Cách gắn dây loa

Có nhiều người thường nhầm lẫn giữa cực + và cực – của dây loa, dẫn đến việc cắm vào nhưng loa không hoạt động. Trong bài viết này, 3kShop.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách để cắm dây loa vào Receiver hoặc Amply cho đúng cách. Việc này giúp tránh những nhẫm lẫn có thể gây hư hỏng và giảm tuổi thọ loa. Cũng như đảm bảo đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất có thể, tránh các nhận định sai.

1. Cắm đúng cực

Cắm dây loa vào receiver hay amply nói chung khá dễ và ai cũng có thể làm được. Tuy vậy có 1 số bước cần chú ý nhằm đạt được chất lượng âm thanh cao nhất. Tương tự như những viên pin, loa cũng có hai cực + và -. Khi cắm sai, chúng vẫn có thể hoạt động, chỉ là âm thanh sẽ bị chập chờn.

Vì thế khi cắm dây loa điều cần thiết và quan trọng nhất là bạn phải cắm đúng cực trên chân cắm của loa và receiver / amplifier. Cực + trên loa được biểu thị bằng màu đỏ, còn cực – là màu đen.

Vì sao phân cực đúng lại quan trọng?

Phân cực đúng khi kết nối loa giúp củ woofer và tweeter làm việc 1 cách tốt nhất. Âm thanh được tạo ra bởi các driver của loa dao động qua lại và tăng áp suất khi, sau đó truyền tải đến màng nhĩ và được bộ não giải mã thành âm thanh mà chúng ta nghe được. Đối với tín hiệu âm nhạc, studio thu luôn quy định 1 kiểu dao động được gọi là leading-edge [nôm na là các điểm nhạc bắt đầu đánh hay dừng], và dao động tới phía trước sẽ diễn ra đầu tiên nếu cực + của amplifier và loa được nối chính xác với nhau. Điều này sẽ giúp bài nhạc được chơi theo đúng cảm xúc mà studio thu và nghệ sỹ muốn gởi gắm đến người nghe.

2.Chân cắm

Đa số các mẫu loa và amplifier hiện nay đều hỗ trợ nhiều kiểu chân cắm như càng cua [spade], dây trần hay đầu banana. Để sử dụng chân càng cua, bạn chỉ cần vặn lỏng ốc trên đầu cắm, luồn đầu dây vào sau đó vặn lại cho chặt là được. Tuy nhiên cần lưu ý không để phần kim loại trên 2 đầu jack càng cua tiếp xúc với nhau vì có thể gây đoản mạch và làm hư hỏng amplifier.

Đầu cắm banana thì dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần cắm vào là xong.

Ngoài ra, nếu như không có connector, chỉ có dây trần, thì xoắn dây lại, mở ốc giữ dây trên cầu loa ra, nhét qua lỗ và siết, cách này cho kết nối ổn định và chắc chắn trong 1 thời gian ngắn. Lâu dần các dây trần sẽ bị oxy hóa hoặc giòn, gãy do bị tháo ra siết vào nhiều lần.

3.Chú ý chất lượng cable

Cable đi kèm thiết bị âm thanh thường là đủ dùng cho nhu cầu đại trà. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhắm đến chất lượng âm thanh tối ưu nhất cho hệ thống của mình, bạn nên mua thêm 1 số dòng cable cao cấp. Khi ma dây dẫn, bạn nên trải nghiệm trước khi quyết định mua. Chất lượng dây càng cao, âm thanh mang đến càng hay.

Trên đây là một số lưu ý để bạn có thể cắm dây loa vào amply đúng cách, nếu bạn có cách nào hiệu quả hơn thì đừng ngần ngại chia sẻ cho 3kShop biết nhé!

Các Sản Phẩm DAC/Amp Tại 3kShop!

Theo Tinh Tế

Amply được biết đến là thiết bị quan trọng ở dàn âm thanh và đảm nhận nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu âm thanh. Đa phần các hệ thống âm thanh đều cần đến amply, tuy nhiên rất nhiều người không biết cách đấu loa vào amply. Nếu bạn cũng đang nằm trong danh sách những người cần tìm cách nối chi tiết thì đây là bài viết bạn nên xem qua:

1. Tìm hiểu về các cổng kết nối tín hiệu cơ bản trên Amply

Trước khi đi vào chi tiết cách đấu loa vào Amply hãy cùng chúng tôi cập nhật các thông tin về các cổng kết nối trên Amply nhé!

Nắm rõ các kí hiệu trước khi kết nối 2 thiết bị với nhau

Phải nhắc nhở các bạn rằng, mỗi amply sẽ có công suất khác nhau và phù hợp với một số loại loa riêng. Do đó, khi chọn lựa các bạn nhất định phải chú ý đến điều này. Ngoài ra, phải nắm rõ kí hiệu và ý nghĩa của các cổng kết nối sau:

- Phono: Là cổng kết nối trực tiếp với những máy hát dĩa ở loại lớn. Cổng kết nối này thông thường được dành cho những tín hiệu mang công suất nhỏ. Nó không được dùng kết nối cho các nguồn tín hiệu riêng lẻ khác.

- CD: Là cổng kết nối đầu phát CD/VCD và DVD..

- Tuner: Cổng kết nối với máy nghe đài viết tắt là Radio.

- Line: Đây là cổng kết nối được dùng để kết nối với các nguồn âm thanh đa dạng như TV, MP3.

- Recorder: Cổng kết nối trên amply này được dùng để kết nối với những thiết bị có thể thu âm.

- Playback: Nó được biết đến là cổng kết nối với các tín hiệu Audio out nơi đầu thu âm.

- Rec: Kí hiệu là cổng kết nối với tín hiệu âm thanh Audio In của đầu thu âm.

- Speaker Systems chính là cổng kết nối trực tiếp với loa.

Khi bạn đã biết rõ các kí hiệu cũng như các cổng kết nối trên amply thì việc đấu dây loa vào amply sẽ đơn giản, dễ dàng hơn.

2. Những lưu ý trước khi thực hiện kết nối loa vào ampli

Hiện nay có rất nhiều bài viết hướng dẫn đấu loa vào amply. Thế nhưng, các bạn phải rõ các điều cần chú ý trước khi thực hiện cách đấu loa vào amply. Những chú ý sau đây cực kỳ quan trọng, nếu bạn không nắm được có thể sẽ chẳng bao giờ thực hiện thành công đấu dây loa vào amply.

2 vấn đề chính mà các bạn cần đặc biệt để tâm lưu ý như sau:

Thứ nhất: Lưu ý về vấn đề trở kháng của 2 thiết bị khi thực hiện cách đấu dây loa vào amply

Cách đấu loa vào amply rất đơn giản. Với những người mới bắt đầu chơi cũng rất dễ dàng nối được. Thế nhưng, vấn đề về trở kháng rất quan trọng mà các bạn nhất định phải có sự tính toán từ trước. Trở kháng giữa 2 thiết bị amply và loa nếu không hợp nhau có thể sẽ gây cháy nổ. Dù cho bạn thực hiện đúng và công suất đủ nhưng trở kháng không hợp cũng sẽ làm cháy nổ cả hệ thống. 

Công thức tính trở kháng được quy định như sau: P=U2/R. P là công suất, R chính là điện trở điện và U chính là hiệu điện thế. Cách phối ghép loa với amply thành công khi mà chúng thỏa mãn được phương trình là P1=P2, hiệu điện thế không đổi và điện trở của cả 2 thiết bị phải bằng nhau.

Thứ hai:  Lưu ý về công suất trước khi thực hiện cách nối dây loa vào amply

Vấn đề lưu ý thứ hai chính là công suất của cả 2 thiết bị khi đấu dây loa vào amply. Khá nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng các bạn nên chọn amply có công suất lớn hơn nhiều so với loa. Như vậy thì amply có thể chịu được trọng tải. Trên thực tế, đây là cách chọn đúng. Loa khi có điện trở cao thì có khả năng tải được dòng điện thấp. Nếu loa có điện trở thấp thì có thể tải được dòng điện cao hơn. 

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các dòng loa từ các thương hiệu nổi tiếng có trở kháng lớn. Bạn nên chọn loa có trở kháng từ 4 Ohm và công suất lớn hơn từ 8 - 12 W để có thể tải được dòng điện tốt nhất. Về cơ bản, các bạn phải dùng amply có điện trở và điện kháng phù hợp với loa trước khi kết nối.

3. Các bước đấu loa vào amply chi tiết nhất

Có 2 cách đấu loa vào amply phổ biến và được nhiều người dùng đến nhất. Đó là đấu theo nối tiếp, song song và thêm điện trở vào để kết nối.

Cách 1: Cách nối dây loa vào amply theo hình thức nối tiếp, song song

Cách nối loa vào amply song song và nối tiếp chính là cách phổ biến nhất và có thể thực hiện theo các bước như sau:

- Bước 1: Tính điện trở của đầu nối theo công thức:

  • Ở đầu nối loa song song tính theo công thức 1/R = [1/R1 + 1/R2 + 1/R3…..].
  • Ở đầu nối loa nối tiếp tính điện trở theo công thức R=R1 + R2 + ...Rn.

- Bước 2: Xác định tổng trở kháng của loa

- Bước 3: Sau khi nhận thấy sự phù hợp giữa điện trở và trở kháng của 2 thiết bị thì nối 2 cặp loa nối tiếp và song song với nhau [như hình].

Cách 2: Đấu dây loa vào amply bằng cách thêm điện trở vào mạch

Nếu như các bạn không thể thực hiện cách đấu loa vào amply theo hình thức nối song song, nối tiếp hãy thêm điện trở vào để giải quyết. Cụ thể về cách phối ghép loa và amply này như sau:

Khi bạn nối 4 loa song song trở kháng tổng của chúng lúc này sẽ là 1 Ohm, trở kháng của amply là 4 Ohm. Để trở kháng của 2 thiết bị phù hợp với nhau bạn nên thêm một tụ điện trở có trở kháng là 3 Ohm. Nếu vậy, trở kháng lúc này sẽ là 4 Ohm và phù hợp với trở kháng của amply.

Hình minh họa cho cách đấu dây loa với amply như sau:

>>> Có thể bạn quan tâm: Ampli Yamaha WXA 50

Chủ Đề