Cách tính điểm đại học tổng trung bình môn năm 2022

Điểm xét tốt nghiệp trung học phổ thông [THPT] 2022 là điểm dùng để xét việc công nhận thí sinh hoàn tất về chương trình học cấp THPT theo quy chế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] ban hành. Đa phần các trường đại học hiện nay vẫn xét kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh. Vậy cách tính điểm xét tuyển đại học 2022 như thế nào?

Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT 2022

– Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi.

– Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước.

– Người đã có bằng tốt nghiệp THPT, người đã có bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.

– Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, các bạn có thể đơn giản tính điểm xét tuyển theo công thức sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Trong đó:

+ Điểm M1, M2, M3 là lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký.

+ Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Trường hợp 2: Với các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, phổ biến nhất là nhân hệ số 2 áp dụng với các ngành thi năng khiếu hoặc với một số ngành có môn chính. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 40] = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên [nếu có]

Công thức trên áp dụng với các trường đại học xét tuyển ngành theo thang điểm 40. Còn với các trường xét theo thang điểm 30, chúng ta quy đổi lại như sau:

Điểm xét đại học [thang điểm 30] = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]

Điểm xét tuyển trên áp dụng tương tự với các ngành thi năng khiếu tính hệ số 2 ở một số trường.

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo học bạ

Có 02 hình thức xét điểm học bạ phổ biến như sau:

– Hình thức 1: Xét tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ [HK1 lớp 10 tới HK1 lớp 12] hoặc 3 học kỳ [HK1,2 lớp 11 và HK1 lớp 12] hoặc cả năm lớp 12 [một số trường sẽ có mốc học kỳ xét điểm khác]

– Hình thức 2: Xét kết quả học tập [điểm tổng kết học tập]

Ở đây xét tuyển đại học theo môn, ta sẽ có công thức tương tự xét điểm thi THPT như sau:

Điểm xét đại học = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên [nếu có]     với các ngành không có môn nhân hệ số

hoặc

Điểm xét đại học = [Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2] x 3/4+ Điểm ưu tiên [nếu có]    với các ngành có môn nhân hệ số 2

Trong đó:

+ Điểm M1 = [Điểm TB cả năm lớp 10 môn 1 + Điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/3 hoặc với một số trường tính Điểm M1 = [Điểm TB HK1 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 10 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1]/5.

+ Điểm M2 và M3 tính tương tự với 2 môn còn lại của tổ hợp xét tuyển.

Ngoài 2 cách tính điểm trên còn một số phương thức đặc biệt khác và cách tính sẽ dựa trên quy định của từng trường. Các phương thức này bao gồm: Xét điểm thi đánh giá năng lực, xét kết hợp điểm thi và điểm quy đổi chứng chỉ quốc tế…

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá tư duy

Dưới đây là cách tính điểm thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022:

+ Thang điểm: 30

+ Phần thi Toán: 15 điểm [gồm 25 câu trắc nghiệm 10 điểm và 2 bài tự luận 5 điểm]

+ Phần thi Đọc hiểu: 5 điểm [35 câu trắc nghiệm]

+ Phần Khoa học tự nhiên: 10 điểm [45 câu trắc nghiệm]

+ Phần Tiếng Anh: 10 điểm [gồm 50 câu trắc nghiệm 7 điểm và 1 bài viết 3 điểm]

Thí sinh bắt buộc phải thi phần Toán và Đọc hiểu. Ở phần tự chọn, thí sinh được lựa chọn thi phần Khoa học tự nhiên hoặc phần Tiếng Anh.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Khoa học tự nhiên

hoặc

Điểm xét tuyển = Điểm thi Toán + Đọc hiểu + Tiếng Anh

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi đánh giá năng lực

Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia cũng là một trong những lựa chọn hàng đầu để xét tuyển đại học năm 2022. Trong đó có tới gần 70 trường đại học có phương thức xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội. và ĐHQG TP.HCM

Trường hợp 1: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội

– Thang điểm: 150

– Phần Tư duy định lượng: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài]

– Phần Tư duy định tính: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]

– Phần Khoa học [tự chọn khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội]: 50 điểm [gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài]

Bài thi được thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm.

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/150

Trường hợp 2: Điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM

+Thang điểm: 1200

+ Phần Sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm [gồm 40 câu]

+ Phần Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: 300 điểm [30 câu]

+ Phần Giải quyết vấn đề: 500 điểm [50 câu]

Lưu ý: Điểm từng câu hỏi có trọng số khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên [theo quy định từng trường]

Với một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy của ĐHQGHN sẽ tính theo thang điểm 30, công thức quy đổi cụ thể như sau:

Điểm quy đổi [theo thang 30] = Điểm thi đánh giá năng lực x 30/1200

Trên đây là nội dung bài viết cách tính điểm xét tuyển đại học 2022. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề