Cách ăn cơm đúng cách

Ăn cơm sau khi ăn thức ăn

Việc trẻ ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn ở các hộ gia đình hiện nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, ăn như thế sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.

BS Nguyễn Liên nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai việc trẻ ăn thức ăn trước sau đó ăn cơm là hoàn toàn không nên bởi việc ăn thức ăn trước , đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước sau đó mới cho trẻ ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của trẻ cũng như việc ăn uống lâu dài.

Thói quen ăn uống như vậy là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout. Bởi, khi thức ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric [tác nhân gây bệnh gout], chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột, điều này sẽ dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Điều đó cũng lý giải vì sao trẻ ăn nhiều đạm mà vẫn bị suy dinh dưỡng.

Vì thế không nên cho trẻ ăn riêng biệt cơm với thức ăn, dù là cho ăn cơm trước hay thức ăn trước cũng không nên, mà phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.

Cơm chan canh

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay, nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.

Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm. Mặt khác, ăn cơm chan canh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này càng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Không ăn cùng chất xơ

Vẫn theo PGS Nguyễn Thị Lâm, cơm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Song khi ăn cơm nhiều người chỉ chú trọng ăn kèm thức ăn mặn có nguồn gốc từ đạm và chất béo mà bỏ qua rau củ. Thậm chí, nhiều người không hề ăn rau. Đây là một sai lầm khi bỏ qua tầm quan trọng của chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày.

Theo đó, chất xơ có chủ yếu trong trái cây, rau, ngũ cốc còn nguyên cám, các hạt họ đậu. Chúng có tác dụng ngăn chặn cảm giác thèm ăn ngăn chặn béo phì. Đồng thời trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây đái tháo đường, chất xơ từ rau củ rất hữu ích trong việc tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu. Do đó, khi cơ thể nạp tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực. Từ đó, hạn chế các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…

Ngay cả với các bệnh nhân đái tháo đường cũng được khuyến nghị ăn gạo lứt [hay còn gọi là gạo lật] thay cho gạo trắng. Bởi gạo lứt về bản chất là gạo còn nguyên lớp cám ngoài vỏ gạo, chính là phần chất xơ tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Theo PGS Lâm, khi ăn cơm, chúng ta cần phải cân đối 3 nhóm chất còn lại bao gồm chất béo, đạm và vitamin, khoáng chất, nhất là không được quên ăn thêm nhiều rau củ. Trong đó, nên tăng cường ăn rau xanh lá. Ngoài ra, khi chế biến rau củ, chuyên gia khuyên nên ăn ngay bởi trong quá trình đun nấu, lượng vitamin có thể tan biến từ 70-80%, nếu để lâu, số còn lại cũng sẽ không còn.

Ăn cơm nguội

Ăn phải cơm nguội để lâu quá nhiều ngày sẽ rất dễ đưa bệnh vào người - đây cũng là một khuyến cáo của PGS Lâm trước thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều bà nội trợ, đặc biệt tại các quán cơm rang.

Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…

Do đó, chuyên gia khuyến cáo mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.

Không nhai kỹ khi ăn cơm

Do công việc nên nhiều khi chúng ta ăn uống vội vã, dẫn đến ăn cơm rất nhanh mà không nhai. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo thói quen này không tốt cho dạ dày.

Khi chúng ta ăn cơm nhanh, nhai không kỹ thì cơm sẽ không được nghiền nhỏ, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai. Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.

Theo GS. Stephen Bloom [ĐH Imperial], việc ăn nhanh khiến bạn nuốt vội vàng, nhai không kỹ sẽ khó cảm nhận được mùi vị thức ăn. Nếu bạn ăn chậm, mọi thứ sẽ được kiểm soát và bạn sẽ thon thả hơn.

Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.

Ăn quá no

Khi ăn uống, nhiều người vẫn có thói quen đã ăn thì phải ăn no. Song nếu bạn ăn no quá vào bữa sáng, trưa, tối thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.

Uống nước trà ngay trong hoặc sau bữa ăn

Ngay trong hoặc sau bữa ăn, nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước trà. Tuy nhiên, trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

Nha Trang

  1. 1

    Ăn nhiều rau và hoa quả trong mỗi bữa ăn. Hoa quả và rau củ giàu dinh dưỡng và chất xơ, hơn nữa còn chứa ít calo hơn hầu hết các nhóm thực phẩm khác; đặc biệt là rau quả hữu cơ [không chứa thuốc bảo vệ thực vật]. Hãy ăn 1-2 khẩu phần rau và hoa quả sao cho nó chiếm một nửa lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp bạn mau no và cũng no lâu hơn.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể hấp, xào, nướng hoặc luộc rau củ. Cứ chế biến theo kiểu nào bạn thích!
    • Thử chuẩn bị món rau trộn hoặc rau sống ăn ghém nếu bạn không muốn nấu chín rau.
    • Nếu đang vội, hãy chọn hoa quả tươi mà bạn có thể đem theo ăn trên đường đi, chẳng hạn như một quả táo hay quả chuối, hoặc vớ lấy một hộp hoa quả đã chế biến cũng được.

  2. 2

    Ăn ngũ cốc nguyên hạt và hạn chế carbohydrate tinh chế. Ngũ cốc nguyên hạt là các phiên bản lành mạnh của thực phẩm giàu carbohydrate, vì chúng chứa nhiều dinh dưỡng và chất xơ hơn. Chúng cũng đem lại cảm giác no và duy trì năng lượng lâu hơn. Hãy chọn bánh mì và mì làm từ lúa mì nguyên hạt, chọn gạo lứt thay cho bánh mì trắng và gạo trắng. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt lành mạnh khác mà bạn có thể đưa vào bữa ăn bao gồm:[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Diêm mạch
    • Đại mạch
    • Bánh mì đen
    • Yến mạch

  3. 3

    Ăn 1 khẩu phần protein nạc trong mỗi bữa ăn. Protein nên chiếm 1/4 lượng thức ăn trong mỗi bữa ăn. Các thực phẩm giàu protein bao gồm thịt, cá, trứng và đậu. Một số sản phẩm từ sữa cũng có hàm lượng cao protein, chẳng hạn như phô mai tươi và sữa chua Hy Lạp. Bạn nên chọn các protein nạc như ức gà bỏ da, cá rô phi, thịt gà tây xay, các loại đậu, đậu phụ và lòng trắng trứng. Như vậy, bạn sẽ giảm được lượng chất béo và cholesterol trong chế độ ăn vốn tốt cho sức khoẻ tổng thể của bạn.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tìm thông tin về khẩu phần chuẩn ghi trên bao bì. Khẩu phần chuẩn của từng loại thực phẩm protein sẽ khác nhau. Ví dụ, một khẩu phần thịt hoặc cá sẽ là 85 g, trong khi một khẩu phần đậu hoặc phô mai tươi là 1/2 cốc [120 g].

    Lời khuyên: Bạn có thể giảm hàm lượng chất béo trong thịt bằng cách lọc mỡ và bỏ da trước khi ăn.

  4. 4

    Hạn chế ăn dầu và chất béo. Hàm lượng chất béo hợp lý trong chế độ ăn là 20% đến 30%. Với một người đang tuân theo chế độ ăn 2.000 calo, lượng chất béo sẽ vào khoảng 44g -77 g mỗi ngày, vì mỗi gram tương đương với 9 calo. Tốt nhất là bạn nên ăn các chất béo lành mạnh, chẳng hạn như chất béo không bão hoà đơn và chất béo không bão hoà đa, đồng thời hạn chế hoặc tránh các chất béo không tốt như chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá. Thêm vào thực đơn hàng ngày 2 -3 khẩu phần dầu ô liu, các lại hạt, quả hạch, hoặc quả bơ để bổ sung chất béo có lợi.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cố gắng không tiêu thụ chất béo bão hoà nhiều hơn 10% calo hàng ngày. Ví dụ, nếu bạn đang áp dụng chế độ ăn 1.700 calo mỗi ngày, hãy giới hạn chất béo bão hoà sao cho nó không chiếm quá 170 calo mỗi ngày. Điều này nghĩa là chất béo bão hoà tiêu thụ mỗi ngày không được vượt quá 19g.
    • Nhớ đọc nhãn bao bì thực phẩm để tìm hàm lượng chất béo chuyển hoá. Đừng mua hoặc ăn sản phẩm có chứa chất béo chuyển hoá. Các chất béo chuyển hoá thường có trong bơ thực vật, mỡ trừu, bột kem pha cà phê và nhiều thực phẩm đóng gói tiện dụng, chẳng hạn như bánh nướng đóng gói.[13] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn

  5. 5

    Uống nước là chính và hạn chế hoặc tránh các thức uống có đường. Nước là nguồn cung cấp chất lỏng mà cơ thể cần. Thực sự thì bạn không cần uống bất cứ thứ gì khác, nhưng nếu thích các thức uống khác thì bạn cần phải hạn chế. Giới hạn nước ép quả ở mức không quá 240 ml một ngày, tránh uống nước soda có đường và các thức uống khác có chất tạo ngọt tự nhiên hay nhân tạo.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không có tiêu chuẩn lý tưởng nào về lượng nước uống cho tất cả mọi người. Bạn cứ uống khi khát. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt và bạn không cảm thấy khát nước thì nghĩa là bạn đã cấp nước đầy đủ cho cơ thể.
    • Bạn có thể dùng thức uống có cồn ở mức vừa phải. Không uống nhiều hơn 1 đơn vị cồn mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ, và không quá 2 đơn vị cồn nếu bạn là nam giới. Một đơn vị cồn tương đương với 350 ml bia, 150 ml rượu vang, hoặc 45 ml rượu mạnh.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  6. 6

    Thỉnh thoảng cho phép bản thân ăn các món khoái khẩu và đừng kiêng tuyệt đối bất cứ món nào. Mặc dù việc thường xuyên chọn thực phẩm lành mạnh là quan trọng, nhưng cũng chẳng sao nếu có những lúc bạn muốn “thả cửa” một lần! Miễn là bạn có thói quen thường xuyên ăn uống lành mạnh thì thỉnh thoảng bạn vẫn có thể chiêu đãi mình một chiếc bánh donut, vài lát pizza hoặc một ly sữa lắc. Cố gắng giới hạn các món này ở mức 1-2 lần mỗi tuần và tính toán trước để tránh đi quá đà.[16] X Nguồn tin đáng tin cậy HelpGuide Đi tới nguồn

    • Ví dụ, bạn có thể ăn pizza vào tối thứ sáu, hoặc ra ngoài ăn kem với cả nhà vào chiều chủ nhật.
    • Đừng quên tính lượng calo của các bữa ăn “phá lệ” nếu bạn đang theo dõi lượng calo bằng ứng dụng hoặc nhật ký ăn uống. Ví dụ, nếu biết là 2 lát bánh pizza sẽ có 600 calo, bạn có thể ăn bữa trưa nhẹ thôi để có thể tiết kiệm được thêm lượng calo.

Video liên quan

Chủ Đề