Cách chữa mẹo cho bé ti mẹ

Cai sữa là việc mẹ ngừng cho trẻ bú trực tiếp, có thể được coi là một bước ngoặt phát triển của bé. Mọi người mẹ sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ đều phải trải qua giai đoạn này. 

1. Nên cai sữa cho bé khi nào?

Trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như nhiều yếu tố sinh học như kháng thể, các men và bạch cầu. Vì thế, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới luôn khuyến cáo nên cho trẻ bú bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho đến khi 2 tuổi.

Tuy nhiên, cũng không có một thời điểm cụ thể nào quy định về việc cai sữa cho trẻ. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau mà người mẹ có thể quyết định cai sữa, có thể là do công việc, khó khăn với việc vắt sữa, căng thẳng, áp lực hoặc gặp vấn đề về sức khỏe….

Cha mẹ có thể cho trẻ cai sữa nếu bé bắt đầu có những dấu hiệu sau:

- Đã có thể tự ngồi thẳng, lăn trái bóng ra trước chứng tỏ hệ thần kinh và hệ vận động của bé phát triển tương đối tốt, cứng cáp, có khả năng tự đề kháng kể cả khi thiếu sữa mẹ.

- Ngoài những từ như bà, bố, mẹ thì trẻ có thể nói được thêm 2-3 từ hoặc một câu ngắn. Lúc này, có thể để trẻ cai sữa, kết hợp với việc cho bé ăn dặm và bổ sung sữa ngoài. 

- Bé ăn được cháo, cơm nhão: trẻ có khả năng nhai, nuốt chửng khi được 18-24 tháng tuổi. Đây là thời gian lý tưởng để cai sữa mẹ cho bé vì trẻ đã có thể ngồi vào bàn ăn cùng gia đình.

- Có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc.

- Trẻ đã biết leo lên, leo xuống cầu thang: ở thời điểm này, bé đã trên 24 tháng - độ tuổi các bác sĩ khuyên nên cai sữa mẹ.

- Khi mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh liên quan tới bầu vú thì cần cai sữa ngay.

Không có thời điểm cụ thể nào quy định về việc cai sữa cho trẻ

2. Cách cai sữa cho bé hiệu quả

Dùng thuốc mắc cỡ

Mẹ có thể nghiền thuốc với một chút nước thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó dùng để xoa quanh bầu ngực. Điều này sẽ làm màu sắc núm vú hoặc mùi vị có sự thay đổi, trẻ sẽ không bú nữa. Lúc này, mẹ cần phải kiên trì và không cho bé bú. Nếu trẻ đói thì cho bé ăn đồ ăn dặm với uống sữa ngoài.

Hóa trang bầu ngực của mẹ

Nếu trẻ đã có khả năng nhận biết về màu sắc thì có thể áp dụng cách này. Cụ thể như sau: dùng son, màu của nghệ, củ dền hoặc dán băng dính vào đầu ti để hóa trang cho bầu ngực mẹ. Khi thấy ngực mẹ có sự thay đổi thì trẻ sẽ không còn đòi bú nữa. 

Dùng thuốc đắng cloxit

Vì đây là loại thuốc rất an toàn nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm. Nghiền nát thuốc với nước rồi bôi lên ti mẹ. Khi ngậm vào thấy đắng thì trẻ sẽ nhả ra, không còn muốn ti mẹ nữa.

Làm mất sữa

Mẹ có thể dùng thuốc hoặc một số loại thực phẩm như: hoa lài, lá bạc hà, lá lốt, lá dâu... để làm mất sữa. Trẻ bú mẹ không còn thấy sữa nữa thì một thời gian sẽ không bú nữa. Tuy nhiên, áp dụng cách này thì mẹ sẽ có cảm giác đau rát đầu ti vì lúc mới đầu, trẻ sẽ cắn và cố kéo để bú sữa.

Tách xa bé vài ngày

Khi không thấy mẹ thì có thể trẻ sẽ khóc. Nhưng bé sẽ dần quen với việc thiếu hơi mẹ sau 2-3 ngày. Lúc này, bố sẽ là người cho con ăn dặm và ti bình để bé không đòi bú mẹ nữa. Để tránh tình trạng mẹ nhớ và không thể xa trẻ được, mẹ có thể đi làm từ sáng sớm và về nhà khi bé đã ngủ.

Tăng số bữa ăn trong ngày của trẻ

Cha mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn phụ với những món ăn ngon, bổ dưỡng để trẻ không còn cảm giác đói, giảm bớt việc đòi bú mẹ. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn những món ăn dễ tiêu, thanh đạm, tốt cho hệ tiêu hóa của bé.

Bôi dầu gió xung quanh ngực mẹ

Đây là cách tương đối đơn giản, thông dụng và cũng có hiệu quả. Khi bú mẹ, trẻ sẽ thấy vị hắc và cay của dầu gió nên không dám đòi ti nữa.

Sử dụng tỏi

Nếu mẹ ăn nhiều tỏi sẽ làm cho hơi thở của mẹ có mùi và sữa tiết ra cũng có mùi khó chịu đối với bé. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng cách này để trẻ sợ mùi tỏi mà không muốn bú mẹ nữa.

Tập cho trẻ ngậm ti giả từ nhỏ

Mẹ có thể cho bé tập ngậm ti giả từ khi được 3 tháng tuổi. Điều này sẽ giúp bé có thể quen hơn với việc rời bầu vú mẹ, từ đó làm quen với việc bú bình và cai sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là có thể mẹ sẽ mất thời gian cai ti giả cho bé.

Cho trẻ ngậm ti giả từ nhỏ sẽ giúp bé quen với việc bú bình

Bình giả, sữa thật

Mẹ có thể vắt sữa vào bình, bảo quản trong tủ lạnh. Khi nào trẻ đói thì cho bé bú bình thay vì bú mẹ. Trẻ sẽ cảm nhận được vị thật của sữa mẹ và dần quen với việc bú bình.

Bỏ một cữ bú của bé

Khi bỏ một cữ bú, mẹ có thể dùng sữa mẹ vắt ra [hoặc sữa công thức, sữa bò] để cho trẻ bú. Lặp đi lặp lại trong vòng 1-2 tuần để bé có thể thích nghi. Điều này cũng sẽ tốt cho mẹ vì việc tiết sữa cũng sẽ được điều chỉnh giảm, tránh được nguy cơ căng cứng hay viêm tuyến vú.

Giảm thời gian cho trẻ bú

Nếu không muốn bỏ cữ bú của bé thì mẹ có thể rút ngắn thời gian mỗi cữ bú của bé. Nên bổ sung lượng sữa bị thiếu cho bé bằng các loại thực phẩm ăn dặm hay sữa công thức. Có thể trẻ sẽ không ngủ yên nếu cữ bú buổi tối không được bú đủ nên mẹ cần phải kiên nhẫn.

3. Những lưu ý khi cai sữa cho trẻ

- Khi trẻ đang trong tình trạng sức khỏe không tốt, bị ốm thì không nên cai sữa vì có thể làm cho bé biếng ăn dẫn đến còi xương. Không cai sữa nếu bé bị suy dinh dưỡng.

- Không nên để trẻ cai sữa trong thời tiết nắng nóng hoặc thời điểm giao mùa...

- Chú ý nhiều hơn để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt cho bé trong giai đoạn cai sữa.

- Khi cai sữa cho bé thì mẹ cần phải kiên trì để đạt được kết quả nhanh chóng.

- Nên cho trẻ ngừng bú mẹ một cách từ từ để tránh việc bé cảm thấy sốc, lạ lẫm và trở nên biếng ăn.

4. Chăm sóc bé sau khi cai sữa

Thay thế bằng sữa công thức

Một việc quan trọng sau khi trẻ cai sữa là phải bổ sung sữa công thức phù hợp để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Nếu bé trong giai đoạn ăn dặm [từ 6 tháng đến 2 tuổi] thì ngoài việc cho trẻ ăn đầy đủ dưỡng chất thì sữa vẫn là nguồn cung cấp quan trọng nhất để bổ sung năng lượng và dinh dưỡng.   

Bổ sung dinh dưỡng trong khẩu phần ăn

- Hàng ngày, thực đơn của trẻ phải cân đối, đa dạng với nhiều loại thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch như: sữa, sữa chua, thịt, cá, trứng, rau củ quả [khoai lang, cà rốt, súp lơ, bí xanh…], trái cây [táo, chuối…]

- Nên cho trẻ ăn dặm vào 6 tháng tuổi. Có thể ăn loãng dần dần đến đặc hơn, ăn từ ít đến nhiều hơn và đa dạng các loại thực phẩm. 

Sau khi cai sữa, trẻ phải được bổ sung nguồn thực phẩm đa dạng

Theo dõi cân nặng của trẻ

Việc thường xuyên theo dõi cân nặng của con sẽ giúp mẹ có thể xem xét thêm về chế độ ăn uống và khả năng hấp thụ của bé nếu trẻ chậm tăng cân.

Không ép trẻ ăn

- Không nên bắt ép trẻ ăn nhiều, dễ tạo cho bé có tâm lý sợ ăn, khó chịu, nôn trớ.

- Nếu muốn giúp bé ăn ngon miệng hơn, có thể cho bé ăn nhiều bữa trong ngày thay đổi thực đơn thường xuyên và chế biến theo khẩu vị của trẻ. 

Chú ý tới sự phát triển xương và răng

Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần phải lưu ý nấu nhừ, chín kỹ hoặc xay nhuyễn. Vì chức năng tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện nên cách chế biến như vậy sẽ giúp bé không bị hóc, hấp thụ tốt và dễ tiêu hóa.

Theo Dương Dương [Khám phá]

Bé đột ngột bỏ bú và mẹ đang rất lo lắng? Thông thường mẹ nên xem lại có điều gì đó đã làm bé buồn hay khó chịu trong lúc được cho bú không hoặc tham khảo tư vấn của các chuyên gia nhi khoa mà rất nhiều bà mẹ đã áp dụng thành công khi bé không chịu bú dưới đây nhé. 

Phải làm gì khi bé không chịu bú mẹ

1. Những câu chuyện cười ra nước mắt khi bé bỏ bú

Mẹ Hương kể lại hai khoảng thời gian đầy căng thẳng khi Bin bỏ bú mẹ. Lần đầu tiên, lúc Bin được ba tháng tuổi, bé bị cảm lạnh và đờm dồn lên mũi. “Bin bú mẹ một lần lúc 6 giờ sáng rồi thôi, không chịu tiếp nữa. Em phải vắt sữa ra ngoài để sữa không bị tắc. Mãi đến chiều, sau nhiều giờ nằm trên giường, ngủ có, Bin khóc có, em ôm Bin da tiếp xúc trực tiếp với da, kiên trì cho bé bú qua chiếc ống thuốc nhỏ mắt, thì cuối cùng Bin đã bú lại. Bin bú mẹ lần nữa lúc 3 giờ chiều. Chỉ có 9 giờ không chịu bú mà em cảm thấy như đó là một ngày rất dài và mỏi mệt.”

Lần thứ hai, khi Bin được mười tháng tuổi, cả nhà đang có kỳ nghỉ hè ở biển rất vui. Bin bú mẹ bình thường trước khi đi ngủ, nhưng khi con thức dậy vào lúc nửa đêm, con đột nhiên bỏ bú. Bố Nguyên dỗ Bin ngủ tiếp, con cứ khó chịu ngọ nguậy không ngủ lại được và cũng chẳng chịu bú mẹ nữa. Mẹ Hương phải vắt sữa và để dự trữ trong tủ đông. Thật may có cô dọn phòng khách sạn tình cờ biết được và mách có thể anh chàng đang mọc răng. Mẹ Hương cho vài viên đá nhỏ đông lạnh từ sữa mẹ, Bin háo hức nhai và mê mẩn luôn món này. Cuối ngày hôm đó, Bin ngoan ngoãn bú mẹ lại bình thường.

2. Làm gì khi bé không chịu bú mẹ?

Mẹ Hương không phải là trường hợp duy nhất gặp phải tình huống khó khăn này. Các chuyên gia nhi khoa đã tư vấn 10 cách hay mà rất nhiều bà mẹ đã áp dụng thành công khi bé không chịu bú

1. Kiểm tra xem bé có đang gặp vấn đề về sức khoẻ hay không. Chúng tôi từng gặp một trường hợp bỏ bú, khi thăm khám phát hiện có một mảnh giấy nhỏ bị mắc kẹt ở bên trong miệng bé. Nhiều trường hợp khác bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng bàng quang [gây ra đau đớn khi tiểu tiện và trẻ nhỏ rất thường xuyên đi tiểu], nghẹt mũi hay đau răng

2. Bé có thể dị ứng hoặc khó chịu với mùi nước hoa, sữa dưỡng thể, lăn khử mùi,… Nếu mẹ đang sử dụng nước hoa hoặc mỹ phẩm thì hãy thử ngưng dùng tất cả trong một hoặc hai ngày để có thể xác định đây có đúng là nguyên nhân bé bỏ bú hay không.

3. Tốt nhất hoặc càng nhiều càng tốt, tránh đưa bé ti ngậm hay bình sữa để thay thế trong suốt thời gian “đình công” bỏ bú này. Bú là nhu cầu bản năng của trẻ, và chúng ta đều muốn bé bú mẹ vì đó là điều tự nhiên nhất và tốt nhất. Dĩ nhiên không thể để bé mất nước, nhưng nếu con OK, đừng cố ép con bú theo lịch trình thông thường. Cơn đói và khát tự nhiên sẽ giúp bé quay về tìm ti mẹ.

Trong khoảng thời gian bỏ bú này, mẹ cần vắt sữa để cơ thể vẫn tiếp tục sản sinh ra sữa mới và giúp ngăn ngừa sự tắt nghẽn hay nhiễm trùng.

4. Luôn luôn kiên nhẫn! Cố gắng ép bé có thể khiến câu chuyện tệ hơn. Chúng ta đều muốn con cảm thấy thoải mái và thư giãn khi bú mẹ, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để âu yếm con, cho con cảm thấy không bị áp lực trong giờ ăn

Hãy cho con cảm thấy thoải mái và thư giãn khi bú mẹ

5. Thông thường, thời gian tốt nhất để giúp bé bú mẹ trở lại là lúc bé đang buồn ngủ, lúc ngủ hoặc vừa mới thức dậy. Kiên nhẫn và nhẹ nhàng tiếp cận – nếu bé có tỉnh dậy và phản đối, đừng ép buộc bé.

6. Mẹ hãy cùng tắm chung với con. Trong nước ấm thư giãn, với ti mẹ sẵn có, con có thể bắt đầu bú lại. Hoặc đi ra ngoài – đôi khi ánh nắng mặt trời và không khí trong lành có thể giúp con cảm thấy thoải mái giảm bớt những bực bội khó chịu.

7. Chuyển động cũng có nhiều tác dụng. Vì vậy mẹ có thể thử đặt bé vào địu và cho bé bú khi đang đi trong phòng, hoặc nằm võng đong đưa, hay ngồi trên một chiếu ghế bập bênh nhẹ nhàng.

8. Gợi cho con nhớ về những ngày đầu bú mẹ bằng cách ôm con trực tiếp da sát da, trong phòng tối và yên tĩnh. Điều này có thể có tác dụng khuyến khích con bú trở lại

Ôm con trực tiếp da sát da khuyến khích con bú trở lại

9. Âm nhạc cũng là một liệu pháp rất tốt, xoa dịu tinh thần của cả mẹ và bé. Mẹ hãy thử mở những bài nhạc nhẹ nhàng để mẹ có thể hát cùng, hoặc chính mẹ hát ru để khuyến khích bé bú. Con đã quen thuộc với giọng nói của mẹ khi còn ở trong bụng, và cảm giác thân thuộc thoải mái tràn về này sẽ giúp ích rất nhiều.

10. Nguyên nhân bé bỏ bú có thể đơn giản là do chế độ ăn của mẹ chứa nhiều chất nồng làm thay đổi mùi vị sữa, chẳng hạn như quá nhiều gia vị như tỏi, ớt. Mẹ thử ngưng sử dụng các loại gia vị này xem có phải nguyên nhân bé bỏ bú từ sự thay đổi mùi vị của sữa mẹ không nhé.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác khiến bé không bú mẹ là do cách cho bú mẹ không đúng hay có thể do trẻ khó chịu trong người, do trẻ bệnh, còi xương… Cần xác định rõ nguyên nhân để có hướng xử trí thích hợp. Trong nhiều trường hợp, mẹ cần đưa bé đi khám bệnh để bác sĩ nhi có thể tìm hiểu, chẩn đoán rõ nguyên nhân bỏ bú và đưa ra lời khuyên đúng đắn mẹ nhé.

3. Dinh dưỡng tăng cường cho mẹ

Mẹ luôn cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt trong thời gian cho con bú vì nhu cầu tăng cao cho cả mẹ và con, đặc biệt ngay cả trong giai đoạn con không chịu bú mẹ. Nếu chế độ dinh dưỡng của con đã được đảm bảo trước đó thì giai đoạn bỏ bú sẽ lướt qua nhanh và không để lại nhiều vấn đề sau đó. Ngược lại, con rất dễ thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tâm lý rất nhanh sau khi sinh.

Để giúp mẹ cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể và tăng cường chất lượng sữa cho con, ngoài thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ và đa dạng các nguồn thực phẩm thì mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA/EPA, sắt, acid folic, canxi, iod, Vitamin A, D…

Hầu hết các cuộc “đình công” bỏ bú được giải quyết trong vòng đến hai ngày, mặc dù một số ít trường hợp có thể kéo dài hơn. Nếu những cách kể trên không hiệu quả đối với con, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa để được can thiệp kịp thời cho trường hợp của con. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho mẹ và con luôn là yếu tố nền tảng giúp con nhanh chóng vượt qua khủng hoảng bỏ bú và phát triển vững chắc về sau.

Video liên quan

Chủ Đề