Cách làm cục riêu cua

Chơi đâu Thứ sáu, 3/9/2021, 00:03 (GMT+7)

Bạn sơ chế gạch và thịt cua để riêng, nấu nước lẩu xong mới cho riêu cua vào thì miếng riêu sẽ không bị vỡ nát, trông hấp dẫn.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X

Riêu cua đồng là món ăn quen thuộc, được rất nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng không phải ai cũng biết chế biến sao cho riêu cua đóng thành từng miếng đúng chuẩn. Nếu không cẩn thận, miếng riêu của bạn dễ bị vỡ nát, hòa vào nước dùng trông không đẹp mắt. Tuy nhiên, nếu làm theo cách của Loan Trần - cô gái mê nấu ăn hiện sinh sống tại Hòa Bình - thì bạn nhanh chóng có được nồi nước riêu cua ăn lẩu, bún hấp dẫn.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 1

Cô làm sạch cua, khều gạch ở mai bỏ riêng, rồi cho thịt cua đã làm sạch vào máy xay nát nhuyễn, lọc kĩ. Cua giã tay sẽ ngon hơn so với xay bằng máy. Tiếp đến, Loan bắc nồi nước cua lên bếp, nấu trên lửa nhỏ, đồng thời khuấy thật nhẹ tay để thịt cua nổi dần lên trên. Tới khi nồi nước cua đã sôi thì cô nhanh tay lấy muôi (vá) có lỗ, hớt thịt chua sang một chiếc bát khác. Đây chính là riêu cua. Phần riêu cua này cô cho vào nồi nước dùng sau cùng để riêu cua nổi lên.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 2

Loan chia sẻ, cô nấu nước riêu cua theo sở thích gia đình, vị thanh ngọt, chua nhẹ và thơm, hoàn toàn không có mùi tanh, rất phù hợp để ăn cùng bún hoặc nhúng lẩu. Với 200 gram cua, cô nấu được nồi riêu cua vừa đủ cho 3 người ăn. Cô phi hành để xào cà chua, nêm chút xíu nước mắm và một vá nước lọc cho cà chua chín mềm, ngấm mắm. Múc cà chua ra bát.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 3

Cô đổ cà chua đã xào vào nồi nước cua đang đun sôi. Thả đậu phụ chiên vào, nêm nếm vừa ăn. Loan cho thêm 2 thìa dấm táo để nước dùng có vị chua thanh. Bạn có thể thay bằng dấm bỗng (bỗng rượu), nêm nếm tùy khẩu vị. Kế đến, cô phi hành, cho gạch cua vào xào thơm rồi đổ vào nồi nước dùng. Bước này quyết định vị thơm đặc trưng của nước dùng riêu cua. Topping của món bún có thêm chả lá lốt.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 4

Để nước lẩu có màu đỏ đẹp thì cô cho vào nồi một thìa dầu điều. Cuối cùng mới thả riêu cua vào, chắc chắn riêu cua sẽ nổi lên trên. Mẹt đồ nhúng lẩu riêu cua còn có thêm sườn sụn, thịt bò, mọc, tôm. Thông thường, nhà Loan ăn bún, lẩu riêu cua với hoa chuối, giá đỗ và các loại rau thơm.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 5

Mẹt rau ăn lẩu có thêm mồng tơi, nấm kim châm và rau muống. Vốn thích bày vẽ nên mỗi lần làm đồ ăn xong, cô sắp xếp cho đẹp rồi mới thưởng thức.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 6

Ở Hòa Bình, hôm nào cô đi chợ sớm sẽ mua được hoa chuối rừng với giá rất rẻ, 5.000 đồng/búp, ăn ngọt, ngon. Người ta bán nguyên búp, cô mua về tự thái mỏng.

Bí quyết làm riêu cua đóng thành cục siêu dễ của mẹ 9X - 7

Loan khoe thêm mẹt rau chỉ 14.000 đồng, trong đó có 3 bó lá gừng giá 5.000 đồng để kho cá. Cô nói, vì mê rau thơm nên ăn món gì cũng phải có một đĩa rau thơm các loại. Hơn nữa, nhà cô ở trên núi, đa số rau do người dân tự trồng rồi đem bán nên rau luôn tươi mơn mởn, thơm hơn rau bán ở siêu thị.

Vi Yến
Ảnh: NVCC

Cách nấu bún riêu cua đồng từ A – Z được hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn có ngay một món ăn ngon dân dã, thơm ngon. Nước dùng thơm ngọt tự nhiên hòa quyện với riêu cua béo ngậy ăn kèm với nhiều nguyên liệu khác sẽ tạo nên một món bún tuyệt vời.


Bún riêu là món ăn dân dã được nhiều người Việt yêu thích. Ảnh: Internet

Nấu bún riêu cua không khó nhưng quan trọng là bạn phải có bí quyết để tạo nên nước dùng ngọt, trong, thanh tự nhiên làm bật lên hương vị dân dã vốn có của món ăn. Với các bước hướng dẫn nấu bún riêu cua đồng dưới đây từ Hướng Nghiệp Á Âu, bạn sẽ làm được những tô bún thơm ngon, bắt mắt.

Mục Lục

  • 1 Giá trị dinh dưỡng của cua đồng
  • 2 Công thức nấu bún riêu cua ngon, ngọt nước cho bữa sáng
    • 2.1 Nguyên liệu
    • 2.2 Các bước thực hiện
      • 2.2.1 Sơ chế cua và các nguyên liệu khác
      • 2.2.2 Chế biến riêu cua
      • 2.2.3 Nấu nước dùng bún riêu
      • 2.2.4 Trình bày và thưởng thức món ăn
    • 2.3 Một số lưu ý và bí quyết nấu bún riêu cua đồng ngon
  • 3 Học nhanh cách nấu bún riêu không cần cua (dùng loại đóng hộp)

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng

Trong 100g cua đồng (bỏ mai, yếm) sẽ có 74.4g nước, 12.3g protid, 3.3g lipid, 2g glucid, 89g calo, 430mg photpho, 4.7mg sắt và vitamin B1, B2, PP… Đặc biệt, lượng canxi trong cua đồng rất cao. Theo ước tính, trong 100g cua đồng sẽ có 5.040mg canxi.

Có đến 8/10 loại axit amin cần thiết cho cơ thể trong cua đồng là lysine, methionine, valine, leucine, isoleucine, phenylalanine, threonine và tryptophan.

Nguyên liệu

  • 1kg cua đồng
  • 50g tôm khô
  • 500g huyết heo đã hấp
  • 300g đậu hũ chiên (miếng vuông nhỏ)
  • 4 quả trứng vịt
  • 5 trái cà chua
  • 2 muỗng cà phê tỏi xay
  • 2 muỗng cà phê hành tím xay
  • 10g hành lá
  • Rau sống ăn kèm: xà lách, giá đỗ, rau muống bào, rau kinh giới
  • Gia vị: muối, đường, bột ngọt, mắm tôm, hạt nêm, dầu màu điều

Các bước thực hiện

Sơ chế cua và các nguyên liệu khác

Cà chua rửa sạch, cắt múi cau lớn. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.

Huyết heo cắt miếng vừa ăn, rửa qua nước nóng.

Tôm khô ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn. Sau đó cho 2 quả trứng vịt vào phần tôm khô này, trộn đều lên.


Sơ chế tôm khô. Ảnh: Internet

Bắc chảo khác lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu màu điều. Khi dầu nóng, cho cà chua vào xào sơ qua trong khoảng 1 phút, tắt bếp.

Cua đồng rửa sạch, tách mai riêng, bỏ yếm, xay nhuyễn. Phần mai lấy gạch, để riêng. Bắc chảo lên bếp cho vào 5 muỗng canh dầu màu điều. Khi dầu nóng, cho hành tím xay, tỏi xay vào phi thơm. Sau đó đổ phần gạch cua vào xào trong khoảng 2 phút, tắt bếp.


Sơ chế cua để lấy riêu và gạch

Chế biến riêu cua

Cua đồng đã xay nhuyễn đem đi ngâm với nước lạnh (3 lít) trong khoảng 15 phút. Bạn thêm vào nước ngâm 1 muỗng cà phê muối, dùng đũa khuấy đều lên.

Sau đó, bạn lọc phần nước cua này qua rây để lấy nước, bỏ xác. Tiếp theo, nêm vào nước cua đã lọc này 3 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê muối, 2 muỗng mắm tôm, ½ muỗng cà phê bột ngọt, khuấy đều lên. Bạn tiếp tục đổ phần tôm khô, trứng ở trên vào nước cua này và khuấy đều lên.

Bắc nồi nước cua lên bếp, đun sôi. Khi sôi, riêu cua sẽ nổi lên trên mặt nước, bạn vớt lớp riêu này ra tô, để riêng. Bạn dùng vá, ép phần riêu trong tô xuống để lọc bỏ nước.


Làm riêu cua

Tiếp theo, bạn trộn cho riêu tơi ra rồi đập vào 2 trứng vịt, 1 muỗng canh hành lá cắt nhỏ, trộn đều lên, múc phần gạch cua đã xào ở trên và dàn đều trên mặt riêu, cho tô riêu vào lò vi sóng quay ở mức nhiệt trung bình trong 3 phút cho chín trứng.

Nấu nước dùng bún riêu

Sau khi đã vớt hết lớp riêu cua nổi lên trên, bạn đổ cà chua đã xào vào nồi nước, nêm gia vị gồm: 2 muỗng canh nước mắm, 3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, ½ muỗng cà phê bột ngọt, khuấy đều để gia vị tan ra, tắt bếp.

Bạn cũng có thể nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình. Lưu ý là không nêm quá đậm vì lúc ăn còn cho thêm mắm tôm.

Cuối cùng, bạn cho huyết, đậu hũ vào, đợi sôi lại, tắt bếp.


Nước dùng bún riêu hấp dẫn. Ảnh: Internet

Trình bày và thưởng thức món ăn

Cho bún ra tô, múc riêu, chan nước dùng cùng với cà chua, huyết, đậu hũ vào, rắc lên trên hành lá. Bạn cũng có thể thêm chả lụa.

Bạn có thể vắt thêm chanh hoặc tắc, mắm tôm, ớt xay, cho rau sống vào trộn đều lên và thưởng thức.

Một số lưu ý và bí quyết nấu bún riêu cua đồng ngon

Cách chọn cua 🦀  ngon

  • Bạn nên chọn những con cua có mai sáng, cứng và trơn. Dùng tay lật ngửa cua lên và ấn vào yếm,
  • Nếu thấy không lún thì con cua đó nhiều và chắc chịt. Ngược lại, nếu yếm cua lún sâu thì chúng đã bị ốp, rất ít thịt, không ngon và có mùi khai.
  • Ngoài ra, bạn nên không mua cua vào khoảng giữa tháng theo lịch âm vì lúc này là giai đoạn cua lột vỏ nên sẽ rất dễ bị ốp. Vào những ngày đầu và cuối tháng âm lịch, cua sẽ béo, chắc, ngon hơn.


Nên chọn cua có mai sáng bóng

Bún riêu cua ăn kèm với gì ngon?

  • Ngoài nước dùng, riêu cua, bạn có thể cho thêm vào nồi cà chua, huyết, đậu hũ, chả lụa, chả tôm, chả cá, xương hoặc giò heo, ốc,…
  • Một số gia vị ăn kèm với bún riêu sẽ là chanh hoặc tắc, hành lá, hành phi, ớt xay, mắm tôm, nước me…
  • Rau ăn kèm với bún riêu không thể thiếu rau muống bào, kinh giới, giá đỗ, rau muống, rau thơm…

Học nhanh cách nấu bún riêu không cần cua (dùng loại đóng hộp)

Nguyên liệu

  • 1.2kg giò heo (hoặc xương heo)
  • 5 trứng gà
  • 40g tôm khô
  • 120g hành tím
  • 40g tỏi
  • 15g gừng
  • 350g thịt heo xay
  • 500g cà chua
  • 3 muỗng canh xốt cà chua
  • 5 cọng hành lá
  • 300g tàu hũ chiên
  • 3 trái ớt hiểm
  • 1 trái chanh
  • Bún tươi
  • 100g gia vị bún riêu cua đóng hộp
  • 100g gạch cua nấu bún riêu đóng hộ
  • Gia vị: bột ngọt, đường, mắm tôm, hạt nêm, đường phèn, dầu màu điều, tiêu, nước mắm
  • Rau ăn kèm: rau muống bào, giá đỗ, húng quế, tía tô, kinh giới…

Các bước thực hiện

  • Giò heo rửa sạch, cho vào nồi nước sôi có thêm 2 củ hành tím cắt lát, 1 lát gừng, ½ muỗng canh muối đun sôi trong 2 phút, vớt ra rửa sạch. Cho giò heo, 10g đường phèn vào nồi có chứa 4 lít nước lạnh, bắc lên bếp đun trên lửa lớn sau đó vớt bọt và hạ nhỏ lửa đun trong 1h30 để giò mềm.
  • Nướng 3 củ hành tím trên bếp than, bếp ga hoặc gói vào giấy bạc cho vào lò nướng trong 10 phút ở 200 độ C. Sau đó lột vỏ cho vào nồi nước hầm giò.
  • Tôm khô ngâm với nước nóng 15 phút cho nở, rửa sạch, xay nhuyễn. Số hành tím còn lại và tỏi băm nhuyễn. Đầu hành cắt khúc, lá cắt nhỏ. Ớt hiểm băm nhuyễn. Cà chua cắt múi cau lớn, bỏ bớt hạt.
  • Cho 100g mắm tôm vào nồi, đổ thêm 600ml nước, nấu sôi, vớt bọt, hạ lửa đun thêm 10 phút, tắt bếp, để lắng.
  • Bắc chảo lên bếp cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, cho hành tím, tỏi băm vào phi thơm, vàng, đổ ra chén. Đổ cà chua vào chảo này xào nhanh tay, nêm vào 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê đường, đảo đều, tắt bếp.
  • Cho thịt heo xay vào tô, nêm ½ muỗng canh bột ngọt, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu, 1.5 muỗng canh hành tỏi, phi, tôm khô xay, gia vị bún riêu, gạch cua đóng hộp, 5 trứng gà trộn đều tất cả lên.
  • Quét 1 lớp dầu mỏng vào khay, đổ ½ hỗn hợp vào, sau đó cho vào nồi hấp cách thủy trong 15 phút (tính từ lúc nước sôi). Sau khi hấp được 15 phút, bạn mở nắp, quét 1 lớp dầu màu điều lên trên bếp mặt, đậy nắp lại và hấp thêm 5 phút nữa là được.
  • Sau khi hầm giò được 1h30 phút, bạn thêm nước sôi vào sao cho đủ 4 lít nước, vớt hành tím nướng, giò heo ra.
  • Bạn đổ phần nước mắm tôm đã để lắng vào nồi, nêm thêm 3 muỗng canh sốt cà chua, dùng muỗng múc phần riêu cua còn lại thả vào, cà chua, 2 muỗng canh dầu màu đều, 3.5 muỗng canh hạt nêm, 50g đường phèn, 3 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh bột ngọt, đậu hũ, đầu hành lá, đun sôi trở lại là tắt bếp.
  • Cho bún ra tô, múc riêu hấp, giò heo, chan nước dùng cùng các nguyên liệu trong nồi nước dùng. Khi ăn, dùng cùng với rau sống ăn kèm, chanh, mắm tôm.


Bạn có thể nấu bún riêu từ những nguyên liệu đóng hộp sẵn. Ảnh: Internet

Với 2 cách nấu bún riêu cua như trên, bạn đã có thể trổ tài nấu nướng của mình rồi đấy. Bạn hãy chú ý thật kỹ phần nấu nước dùng và làm riêu là có thể hoàn chỉnh hương vị được cho món bún riêu.

Nếu muốn học thêm kinh nghiệm nấu bún riêu hoặc các món bún khác từ đầu bếp chuyên nghiệp, bạn hãy điền ngay thông tin vào form bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn.