Cách chữa suy nhược thần kinh tại nhà

Cuộc sống căng thẳng và làm việc trí óc quá sức là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hiện nay nhiều người mắc chứng suy nhược thần kinh. Đây là trạng thái rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương. Người bệnh thường có biểu hiện đau đầu, ù tai, mắt mờ, mất ngủ, hay mơ, không tập trung, trí lực kém, tinh thần mệt mỏi, tâm thần bất an, thậm chí nam giới có thể di tinh, xuất tinh sớm.

Xin giới thiệu một số món ăn thuốc góp phần ổn định chức năng thần kinh, chữa trị chứng bệnh này.

Các món ăn thuốc hỗ trợ

Canh hàu biển thịt nạc dưỡng tâm huyết, chữa suy nhược thần kinh, ngủ không ngon.

Canh thịt lợn hàu biển: thịt hàu tươi 150g, thịt lợn nạc 150g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch thái miếng cho vào nồi cùng với hàu, nước vừa đủ nấu canh; thịt chín cho gia vị là được. Chia ăn tùy ý trong ngày. Công hiệu: dưỡng tâm huyết, suy nhược thần kinh, đêm ngủ không ngon, hồi hộp.

Canh thịt lợn, sò khô: sò khô 40g, thịt lợn nạc 200g, bột gia vị vừa đủ. Thịt rửa sạch thái miếng, sò khô rửa sạch ngâm một lúc rồi cho cả vào nồi nấu canh, thịt chín cho gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công hiệu: bổ âm, bổ thận chữa thận hư, thần kinh suy nhược, tâm phiền, mất ngủ, hay mơ, tiểu đêm nhiều.

Canh lươn, gà: thịt lươn đã luộc thái chỉ 50g, thịt gà xé 50g, trứng gà 1 quả, mì sợi 10g, rượu, gừng, hành, tiêu bột, xì dầu, nước luộc gà, nước luộc lươn, dầu vừng, muối, bột ngọt, tinh bột ướt vừa đủ.

Bắc chảo lên bếp, đổ nước luộc gà và nước luộc lươn mỗi thứ 1 bát, đun sôi cho thịt gà, thịt lươn, mì sợi, xì dầu, gừng, hành muối, đun sôi lại, cho trứng vào khuấy đều, một lúc cho tiếp tinh bột vào, đun sôi là được; múc ra bát, rắc dầu vừng, hạt tiêu, bột ngọt. Ăn kèm trong bữa cơm.

Công hiệu: bổ khí, thông huyết mạch, lợi gân cốt, trị huyết hư, suy nhược thần kinh, hồi hộp váng đầu, xương khớp đau, phong thấp.

Nước hành, táo: hành củ 7 cây, táo tàu 20 quả. Táo rửa sạch ngâm nở, hành rửa sạch, cho vào nồi, nước vừa đủ, đun to lửa 20 phút, cho hành vào đun thêm 10 phút là được. Chia ăn tùy ý trong ngày. Công hiệu: an tâm thần ích tâm trí, chữa thần kinh suy nhược, mất ngủ, nhiều mộng, giảm trí nhớ.

Nước tiểu mạch, cam thảo, táo tàu

Nước tiểu mạch, cam thảo, táo tàu: tiểu mạch 60g, cam thảo 6g, táo tàu 30g. Tiểu mạch xát vỏ, táo ngâm nở, bỏ hạt, cho vào nồi cùng cam thảo, đổ nước vừa đủ đun to lửa tới sôi chuyển đun nhỏ lửa khoảng 60 phút, gạn lấy nước lần thứ nhất, lại đun lấy nước lần hai; gộp hai nước lại, chia uống trong ngày. Công hiệu: bổ dưỡng tâm can, an thần định chí, chữa tâm can hư suy, tinh thần hoảng hốt, ngủ không ngon, buồn chán.

Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp xoa bóp ấn huyệt, cụ thể: hằng ngày nên tiến hành xoa bóp các huyệt sau:

Huyệt lao cung

Chiếu hải: ở kẽ xương cách đầu mắt cá chân trong 1 tấc.

Lao cung: ở giữa lòng bàn tay, nắm chặt các ngón tay, huyệt ở khe giữa hai đầu ngón tay số 3 và 4 [ngón giữa và áp út].

Huyệt thần môn

Thần môn: ở đầu lằn chỉ cổ tay trong, ở phía ngón tay út; dưới huyệt là gân cơ trụ trước, xương đậu và xương tháp.

Huyệt thông lý

Thông lý: nếp gấp cổ tay phía trong lên 1 tấc; trong khe của gân cơ trụ trước và gân cơ gấp chung các ngón tay [nắm ngón tay và gấp bàn tay vào cẳng tay, khe sẽ nổi rõ].

Huyệt tâm âm giao

Tam âm giao: trên mắt cá chân trong 3 tấc, nằm sát xương cẳng chân.

Chà xát hai lòng bàn chân cho ấm nóng lên.

Chú ý: Góc độ xoa bóp bấm huyệt phải vuông góc hướng vào trong. Khi xoa bóp cần điều tiết tâm lý thoải mái, xóa bỏ những ý nghĩ căng thẳng.

Lương y Nguyễn Văn Đồng

  • Người mới ôm dậy, suy nhượt cơ thể, lao lực, mệt mỏi và kém tập trung

  • Người hoạt động thể lực cao như chơi thể thao, tập thể dục, người lao động nặng...

  • Người cần tỉnh táo bao đêm như tài xế xe, công nhân ca đêm, học sinh sinh viên ôn thi...

Suy nhược thần kinh hay còn gọi là hội chứng Da Costa. Đây là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt với nhóm người lao động trí óc. Bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nhau như: Suy nhược cơ thể, mất ngủ, trầm cảm,… Vậy suy nhược thần kinh do đâu, có những triệu chứng gì, cần làm gì khi bị bệnh? Cùng Thầy thuốc Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tại sao bị suy nhược thần kinh?

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?

Suy nhược thần kinh là bệnh rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá sức. Điều này dẫn đến cơ thể không được nghỉ ngơi và hồi phục bình thường. Suy nhược thần kinh được xếp vào nhóm bệnh tâm thần, thường xảy ra do các vấn đề về tâm lý, căng thẳng, stress kéo dài. Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh bao gồm: Có nhiều nguyên nhân gây suy nhược thần kinh khác nhau xuất phát từ bản thân người bệnh hoặc do môi trường tác động:

  • Thiếu hụt Serotonin: Serotonin là hormone dẫn truyền thần kinh, có liên kết với tâm trạng, hoạt động tâm thần, giúp xử lý các căng thẳng. Thiếu hụt serotonin là một trong những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến suy nhược thần kinh.
  • Chấn thương tinh thần: Tâm lý bị sang chấn với cường độ mạnh, trong thời gian dài vượt qua khả năng chịu đựng của cơ thể mà không được điều trị.
  • Căng thẳng, stress trong thời gian dài: Áp lực trong công việc, cuộc sống, xã hội khiến hệ thần kinh bị tổn thương, khó hồi phục.
  • Các yếu tố thúc đẩy suy nhược thần kinh:
  • Hệ thần kinh yếu, không có đủ khả năng chống chọi với áp lực.
  • Làm việc, lao động trí óc quá độ.
  • Môi trường sống căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn, ô nhiễm, làm việc trong môi trường khắc nghiệt thời gian dài.
  • Các bệnh lý: Viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm túi mật,…
  • Nghiện rượu hoặc các chất kích thích.
  • Mất ngủ trong thời gian dài.
  • Chế độ ăn nghèo dinh dưỡng.
  • Tính cách hướng nội, ít xã giao, hay lo xa, buồn phiền nhiều.

2. Triệu chứng khi bị suy nhược thần kinh

Nắm rõ được các triệu chứng suy nhược sẽ giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống. 

  • Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, ngủ quá ít, ngủ quá nhiều.
  • Rối loạn cảm giác: Người bệnh rất nhạy cảm và thường xuất hiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tê mỏi, chán nản, buồn bã. Các triệu chứng này có thể thay đổi tùy thuộc vào trạng thái người bệnh.
  • Lo âu quá mức: Người bệnh thường cảm thấy lo lắng quá mức dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, bế tắc, không thể giải quyết các vấn đề.
  • Tăng nhịp tim: Người bệnh cảm thấy họng như bị nghẹn lại, cảm giác co thắt ở ngực, nhịp tim tăng nhanh, đặc biệt vào lúc căng thẳng.
  • Thay đổi tâm trạng: Tâm trạng thường không ổn định, dễ nổi nóng, tức giận, dễ khóc, dễ xúc động.
  • Tự cô lập bản thân: Tự xa lánh những người xung quanh, thích ở một mình.
  • Các triệu chứng đi kèm khác: Đau mỏi cổ, đau thắt lưng, các cơ bị đau nhức, cảm giác khó chịu ở ngoài da, nóng lạnh thất thường, run chân tay,…

3. Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?

Theo các chuyên gia tâm lý và thần kinh, người bị bệnh này nếu không được điều trị sớm và đúng cách rất khó có thể tự khỏi được. Đối với người bệnh ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện một phần nhờ thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống điều độ, hạn chế các yếu tố gây căng thẳng, stress. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết và vượt qua bệnh từ giai đoạn sớm. Đến khi bị suy nhược thần kinh nặng, người bệnh cần được can thiệp tích cực bằng các phương pháp điều trị khác nhau kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt mới có thể cải thiện những triệu chứng bệnh.

4. Điều trị suy nhược thần kinh

Hiện nay, suy nhược thần kinh được điều trị bằng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Liệu pháp tâm lý

Người bệnh sẽ trao đổi, chia sẻ với bác sĩ để gỡ bỏ các vướng mắc tâm lý, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập, chế độ ăn uống, sinh hoạt để giải quyết những căng thẳng, ổn định tâm lý cho người bệnh.

Điều trị bằng thuốc

  • Thuốc tác động lên quá trình hưng phấn hệ thần kinh: Arcalion/ Asthenal sau khi ăn sáng. Không uống vào buổi trưa và buổi tối.
  • Thuốc tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng: Piracetam, Ginkgo Biloba,…
  • Thuốc an thần: Benzodiazepine, Buspirone, Captodiame,..
  • Thuốc giảm đau: Paracetamol.
  • Vitamin B1, B6 tăng khả năng hoạt hóa của các synap thần kinh.

5. Làm gì khi bị suy nhược thần kinh mất ngủ?

Một số phương pháp cải thiện tình trạng suy nhược

Giấc ngủ có chức năng phục hồi các cơ quan trong cơ thể, giúp não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ căng thẳng, mệt mỏi. Mất ngủ là một trong những triệu chứng đầu tiên và dễ nhất biết nhất của bệnh suy nhược thần kinh. Phần lớn người suy nhược thần kinh đều không ngủ được và kèm theo các triệu chứng lo âu, căng thẳng. Mất ngủ lâu ngày do suy nhược thần kinh có thể dẫn đến các bệnh lý tâm thần nghiêm trọng. Người bệnh thường sẽ được kê thuốc điều trị và hướng dẫn thực hiện liệu pháp hành vi nhận thức để cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể xây dựng thói quen ngủ theo một số lưu ý sau:

  • Đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Không ngủ trưa, nếu ngủ thì chỉ khoảng 15 phút.
  • Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê.
  • Không hút thuốc lá.
  • Ăn nhẹ hoặc uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ.
  • Giữ phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ vừa phải. Nếu phòng ngủ quá ồn có thể dùng nút tai để giảm tiếng ồn.
  • Đọc sách, nghe nhạc nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Không ngủ nướng vào cuối tuần.

6. Làm gì khi bị suy nhược thần kinh trầm cảm

Não bộ của bệnh nhân thường bị mất cân bằng, thiếu hụt serotonin nên thường có cảm giác căng thẳng khi tiếp xúc với người khác. Chính vì thế, họ có xu hướng tránh né nơi đông người, tự cô lập dần dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm. Trầm cảm không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống, công việc của người bệnh mà còn là nguy cơ gây ra nhiều vấn đề thần kinh khác. Vì vậy, cần điều trị suy nhược thần kinh ngay từ sớm, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống trầm cảm, an thần để giảm triệu chứng. Cùng với đó, người bệnh có thể thực hiện một số điều sau:

  • Tăng cường vận động: bơi lội, đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, thiền, yoga,… giúp não tăng tiết serotonin, endorphins chống trầm cảm.
  • Tích cực giao tiếp với nhiều người bằng cách tham gia các hoạt động thiện nguyện.
  • Ngủ đủ giấc giúp tinh thần tỉnh táo, bớt căng thẳng.
  • Tấm nước ấm giúp lưu thông máu, cải thiện tinh thần.
  • Chơi với thú cưng.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng.
  • Hạn chế đồ uống có cồn, cà phê, hay các chất kích thích.

Xem thêm

Bấm huyệt chữa mất ngủ – Giải pháp tìm lại giấc ngủ ngon

Suy nhược thần kinh tuy không trực tiếp gây hại đến tính mạng,  nhưng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần cho người bệnh. Nhận biết và can thiệp sớm sẽ giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

BS. Vũ Thị Anh Đào

[Visited 1.638 times, 12 visits today]

[Visited 1.638 times, 12 visits today]

  • Tags:
  • dấu hiệu suy nhược thần kinh
  • suy nhược thần kinh nên làm gì

Video liên quan

Chủ Đề