Cách bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

Những cách bảo quản khoai tây tươi lâu và không bị mọc mầm

6571 lượt xem

Cách bảo quản khoai tây tươi lâu, không bị hỏng thời gian dài

Khoai tây một trong những loại củ thông dụng, dễ mua với giá thành rẻ và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không biết bảo quản đúng cách, khoai tây sẽ rất nhanh hỏng khi bạn chưa kịp sử dụng. Cùng Cleanipedia tìm hiểu những cách bảo quản khoai tây hiệu quả nhé!

Đã cập nhật 29 tháng 9 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻLưuChia sẻ
Sự bền vững

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:
Bảo quản Khoai tây

  1. 1
    Phân loại khoai tây. Sau khi mua khoai ở ngoài hoặc tự đào khoai trong vườn, bạn hãy dành một chút thời gian để phân loại chúng. Hãy lựa riêng những củ có dấu hiệu xấu bên ngoài như bị nứt vỏ và thâm. Những củ này không đem bảo quản được vì chúng sẽ héo nhanh và có thể khiến những củ khoai ngon bị héo theo. Với những củ có dấu hiệu xấu, bạn có thể áp dụng các cách sau:
    • Cắt bỏ phần bị hỏng, nứt hoặc thâm và đem sử dụng phần khoai tây còn lại trong vòng 1-2 ngày.
    • "Cứu" khoai tây [theo hướng dẫn ở dưới] để loại bỏ phần bị hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.
    • Bỏ những củ khoai tây bị hỏng quá nặng hoặc bị héo.
  2. 2
    Bảo quản những củ khoai ngon ở nơi khô và tối. Sau khi phân loại, bạn hãy để khoai ngon ở nơi không có ánh sáng và không ẩm thấp như tầng hầm, hầm rượu, tủ bếp riêng biệt. Độ ẩm và ánh sáng có thể khiến khoai chuyển màu xanh và/hoặc bị héo.
    • Ngoài ra, bạn phải để khoai tây được thoáng khí. Hầu hết khoai tây đều được bán trong túi lưới để không khí có thể lưu thông. Bạn nên để khoai trong túi lưới, không nên cho vào hộp bảo quản kín khí.
    • Nếu bạn tự thu hoạch khoai tây, hãy xếp khoai trong rổ đan hoặc hộp thoáng khí. Nhớ đặt một tờ báo vào giữa từng lớp khoai và lên trên lớp khoai cuối cùng.
  3. 3
    Giữ nhiệt độ lạnh. Khoai tây nên được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 10 độ C. [1] Khoai tây nên được để ở nhiệt độ từ 2-4 độ C để bảo quản được lâu. Bảo quản ở nơi lạnh và tối như tầng hầm hoặc hầm rượu là tốt nhất.
    • Lưu ý rằng nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để bảo quản khoai tây và có thể làm mất đi hương vị của khoai. Bạn hãy đọc thông tin bên dưới để biết thêm chi tiết.[2]
  4. 4
    Kiểm tra khoai tây định kỳ để phát hiện dấu hiệu của khoai hỏng. Khi được bảo quản bằng các phương pháp ở trên, khoai tây có thể để đến vài tháng mà không bị hỏng. Tuy nhiên, cứ mỗi vài tuần, bạn nên kiểm tra sơ để phát hiện dấu hiệu khoai gặp "vấn đề". Một củ khoai tây bị héo có thể ảnh hưởng đến những củ xung quanh. Vì vậy, việc sớm loại bỏ những củ khoai hỏng là rất cần thiết. Dấu hiệu của khoai tây bị hỏng bao gồm:
    • Chuyển màu xanh: Khoai tây có màu xanh. Khi để lâu, phần thịt khoai tây sẽ bị mềm và hơi khô. Khoai chuyển màu xanh thường là do tiếp xúc với ánh sáng. Nếu khoai chỉ mới hơi bị xanh, bạn hãy cắt bỏ phần màu xanh bên ngoài trước khi dùng để chế biến món ăn.[3]
    • Mọc mầm: Phần "mầm" giống như chồi bắt đầu mọc ra khỏi củ khoai. Dấu hiệu này thường đi kèm với tình trạng khoai bị xanh/mềm. Nếu khoai không quá mềm hoặc xanh, bạn hãy cắt bỏ phần mầm trước khi đem đi chế biến.
    • Khoai héo: Khoai tây có dấu hiệu phân hủy thấy rõ như mùi hôi, kết cấu mềm và/hoặc bị dập. Hãy vứt bỏ những củ khoai héo và cả phần giấy báo tiếp xúc với chúng.
  5. 5
    Cứu khoai tây để bảo quản trong thời gian dài. Nếu muốn bảo quản khoai tây lâu hơn nữa, bạn hãy thử bí quyết dưới đây. Phương pháp này cũng có thể áp dụng đối với những củ khoai tây bị hỏng ít hoặc sắp bị héo. Các vết cắt hoặc vết thâm nhỏ thường sẽ lành lại sau khi khoai tây "được cứu". Để cứu khoai tây, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
    • Xếp khoai tây trên một lớp giấy báo và để ở nơi khô và tối.
    • Tăng nhiệt độ lên 10-15 độ C, hơi cao hơn nhiệt độ bình thường để bảo quản khoai tây.
    • Để yên khoai tây ở nơi bảo quản. Sau khoảng 2 tuần, vỏ khoai sẽ dày lên và khô. Lúc này, bạn hãy quét sạch bụi bẩn trên vỏ khoai và đem bảo quản theo hướng dẫn ở trên. Lưu ý nên hạ thấp nhiệt độ xuống một chút khi bảo quản.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:
Điều cần Tránh

  1. 1
    Không rửa khoai tây trước khi bảo quản. Mặc dù việc "rửa sạch" có vẻ sẽ giúp khoai khó bị héo hơn nhưng thực ra không phải vậy. Để khoai tây tiếp xúc với hơi ẩm sẽ rút ngắn thời gian bảo quản và khiến khoai dễ bị héo hơn. Vì vậy, bạn nên giữ cho củ khoai được khô ráo hết mức có thể trước và trong quá trình bảo quản. [4]
    • Nếu vỏ khoai bị dính bẩn, bạn hãy để bụi bẩn khô lại rồi dùng bàn chải khô quét các mảng đất lớn đi. Bạn có thể [và nên] rửa sạch khoai ngay trước khi dùng để chế biến món ăn.
  2. 2
    Không bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Như đã lưu ý ở trên, nhiệt độ trong tủ lạnh là quá lạnh để có thể bảo quản khoai tây được tốt. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong khoai tây biến thành đường, khiến khoai có vị ngọt không ngon. Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh còn ảnh hưởng đến màu sắc của khoai. [5]
    • Nếu cho khoai vào tủ lạnh, bạn hãy để khoai được ấm dần lên bằng nhiệt độ phòng trước khi dùng để chế biến món ăn. Cách này sẽ giúp làm giảm [nhưng không loại bỏ hoàn toàn] tình trạng đổi màu của khoai.
  3. 3
    Không bảo quản hở khoai tây đã cắt. Khi đã cắt khoai tây ra, bạn nên đem chế biến càng sớm càng tốt. So với lớp vỏ cứng, phần thịt củ lộ ra khó được bảo quản tốt bằng. Nếu lỡ cắt quá nhiều khoai và không thể nấu ngay, bạn hãy cho khoai vào nước lạnh ngập 3-5 cm. Như vậy có thể bảo quản khoai tây thêm được 1 ngày mà không làm thay đổi màu sắc hoặc kết cấu của khoai. [6]
  4. 4
    Không bảo quản khoai tây cùng hoa quả. Nhiều loại hoa quả như táo, lê và chuối tiết ra chất hóa học ethylene. Loại khí này đẩy nhanh quá trình chín [bạn sẽ thấy hoa quả thường chín nhanh hơn khi đặt chung một chỗ]. Khí ethylene có thể khiến khoai nảy mầm sớm nên bạn hãy bảo quản hoa quả riêng.

Các bước

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Bảo quản khoai tây sống

  1. 1
    Cọ rửa khoai tây để loại bỏ đất cát. Nhúng khoai tây vào nước ấm cho ướt, sau đó dùng tay hoặc bàn chải cọ rửa rau củ để làm sạch khoai tây. Nhớ cọ cả các rãnh hoặc những chỗ gồ ghề để rửa sạch toàn bộ đất cát bên trong.[1]
    • Bạn có thể bỏ qua bước này nếu định gọt vỏ khoai tây, nhưng tốt nhất là vẫn nên rửa sạch vỏ khoai tây trước khi thực hiện các bước tiếp theo để không vô tình làm dính đất cát vào phần ăn được của củ khoai tây.
  2. 2
    Gọt vỏ hoặc cắt khoai tây nâu để có kết quả tốt nhất. Phương pháp chần sẽ hiệu quả nhất khi khoai tây đã được gọt đi lớp vỏ bên ngoài, nhưng bạn cũng có thể để nguyên cả vỏ khi chần nếu thích. Nếu muốn để lại vỏ, tốt nhất là bạn nên cắt khoai tây trước khi đông lạnh.[2]
    • Tùy vào vào việc định chế biến khoai tây thành món gì, bạn có thể đông lạnh khoai tây nguyên củ, cắt đôi, cắt khúc vuông hoặc cắt lát để chiên.

    Lời khuyên:Nếu muốn làm món khoai tây chiên, bạn hãy dùng dao sắc hoặc dụng cụ cắt khoai tây để cắt thành miếng vừa ăn.[3]

  3. 3
    Để nguyên củ khoai tây đỏ hoặc vàng, hoặc cắt nhỏ nếu thích. Khoai tây đỏ và vàng dễ đông lạnh hơn khoai tây nâu vì chúng dễ chần hơn, ngay cả khi còn nguyên vỏ. Nếu thích cắt sẵn để tiện cho việc nấu nướng, bạn có thể dùng dao sắc cắt khối vuông hoặc cắt lát.[4]
    • Nếu muốn, bạn cũng có thể gọt vỏ khoai tây đỏ và vàng trước khi đông lạnh.
  4. 4
    Đun sôi một nồi nước trên lửa lớn. Đặt nồi nước lên bếp và vặn lửa lớn. Khi các bong bóng nước từ đáy nồi nổi lên là nước đã sôi.[5]
    • Bạn sẽ trông thấy bong bóng liên tục nổi lên mặt nước khi nước sôi.

    Lời khuyên: Nguyên tắc chung là dùng khoảng 4 lít nước để chần 0,5 kg khoai tây. Nếu có nhiều khoai tây, tốt nhất là bạn nên chần thành nhiều mẻ.

  5. 5
    Xếp khoai tây vào rổ dùng để chần. Xếp một lớp khoai tây dưới đáy rổ. Như vậy bạn sẽ đảm bảo khoai tây được luộc đúng thời gian đã định. Nếu bạn luộc quá nhiều cùng lúc, khoai tây có thể không chín được như mong muốn.[6]
    • Bạn có thể chần khoai tây thành nhiều mẻ. Chần nhiều mẻ nhỏ bao giờ cũng tốt hơn là làm hỏng cả mẻ lớn vì khoai tây không đạt chất lượng.

    Cách khác: Nếu không có rổ chần, bạn có thể thả trực tiếp khoai tây vào nước, nhưng bạn sẽ phải nhanh chóng vớt khoai tây ra khỏi nước khi đã chần xong bằng thìa có lỗ hoặc kẹp gắp.

  6. 6
    Cho khoai tây vào nước sôi và đậy vung. Từ từ đặt rổ khoai tây vào nồi và đậy vung lại, cẩn thận kẻo bỏng. Bạn sẽ thấy nước ngừng sôi một lúc khi cho khoai tây vào. Chờ nước sôi lại.[7]
    • Nước sẽ sôi lại trong vòng 1 phút. Nếu quá 1 phút mà nước chưa sôi lại thì có thể là bạn đã cho quá nhiều khoai tây.
    • Nếu không chần khoai tây bằng rổ, bạn hãy dùng thìa có lỗ hoặc kẹp gắp đặt nhẹ từng củ khoai vào nước. Cẩn thận đừng để nước bắn lên để tránh bị bỏng.
  7. 7
    Chần khoai tây trong 3-5 phút nếu là củ nhỏ, và 8-10 phút nếu là củ to. Những củ khoai tây cỡ dưới 4 cm được coi là nhỏ, và những củ lớn hơn cỡ này là to. Khoai tây đã cắt ra sẽ được xử lý như củ nhỏ. Bạn nên đặt chuông báo giờ để theo dõi thời gian chần khoai.[8]

    Bạn có biết? Phương pháp chần có thể giúp bạn bảo quản khoai tây trong nhiều ngày. Các enzyme sẽ được giữ lại trong củ khoai tây, giúp bảo tồn tối đa hương vị, kết cấu và màu sắc của khoai. Ngoài ra, khoai tây được xử lý theo cách này sẽ rất sạch và giữ được hàm lượng vitamin.[9]

  8. 8
    Lấy khoai tây ra khỏi bếp và nhúng vào nước đá. Bước này giúp ngưng quá trình đun nóng và giữ nguyên độ chín của khoai tây. Nhấc rổ chần ra khỏi nước sôi và đặt thẳng vào chậu nước đá. Để nguội trong khoảng thời gian bằng với thời gian chần.[10]
    • Nếu không chần khoai trong rổ, bạn hãy dùng thìa có lỗ hoặc kẹp gắp để vớt khoai tây thả vào nước đá.
    • Các củ khoai tây nhỏ sẽ nguội trong 3-5 phút, củ lớn hơn sẽ mất 8-10 phút mới nguội.

    Lời khuyên: Để có kết quả tốt nhất, bạn hãy ngâm khoai tây trong nước lạnh tối thiểu 16 độ C hoặc lạnh hơn.

  9. 9
    Cho khoai tây vào hộp đậy kín và đông lạnh. Dùng túi ni lông có khóa kéo hoặc hộp nhựa thực phẩm để đựng khoai tây. Bạn nhớ để lại một khoảng trống 1,5 cm trong bao bì. Dán nhãn bao bì ghi loại thực phẩm và ngày đông lạnh, sau đó bỏ vào tủ đông.[11]
    • Sẽ là ý hay nếu bạn chia khoai tây thành từng phần nhỏ sao cho mỗi túi đủ cho một lần sử dụng.
    • Bạn có thể bảo quản khoai tây trong tủ đông khoảng 12 tháng. Nhớ ghi ngày đông lạnh trên bao bì để biết khoai tây đã ở trong tủ đông bao lâu.

    Biến tấu: Nếu bảo quản khoai tây cắt nhỏ để chiên, bạn hãy trộn khoai với một ít dầu ăn ngay trước khi bỏ vào hộp. Đổ khoai tây vào bát, thêm vào 1 thìa canh [15 ml] dầu thực vật cho mỗi 1 kg khoai tây, xóc lên cho đến khi tất cả các miếng khoai tây được bao một lớp dầu. Như vậy khoai tây sẽ dễ chế biến hơn.

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Bảo quản khoai tây đã nấu chín

  1. 1
    Làm nguội khoai tây chiên trong tủ lạnh, sau đó bỏ vào hộp đậy kín. Chiên khoai tây như thường lệ. Trước khi đông lạnh, bạn hãy cho khoai tây vào tủ lạnh khoảng nửa tiếng cho nguội, sau đó bỏ vào hộp kín và đông lạnh.[12]
    • Khoai tây chiên sẽ được bảo quản tốt hơn nếu bạn làm lạnh trước khi đông lạnh. Điều này cũng giúp khoai tây an toàn hơn khi ăn vì các miếng khoại tây sẽ nguội đều.
    • Ăn khoai tây chiên trong vòng 4 tuần, khi khoai tây vẫn còn giữ được hương vị ngon nhất.
  2. 2
    Đông lạnh khoai tây nghiền được nặn thành miếng dẹt đặt trong khay nướng bánh. Dùng tay nặn khoai tây nghiền thành các miếng dẹt dày khoảng 1,3 cm. Đặt các miếng khoai tây vào khay nướng bánh và bọc kín bằng màng bọc thực phẩm. Cho khoai tây nghiền vào tủ đông trong 24 giờ, sau đó cho những miếng khoai tây nghiền vào hộp đậy kín.[13]
    • Bạn nên ăn khoai tây nghiền trong vòng vài tuần là tốt nhất, vì khoai tây nghiền đông lạnh không tốt lắm.
  3. 3
    Bọc khoai tây nướng trong màng bọc thực phẩm và đông lạnh đến 4 tuần. Lấy củ khoai tây nướng ra và múc phần khoai tây bên trong ra nghiền, sau đó nhồi trở lại phần vỏ. Bọc kín củ khoai tây trong màng bọc thực phẩm và cho vào tủ đông bảo quản đến khi cần sử dụng.[14]
    • Ăn khoai tây nướng trong vòng 4 tuần để giữ hương vị ngon nhất.
    • Múc khoai tây ra nghiền trước là để kết cấu khoai tây ngon hơn khi hâm nóng.
  4. 4
    Bảo quản món khoai tây nhồi và khoai tây hầm trong đĩa khi đông lạnh. Bỏ đĩa đựng khoai tây đã nấu vào tủ lạnh cho mát đều trong 1-2 tiếng. Phủ giấy nến chống ẩm lên trên đĩa, sau đó bọc thêm một lớp giấy bạc và đem đông lạnh. Khi muốn hâm lại thức ăn, bạn có thể rã đông hoặc đặt thẳng lên bếp khi thức ăn còn đông cứng.[15]
    • Các món ăn dạng này có thể hâm trong lò 25-30 phút ở nhiệt độ 204 độ C. Khi hâm, bạn nên dùng nhiệt kế đo để đảm bảo nhiệt độ bên trong phải đạt ít nhất 74 độ C.
    • Khi chế biến món nào đó để đông lạnh, bạn hãy tắt bếp khi món ăn bắt đầu chuyển sang màu nâu nhạt và khoai tây hầu như đã mềm.

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Rã đông và chế biến khoai tây

  1. 1
    Rã đông hoặc để khoai tây trong tủ lạnh 1-2 ngày nếu bạn có thời gian. Lấy hộp khoai tây ra khỏi tủ đông và để nguyên cả hộp vào tủ lạnh trong khoảng 1-2 ngày trước khi chế biến. Thời gian này là để khoai tây rã đông.[16]
    • Nếu chỉ muốn rã đông một lượng nhỏ khoai tây, bạn hãy lấy một phần ra khỏi hộp và cho vào một hộp khác đậy kín để rã đông.

    Lời khuyên: Nếu cần phải cắt khoai tây trước khi chế biến, tốt nhất là bạn phải rã đông trước, nếu không, khoai tây sẽ rất cứng không cắt được.

  2. 2
    Nấu khoai tây không cần rã đông nếu bạn không có thời gian. Mặc dù thời gian nấu sẽ nhiều hơn 1-2 phút, nhưng khoai tây có thể nấu được ngay khi còn đang đông lạnh. Bạn chỉ cần lấy ra khỏi tủ đông, đặt vào khay nướng hoặc nồi, sau đó nấu như bình thường.[17]
    • Khoai tây sẽ rã đông nhanh khi bắt đầu được đun nóng.
    • Cách này đều áp dụng được cho khoai tây sống và cả khoai tây đã nấu chín.[18]
  3. 3
    Đun nóng khoai tây nghiền với lửa cao vừa phải cho đến khi khoai ấm lên. Cho khoai tây vào nồi và đun trên lửa cao vừa phải. Thỉnh thoảng khuấy khoai tây trong khi nấu. Bạn có thể thêm các nguyên liệu khác hoặc gia vị nếu muốn.[19]
    • Bạn cũng có thể đặt đĩa khoai tây đậy kín vào lò nướng và đun nóng ở nhiệt độ 177 độ C trong 30 phút.
    • Để hâm khoai tây bằng lò vi sóng, bạn hãy đun nóng với công suất trung bình trong khoảng 5 phút. Lấy ra kiểm tra, sau đó đun tiếp ở công suất cao với từng đợt 30 giây cho đến khi nóng.
  4. 4
    Nướng khoai tây chiên đông lạnh ở 232 độ C trong 20- 25 phút. Rải khoai tây chiên trên khay nướng có thoa dầu, sau đó bỏ vào lò nướng đã được làm nóng trước và nướng 20-25 phút. Lật khoai tây một lần khi nướng được nửa thời gian.[20]
    • Ăn khoai tây chiên khi còn ấm.
    • Khoai tây đã chiên chỉ cần hâm trong khoảng 5-15 phút. Bạn nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo khoai không bị cháy.[21]

    Cách khác: Chiên lại khoai tây trong dầu ăn được đun nóng đến 177 độ C trong 3-4 phút hoặc cho đến khi giòn.

  5. 5
    Nướng khoai tây ở 218 độ C trong 35 phút. Dùng dao sắc cắt khoai tây thành từng miếng vừa ăn, cho vào bát và nêm gia vị, chẳng hạn như dầu ô liu và tiêu. Rải khoai tây trên khay nướng có lót giấy bạc hoặc xịt dầu ăn chống dính, sau đó bỏ vào lò và nướng trong 35 phút, lật khoai trong thời gian nướng.
    • Tỏi, cỏ xạ hương, hương thảo và ớt là các gia vị rất hợp.
    • Nếu không có giấy bạc hoặc dầu xịt chống dính, bạn có thể quét một lớp mỏng dầu lô liu dưới đáy chảo để khoai tây khỏi dính.
  6. 6
    Chế biến khoai tây nghiền bằng cách đun sôi cả khúc, sau đó nghiền ra. Dùng dao sắc cắt khoai tây, sau đó bỏ vào nồi lớn và đổ ngập nước. Đậy vung và đun sôi nước trên lửa cao vừa phải. Đun trong 16-18 phút, sau đó nhấc nồi ra khỏi bếp và chắt nước. Thêm vào nồi một miếng bơ, nửa cốc [120 ml] sữa và môt nhúm muối tiêu. Dùng dụng cụ nghiền khoai tây để trộn đều các nguyên liệu cho đến khi khoai tây thật mịn và dọn ăn.[22]
    • Để kiểm tra xem khoai tây có thể nghiền được chưa, bạn hãy kiểm tra độ mềm của khoai tây bằng cách dùng dĩa xuyên qua.
    • Bạn có thể dùng máy trộn thay cho dụng cụ nghiền khoai tây nếu có.
    • Thêm hương vị cho món khoai tây nghiền bằng cách nêm các gia vị, kem chua, phô mai, hành tăm hoặc hành lá.
  7. 7
    Làm món salad khoai tây bằng cách đun sôi khoai tây và trộn thêm gia vị. Cắt nhỏ khoai tây, bỏ vào nồi và đổ ngập nước. Đun sôi nước trên lửa lớn và tiếp tục đun trong 15 phút. Lược khoai tây qua rổ, sau đó để nguội khoảng 10 phút. Lấy một bát khác để trộn nửa cốc [120 ml] mayonnaise, 2 thìa canh [30 ml] giấm, 2 thìa cà phê [10 ml] mù tạt dijon, 2 nhánh hành lá thái nhỏ, 2 thìa canh [5 g] mùi tây, 1 cọng cần tây cắt hạt lựu và một nhúm muối tiêu. Trộn vào khoai tây và dọn ăn.[23]
    • Bạn có thể cắt nhỏ khoai tây trước hoặc sau khi luộc. Nếu dùng khoai tây đông lạnh thì đây là lựa chọn tốt nhất.
    • Nếu thích, bạn có thể thêm trứng luộc kỹ cắt nhỏ vào món salad khoai tây.

Bảo quản khoai tây đã gọt vỏ

Văn bởi
Susana godoy


Bạn có biết làm thế nào bảo quản khoai tây đã gọt vỏ? Một trong những thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong nhà bếp là khoai tây. Không nghi ngờ gì nữa, với chúng, chúng ta có thể tạo ra vô số món ăn. Từ cơ bản nhất đến sáng tạo nhất có thể có trên bàn của chúng tôi. Nhưng đôi khi chúng ta bắt đầu gọt vỏ và cắt khoai tây mà không nhận ra rằng chúng ta không cần nhiều như vậy để tạo ra công thức của mình.

Chúng tôi không muốn bất kỳ ai trong số họ bị lạc, vì vậy hôm nay chúng tôi để lại cho bạn những mẹo và thủ thuật hay nhất về cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ. Bằng cách này, bạn sẽ có chúng trong tay và sẵn sàng hoàn thành món ăn yêu thích của mình. Tìm hiểu những bước bạn phải làm theo!

Rất đơn giản, để khoai tây bạn vừa gọt vỏ vừa cắt nhỏ không bị hư chúng ta cho vào tô ngập nước rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Điều này sẽ giữ chúng hoàn hảo trong một vài ngày [chúng sẽ chỉ mất một ít tinh bột]. Sau đó, trước khi bắt đầu nấu những củ khoai tây đó, chúng tôi lau khô chúng bằng vải để chúng không bị nhảy. Đơn giản, phải không?

Index

  • 1 Cách bảo quản khoai tây đã gọt vỏ
  • 2 Có thể cất giữ khoai tây đã gọt và cắt không?
  • 3 Bảo quản khoai tây nấu chín
  • 4 Khoai tây gọt vỏ hút chân không
  • 5 Khoai tây đã gọt vỏ có thể để được bao lâu trong nước?
  • 6 Bảo quản khoai tây chiên

Video liên quan

Chủ Đề