Cách hạch toán hàng thừa chờ xử lí năm 2024

Hạch toán hàng thừa, thiếu chờ xử lý như thế nào? Đại Việt xin hướng dẫn cách hạch toán hàng thừa, thiếu chờ xử lý khi mua hàng theo từng trường hợp cụ thể như: Do bên bán xuất thiếu, vận chuyển bị mất, nhân viên làm mất hoặc khi kiểm kê kho thì phát hiện thiếu, thừa.

1. Cách hạch toán hàng thừa chờ xử lý:

- Khi phát hiện thừa hàng hóa, kế toán phải lập biên bản và tìm nguyên nhân. Các bạn hạch toán hàng hóa thừa như sau:

- Nếu chưa xác định được nguyên nhân phải chờ xử lý:

Nợ TK: 152, 153, 156, 211: Số hàng thừa

Có TK - 3381: Tài sản thừa chờ giải quyết.

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

  1. Nếu trả lại người bán:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa

Có TK - 152, 153, 156: Số hàng thừa

  1. Nếu không tìm được nguyên nhân:

Nợ TK – 3381: Số hàng thừa

Có TK - 711: Số hàng thừa [Hoặc Có TK: 3388]

2. Cách hạch toán hàng hóa thiếu chờ xử lý:

a] Nếu là hàng hóa thiếu so với hóa đơn [Tức là lúc DN nhập hàng về bị thiếu so với hóa đơn]

Nợ TK: 152, 153, 155, 156: Số hàng thực tế nhập kho

Nợ TK – 1381: Số hàng hóa bị thiếu [Theo cả TT 133 và 200]

Nợ TK – 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ [theo hóa đơn]

Có TK – 111, 112, 331...

b] Nếu là thiếu khi kiểm kê lại kho:

Nợ TK: 1381: Số hàng bị thiếu

Có TK 152, 153, 155, 156...

- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý để hạch toán như sau:

+] Nếu lỗi do bên bán xuất thiếu, hoặc bên vận chuyển làm mất, hoặc nhân viên công ty làm mất trong quá trình vận chuyển và họ trả số hàng thiếu đó:

Nợ TK – 156: Số hàng thiếu.

Có TK – 1381: Số hàng thiếu

+] Trường hợp xử lý hàng kiểm kê kho:

- Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền đối với tài sản thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt [cá nhân, tổ chức nộp tiền bồi thường]

Nợ TK 1388 - Phải thu khác [cá nhân, tổ chức phải nộp tiền bồi thường]

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động [số bồi thường trừ vào lương]

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán [giá trị hao hụt mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý]

Nợ TK 811 - Chi phí khác [phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu qua kiểm kê phải tính vào tổn thất của doanh nghiệp]

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

- Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác [1388 - Phải thu khác] [số phải bồi thường]

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động [số bồi thường trừ vào lương]

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán [giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý]

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp [Nếu theo TT 200]

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung [Nếu theo TT 200]

Có các TK 152, 153, 155, 156

Có các TK 111, 112.

Chú ý: Số hàng thiếu này Nếu các bạn cho vào chi phí thì chi phí này sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN cuốinăm.

Lưu ý: Đối với trường hợp bồi thường mà phần giá trị cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng thiếu:

- Nếu giá trị bồi thường cao hơn:

Nợ TK – 111, 112, 152, 153, 156...: [Gồm cả thuế]

Có TK – 711: Phần giá trị cao hơn.

- Nếu giá trị bồi thường thấp hơn:

Nợ TK – 632, 811: Phần giá trị không được bồi thường

Có TK – 1381: Số hàng thiếu không được bồi thường

Dịch vụ tư vấn kế toán và pháp lý doanh nghiệp

Tư vấn thành lập công ty, thành lập công ty TNHH, tư vấn thành lập doanh nghiệp tư nhân, thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, tư vấn kế toán, tư vấn khai thuế .... Chúng tôi luôn cam kết cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp với chất lượng và độ tin cậy cao nhất cùng các giải pháp sáng tạo, toàn diện cho các vấn đề của doanh nghiệp và luôn đề cao sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả giữa các bộ phận nghiệp vụ trong công ty, nhằm phát huy tối đa các thế mạnh sẵn có về nguồn lực của công ty vì lợi ích của khách hàng.

Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình thành lập, hoạt động, quản lý Doanh nghiệp;

- Tư vấn cơ cấu nhân sự trong công ty;

- Tư vấn hồ sơ, tài liệu chuẩn bị thành lập Doanh nghiệp;

- Tư vấn đặt tên công ty;

- Tư vấn về vốn đầu tư ban đầu, vốn pháp định, vốn điều lệ…

- Tư vấn chi tiết cho doanh nghiệp các vấn đề về thuế, các nghĩa vụ về tài chính sau khi đăng ký kinh doanh và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Tư vấn về các hợp đồng trước khi đăng ký kinh doanh;

- Tư vấn về chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô của công ty;

- Tư vấn chi tiết về thủ tục mua hoá đơn lần đầu cho doanh nghiệp;

- Tư vấn những điều kiện trước khi thành lập, những điều kiện sau khi thành lập đối với nghành nghề đăng ký kinh doanh;

- Tư vấn cách đặt tên Doanh nghiệp, tên viết tắt phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của hoạt động kinh doanh và tiến hành tra cứu tên doanh nghiệp;

- Tư vấn cách phân chia lợi nhuận của các thành viên;

- Tư vấn về việc thiết lập văn bản ràng buộc giữa các thành viên/cổ đông trong công ty;

- Tư vấn về đăng ký ngành nghề Đăng ký kinh doanh [lựa chọn, sắp xếp ngành nghề và dự tính ngành nghề kinh doanh sắp tới];

Chủ Đề