+ Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”.

Không đồng tình với ý kiến trên:

+ Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ.

+ Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”.

Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên.

2. Dàn bài:

Mở bài: giới thiệu được vấn đề.

Thân bài: triển khai được vấn đề.

Kết bài: khái quát được vấn đề.

* Về nội dung:

– Thể hiện sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật Tràng khi có vợ;

– Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm:

+ Đồng cảm với cuộc sống của người dân lao động;

+ Ngợi ca, trân trọng khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của những con người đang bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết.

+ Bộc lộ niềm tin yêu đối với con người nghèo khổ, bất hạnh…

* Về nghệ thuật:

– Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực;

– Cách dùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật, gây sự chú ý với người đọc: êm ái, lửng lơ, ngỡ ngàng…

– Hình ảnh thân thuộc, gần gũi với cuộc sống gia đình [nhà cửa, sân vườn, mấy chiếc quần áo, cái ang nước…]

– Giọng kế tự nhiên, gần gùi..

Điểm nhìn trần thuật có sự dịch chuyển linh hoạt [ khác với nhân vật bà Cụ Tứ ].

Điểm giống nhau cơ bản giữa hai đoạn văn

– Về nội dung:

+ Tập trung diễn tả sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật;

+ Thể hiện cái nhìn khám phá vẻ đẹp con người, thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn.

– Về nghệ thuật:

+ Đều là những trích đoạn rút ra từ các tác phẩm thuộc thể loại tự sự;

+ Xây dựng nhân vật gắn với tình huống đặc biệt trong cuộc đời để bộc lộ tâm trạng nhân vật;

+ Diễn tả tâm lí tinh tế, chân thực…

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình mang ý nghĩa như một bức thông điệp của Mác-két, người Cô-lôm-bi-a, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc, nhà văn được giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982, gửi cho các dân tộc trên hành tinh chúng ta.

Để làm sáng tỏ luận đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Mác-két đã đưa ra 3 luận điểm đầy sức thuyết phục: một là, nhân loại đang đứng trước hiểm họa hạt nhân; hai là, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém; ba là, lời kêu gọi chống nguy cơ hạt nhân, đấu tranh cho hòa hình.

1. Nhân loại đang đứng trước hiểm hạa hạt nhân, cái "nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh kiếm Đa-mô-clét". Với hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân bố trí khắp hành tinh, mỗi con người đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ. Số vũ khí hạt nhân ấy có thể hủy diệt mười hai lần mọi dấu vết sự sống trên trái đất, có thể "tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm 4 hành tinh nữa... Mác-két ghê tởm, lên án nguy cơ hạt nhân là "dịch hạch hạt nhân" vì "cái cảnh tận thế tiềm tàng trong các bệ phóng cái chết"...

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi người về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, và sự hủy diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

Tiếp theo, Mác-két đã chỉ ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là vô cùng tốn kém. Đây là những số liệu cụ thể mà tác giả đã đưa ra:

- Chi phí bỏ ra cho 100 máy bay ném bom chiến lược B, 1B của Mĩ và cho dưới 7.000 tên lửa vượt đại châu là 100 tỉ đô-la. Số tiền ấy có thể cứu trợ về y tế, giáo dục sơ cấp, cải thiện điều kiện vệ sinh và tiếp tế thực phẩm, nước uống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới.

- Giá 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện một chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét và cứu hơn 14 triệu trẻ em ở châu Phi.

- Số lượng ca-lo trung bình cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng tốn kém không bằng 149 tên lửa MX... Chỉ cần 27 tên lửa MX là đủ trả tiền mua nông cụ cần thiết cho các nước nghèo để họ có được thực phẩm trong 4 năm tới.

- Chi cần 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới.

Nhà văn được giải thưởng Nô-ben đã nghiêm khắc cảnh cáo: "Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí", - lí trí con người, và cả lí trí tự nhiên. Sự sống trên trái đất phải trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay, rồi 180 triệu năm nữa bông hồng mới nở, trải qua bốn kỉ địa chất [trên dưới 40 triệu năm], con người mới hát được hay hơn chim và mới chết vì yêu. Nhưng chỉ cần "bấm nút một cái" là sẽ "đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó", nghĩa là trái đất bị hủy diệt hoàn toàn.

Nghệ thuật lập luận của Mác-két rất sắc bén. Những con số về tiền bạc mà ông nêu lên đã cho thấy ngân sách quân sự, chi phí chạy đua vũ trang hạt nhân là cực kì tốn kém! Tác giả sử dụng lối biện luận tương phản về thời gian: quá trình hình thành sự sống và văn minh nhân loại phải trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự hủy diệt trái đất chỉ diễn ra trong nháy mắt, "chỉ cần bấm nút một cái" thì tất cả sẽ trở thành tro bụi - ông đã chỉ cho mỗi người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia thấy rõ hiểm họa vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang hạt nhân khủng khiếp như thế nào!

Luận điểm thứ 3 là lời kêu gọi của Mác-két.

- Ông kêu gọi mọi người "chống lại việc đó" - cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, hãy "tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng".

- Ông đề nghị "mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân" để cho nhân loại tương lai biết rằng "sự sống đã từng tồn tại"..., để nhân loại tương lai "biết đến” những thủ phạm đã "gây ra những lo sợ, đau khổ" cho hàng tỉ con người, để "biết đến" tên những kẻ “ giả điếc làm ngơ trước những lời khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn"...

Mác-két đã có một cách nói đặc sắc, độc đáo lên án những kẻ hiếu chiến đã và đang gây ra cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, đe dọa cuộc sống hòa bình yên vui của các dân tộc và nhân loại.

Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình thể hiện trí tuệ và tâm hồn của Mác-két. Ông đã sáng suốt và tỉnh táo chỉ cho nhân loại thấy rõ nguy cơ hạt nhân là một hiểm họa đáng sợ - "dịch hạch hạt nhân". Tâm hồn của ông cháy bỏng một niềm khao khát hòa bình cho nhân loại.

Mác-két đã có một lối nói, lối viết rất độc đáo. Những số liệu của ông nêu ra có một sức thuyết phục to lớn, làm cho mọi người, mọi dân tộc nhận thức một cách sâu sắc về sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hòa bình là sự sống còn của nhân loại.

Video liên quan

Chủ Đề