Cách làm một bài văn so sánh

CÁCH LÀM BÀI SO SÁNH HAI ĐOẠN TRÍCH TRONG NGHI LUẬN VĂN HỌC

       So sánh hai đoạn trích trong tác phẩm văn học là dạng bài mới và khó đối với học sinh. Kiểu bài này yêu cầu cao về kiến thức và kỹ năng. Để làm tốt kiểu bài này không chỉ đưa ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng so sánh mà phải thấy được điểm kế thừa và đổi mới của từng tác giả, từng giai đoạn văn học.

Kiểu bài này đa dạng:có thể  so sánh hai tác phẩm [ hai đoạn trích] của hai tác giả, so sánh hai tác phẩm của cùng một tác giả, so sánh hai đoạn trích trong cùng một tác phẩm…Đối tượng so sánh về đề tài, nhân vật, tình huống, cách trần thuật, nghệ thuật… Trong khuôn khổ bài viết tôi chỉ đề cập đến việc so sánh hai đoạn trích qua một số đề cụ thể.

Ví dụ : Đề 1: Viết về dòng sông Đà trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân miêu tả “ có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Nhưng cũng có khi: “ Con song Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân”[ Nguyễn Tuân -Ngữ văn 12 tập 1, NXB GD 2015]

Bằng hiểu biết của mình, anh chị hãy phân tích những vẻ đẹp trên của sông Đà. Từ đó làm nổi bật nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Đề 2: Trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” nhà văn Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của bà cụ Tứ: Chiều hôm trước, khi biết con trai mình đưa vợ về “ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không.”

Và sáng hôm sau, trong bữa cơm sáng:’ Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui chuyện sung sướng về sau này”.[ Kim Lân – Ngữ văn 12 tập 2, NXBGD 2015 ]

Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong hai lần miêu tả trên để thấy được thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật này.

 Đề 3: Cảm nhận của anh chị về hai đoạn văn sau:

  1. “ Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc thuyền nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn lại nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn nào hòn nấy trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm, méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”.[ Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân]
  2.  “ Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại”.[ Ai đã đặt tên cho dòng sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường]

Anh/chị hãy làm sáng tỏ những nét giống và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường qua hai đoạn trích trên

Đối với kiểu bài này vẫn cần đảm bảo cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi phần cần đảm bảo những nội dung sau:

  • Cần mở bài gián tiếp đi từ nét chung của hai đoạn trích tạo sự hấp dẫn cho người đọc
  • Giới thiệu khái quát nét chính về hai tác giả [ chú ý phong cách sáng tác], nội dung chính hai tác phẩm, đặc biệt là nội dung chính hai đoạn trích
  • Trích dẫn và khẳng định nhận định[ nếu có]

- Phân tích từng đoạn trích về nội dung và nghệ thuật

- So sánh hai đoạn trích điểm giống và khác nhau về nội dung và nghệ thuật. Dựa vào hoàn cảnh sáng tác, thời đại để lý giải điểm giống và khác nhau đó

- Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu giữa hai đoạn trích

    - Hiểu được con người tác giả và thông điệp tác giả      muốn gửi tới người đọc và thế hệ sau

       Trên đây là một số gợi ý về kỹ năng cần đạt khi làm kiểu bài so sánh hai đoạn trích trong tác phẩm văn học giúp các bạn học sinh có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT QG sắp tới. Chúc các bạn thành công

Phần Làm văn trong đề thi Ngữ Văn luôn là câu hỏi khiến nhiều thí sinh e dè. Có rất nhiều dạng đề thường xuyên được ra trong phần 5 điểm này, một trong số đó là dạng so sánh văn học. 

So sánh văn học có thể là:

  • So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học
  • So sánh hai đoạn thơ
  • Sosánh hai đoạn văn
  • So sánh hai nhân vật
  • So sánh cách kết thúc hai tác phẩm
  • So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩm
  • So sánh tình huống truyện
  • So sánh chi tiết nghệ thuật

Ví dụ: 

1, Vẻ đẹp con sông Việt Nam qua 2 tác phẩm "Ai đã đặt tên cho dòng sông" và "Người lái đò sông Đà"

2, Từ cuộc đời của các nhân vật phụ nữ trong hai tác phẩm "Vợ nhặt" [Kim Lân] và "Vợ chồng A Phủ" [Tô Hoài]. Anh [chị] hãy phát biểu suy nghĩ của mình về số phận người phụ nữ xưa và nay.

=> Dạng đề này yêu cầu thí sinh phải có nhiều kỹ năng như phân tích, mở rộng, liên hệ. Đây là dạng đề tương đối khó nhưng nếu có cách làm phù hợp, bạn sẽ dễ ẵm điểm và tạo được ấn tượng với người chấm. 

Cách làm dạng so sánh văn học, tuyển tập 22 đề cùng hướng dẫn làm chi tiết nhất 

XEM VÀ TẢI CÁCH LÀM DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC, 30 ĐỀ DẠNG SO SÁNH VĂN HỌC THƯỜNG GẶP TẠI ĐÂY

Suzy

Để học tốt / Series luyện thi THPT Quốc gia / Ngữ Văn luyện thi THPT Quốc gia / Phân loại và cách làm bài dạng đề so sánh | Nghị luận văn học

Kiểu bài so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trên nhiều bình diện: – So sánh các tác phẩm – So sánh các đoạn tác phẩm [hai đoạn thơ hoặc hai đoạn văn xuôi] – So sánh các nhân vật văn học. – So sánh các tình huống truyện. – So sánh các cốt truyện. – So sánh cái tôi trữ tình giữa các bài thơ. – So sánh các chi tiết nghệ thuật.

– So sánh nghệ thuật trần thuật…


Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.

Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.

– Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]
– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau

Cách 1:

  1. Làm rõ đối tượng thứ nhất [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận
    nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích].
  2. Làm rõ đối tượng thứ 2 [bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu
    là thao tác lập luận phân tích].
  3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật [bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ

    yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh].

  4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học[ bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân

    tích].

Cách 2:

  1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác. Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý [tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí] – Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm [tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng], cảm hứng, thông điệp của tác giả…. – Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu, biện pháp nghệ thuật… 3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này. Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh [ nếu không sẽ bị mất ý] nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học

sinh phổ thông cũng như đáp án của Bộ giáo dục và đào tạo.

Đọc thêm:  So sánh nghệ thuật xây dựng hai nhân vật Mị và A Phủ

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu – Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

Sang thu là tác phẩm đặc sắc, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9 Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề thi học kì, đề thi ... Xem thêm

Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương là bài thơi đặc sắc, thể hiện tâm tình của nhà thơ, của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác - Chủ tịch Hồ Chí Minh. là tác ... Xem thêm

Sang thu là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Đây là một trong những nội dung thường có trong các ... Xem thêm

Học tốt môn Văn không hẳn là sự chăm chỉ "cày cuốc", suy nghĩ tích cực, luyện đọc nhiều, tập trung và ghi chép bài đầy đủ có thể giúp bạn chinh phục môn Văn dễ ... Xem thêm

Sóng là bài thơ đặc sắc của nhà thơ Xuân Quỳnh, giữ vai trò quan trọng trong chương trình Ngữ văn lớp 12. Đây là một trong những nội dung thường có trong các đề ... Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề