Các dạng toán tính diện tích lớp 4 năm 2024

Tính diện tích hình chữ nhật là một phần kiến thức quan trọng ở trong hình học. Tuy nhiên đối với các bé học lớp 1 thì còn khá nhiều bỡ ngỡ khi mới được tiếp cận. Trong bài viết này hãy cùng với Clevai tìm hiểu về công thức tính diện tích hình chữ nhật nhé.

1. Công Thức Tính Diện Tích Hình Chữ Nhật

Diện tích hình chữ nhật chính là phần được đo bằng độ lớn bề mặt của hình, là phần mặt phẳng mà bạn có thể nhìn thấy. Vậy nên, muốn tính diện tích hình chữ nhật ta sẽ lấy chiều dài nhân với chiều rộng.

Công thức: S = a x b

Trong đó:

S chính là diện tích của hình chữ nhật

a sẽ là chiều dài của hình chữ nhật

b sẽ là chiều rộng của hình chữ nhật

Ví dụ: Cho hình chữ nhật ABCD, biết chiều dài là 5cm và chiều rộng 3cm. Hãy sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật để tính diện tích hình ABCD.

Áp dụng công thức ta có diện tích hình chữ nhật ABCD sẽ là:

5 x 3 = 15 cm2

Đáp số: 15 cm2

2. Một số dạng bài tập về diện tích hình chữ nhật

Trong toán học, sẽ có rất nhiều dạng toán liên quan tới tính diện tích của các hình chữ nhật khác nhau. Nhưng riêng ở cấp tiểu học, các bé sẽ được làm quen chủ yếu với 2 dạng cơ bản sau đây:

Dạng 1: Cách tính diện tích hình chữ nhật khi biết chiều dài và chiều rộng

Đây được xem là một dạng bài tập cơ bản nhất, đề bài thường sẽ cho biết thông tin về chiều dài, chiều rộng và yêu cầu cần tính diện tích hình tương ứng. Vậy nên, để giải được bài tập thì mọi người chỉ cần áp dụng chính xác công thức S = a x b để tìm ra được đáp án.

Ví dụ: Tính diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài là 10cm và chiều rộng 7cm:

Giải: Áp dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật lớp 4: S= 10 x 7 = 70 [cm2].

Dạng 2: Tính một cạnh của hình chữ nhật khi biết các thông số

Với dạng toán này sẽ ngược lại dạng 1 ở trên, bài toán sẽ cho biết các thông tin về diện tích của hình chữ nhật, cùng với chiều dài hoặc chiều rộng và yêu cầu tìm được cạnh còn lại. Vậy nên, khi giải cũng sẽ áp dụng theo công thức S = a x b để suy ra thông tin của cạnh cần tìm chính xác. Cụ thể:

Khi biết được chiều rộng: Chiều dài = Diện tích : Chiều rộng

Khi biết được chiều dài: Chiều rộng = Diện tích : Chiều dài

Ví dụ: Cho một mảnh vườn hình chữ nhật, biết diện tích của mảnh vườn là 10cm và biết chiều rộng của mảnh vườn là 5cm, hãy tính chiều dài của mảnh vườn đó.

Giải: Áp dụng công thức diện tích hình chữ nhật lớp 3 ta có chiều dài của mảnh vườn = 10 : 5 = 2cm

3. Một số dạng toán về tính diện tích hình chữ nhật

Sau khi đã nắm chắc được lý thuyết và các dạng bài tập về diện tích hình chữ nhật dưới đây là một số bài tập liên quan để bé có thể tự luyện tập tại nhà:

Bài 1: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 28cm, chiều rộng bằng 1/4 chiều dài,hãy tính diện tích của mảnh vườn đó.

Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 20 cm và có diện tích bằng 100cm2, dựa vào đó hãy tính chiều rộng của hình chữ nhật.

Bài 3: Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật khi biết chiều rộng bằng 15cm và nửa chu vi của hình bằng 40cm?

Bài 4: Diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài 12cm và có chiều rộng 8cm là bao nhiêu?

Bài 5: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài là 36cm và có chiều rộng bằng 1/4 chiều dài. Vậy diện tích của hình chữ nhật đó sẽ là bao nhiêu?

Bài 6: Một hình chữ nhật có chiều dài là 24cm và có diện tích bằng 386cm². Khi đó chiều rộng của hình chữ nhật sẽ là bao nhiêu?

Bài 7: Hãy tìm các độ dài còn lại của hình chữ nhật nếu biết:

  1. Chiều rộng của hình chữ nhật là 15cm và diện tích của hình chữ nhật bằng 390cm²
  1. Chiều dài của hình chữ nhật là 34cm và có diện tích bằng 748cm²

Bài 8: Tính

  1. Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều dài 12cm và chiều rộng 9cm
  1. Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều dài 2m5cm và chiều rộng 8cm
  1. Tính diện tích hình chữ nhật nếu có chiều rộng 50mm và chiều dài 2dm4cm

Bài 9: Một hình chữ nhật có chu vi 60cm, biết chiều rộng bằng ⅔ của chiều dài, hãy tính diện tích của hình chữ nhật đã cho đó.

Bài 10: Một hình chữ nhật có chu vi là 50cm biết chiều dài gấp tới 4 lần chiều rộng, hãy tính diện tích của hình chữ nhật đã cho đó.

Trên đây là công thức tính diện tích hình chữ nhật và một số bài tập liên quan mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là tài liệu giúp trẻ học tập tốt hơn trong chương trình toán tiểu học.

Trong chương trình học toán tiểu học, kiến thức học của học sinh lớp 4 là “nặng” nhất, có nhiều dạng toán đòi hỏi tư duy cao. Chính vì thế khi học, các bé cần rèn luyện thường xuyên bằng cách giải nhiều bài tập ở mỗi dạng toán. Nếu bạn muốn kèm cặp con em mình thì theo dõi bài viết dưới đây của Mathnasium để bỏ túi top 3 dạng bài tập toán lớp 4 hay và đầy đủ nhất.

1. Bài tập toán lớp 4 dạng đọc, viết cấu tạo số tự nhiên

Xét theo lý thuyết học của toán tiểu học lớp 4 thì cấu tạo số tự nhiên sẽ học lớp đơn vị, lớp nghìn và lớp triệu. Cụ thể:

  • Lớp đơn vị gồm 3 hàng: hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm.
  • Lớp nghìn gồm 3 hàng: hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn.
  • Lớp triệu gồm: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng tăm triệu.

Bài 1: Đọc các số sau

300.000:……………………………………………………………………………

50.000.000:…………………………………………………………………………..

84.624.739:…………………………………………………………………………..

512.462.087:…………………………………………………………………………

263.000.603:…………………………………………………………………………

Bài tập toán lớp 4 dạng đọc các số tự nhiên

Bài 2: Viết các số sau

a/ Ba trăm linh bốn nghìn:…………………………………………………………..

b/ Hai triệu tám trăm ba mươi mốt nghìn hai trăm:…………………………………

c/ Bốn trăm linh chín triệu một nghìn tám trăm bảy mươi ba:………………………

Bài 3: Viết số gồm

a/ 5 triệu, 7 trăm nghìn và 9 đơn vị:………………………………………………

b/ 4 chục triệu, 5 triệu, 8 trăm và 9 đơn vị:…………………………………………

c/ 8 trăm triệu và 4 đơn vị:………………………………………………………..

Bài 4: Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau

  • 300 520 045:………………………………
  • 246 343 627:………………………………
  • 842 753 129:………………………………
  • 563 284 072:………………………………
  • 693 215 846:…..…………………………..

Bài 5:

a/ Viết số nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

b/ Viết số lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

c/ Viết số chẵn nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

d/ Viết số chẵn lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

e/ Viết số lẻ lớn nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

g/ Viết số lẻ nhỏ nhất có hai chữ số, ba chữ số, bốn chữ số:…………………..

h/ Viết số chẵn nhỏ nhất:…………………..

i/ Viết số lẻ bé nhất:………………………..

Bài tập toán lớp 4 viết các số tự nhiên dạng tư duy

2. Bài tập toán lớp 4 dạng tính, tìm thành phần chưa biết của phép tính

Dựa vào quy tắc của 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia đã được dạy, trẻ cần tìm ra đáp án của “thành phần chưa biết của phép tính”. Cụ thể có những dạng bài tập như sau:

Bài 1: Tìm đáp án chính xác cho x và y

a/ x + 456788 = 9867655.

b/ x – 23345 = 9886.

c/ y × 123 = 44772.

d/ X : 637 = 2345.

g/ [x + 1233] – 1978 = 9876.

h/ x : 2 : 3 = 138.

Bài tập toán lớp 4 dạng tính, tìm x và y

Bài 2:

Nhà bác Danh thu hoạch được 24 153 kg cà phê, nhà bác Hà thu hoạch được ít hơn nhà bác Danh 802kg cà phê. Hỏi cả hai bác Danh và Hà thu hoạch được bao nhiêu kg cà phê

Bài 3:

Kho gạo thứ nhất chứa 2530 tấn gạo, kho thứ hai chứa số gạo gấp đôi kho thứ nhất. Hỏi các hai kho gạo có tất cả bao nhiêu tấn gạo?

3. Bài tập toán lớp 4 dạng đổi đơn vị đo đại lượng

Đơn vị đo đại lượng của toán lớp 4 bao gồm khối lượng, độ dài và diện tích. Từng đại lượng được quy đổi theo giá trị từ lớn đến bé như sau:

  • Khối lượng: Tấn, tạ, yến, kg, hg, dag, g
  • Độ dài: Km, hm, dam, m, dm, cm, mm
  • Diện tích: m2, dm2, cm2

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a/ 1 tấn = ……tạ.

b/ 4 tấn 6 tạ = ………tạ.

c/ 7 tấn 2 kg =………kg.

d/ 4 tạ 28 kg =………kg.

e/ 7hg = ……g.

g/ 9dag = …….g.

i/ 52 tạ = …….yến.

k/ 46 tấn 3 kg = ……..kg.

Bài tập toán lớp 4 dạng đổi đơn vị đo đại lượng

Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm

a/ 70000 kg = ……tạ.

b/ 56000 tạ = ……tấn.

c/ 42000 g = .…kg.

d/ 36000kg = ….tấn

e/ 8426 kg = ……tấn…….kg.

g/ 2635 g = …….kg ….. g.

h/ 927 kg =…….tạ……kg

i/ 8km = ………m.

j/ 2km 83m =……..m.

k/ 55 m = …….dm.

l/ 4m 8cm = ……cm

m/ 1/3 km = …….m.

n/ 1/6 m = …….cm.

o/ 2600dm = …….m.

p/ 6m2 = …….dm2.

q/ 30 dm2 = ……..cm2.

r/ 6m2 = ……..cm2.

s/ 64m2 = ………..cm2.

t/ 5000dm2= …….m2.

u/ 80000cm2= ……….dm2.

v/ 4900000m2=……………hm2.

Bài 3: So sánh các đại lượng sau

  1. a] 4kg 40g … 4040g.
  2. b] 3 giờ 48 phút … 3627 giây.
  3. c] 7km 6dam … 3842 m.
  4. e] 462m … 38hm.
  5. f] 42km 367dam … 84260m.
  6. h] 4 tấn 2 tạ 98 yến … 46281 kg.
    Bài tập toán lớp 4 dạng so sánh các đại lượng với nhau

Bài 4:

Một chiếc xe hơi chở mỗi lần chở được 119kg chanh. Hỏi 20 lần thì chở được bao nhiêu kg chanh?

Bài 5:

Tính thời gian Khang thực hiện các hoạt động buổi sáng? Khang thức dậy lúc 6 giờ tập thể dục và vệ sinh đến 6 giờ 50 phút. Sau đó đi bộ đến trường là lúc 7 giờ 5 phút.

  1. a] Hỏi thời gian Khang tập thể dục và vệ sinh là bao lâu?
  2. b] Thời gian Khang đi bộ tới trường mất bao nhiêu phút?

Kết luận

Giải các bài Toán lớp 4 không chỉ giúp học sinh tìm ra đáp án mà thông qua đó sở hữu những kỹ năng Toán học hỗ trợ các hoạt động thường ngày của trẻ như tính toán, tính thời gian, xem lịch,… Chính vì thế, ba mẹ hãy giúp trẻ rèn luyện thường xuyên với sự thấu hiểu để đạt được giá trị thật sự của việc học Toán, đặc biệt là các bài Toán lớp 4 đặc trưng đầy ý nghĩa này.

Chủ Đề