Cách tính tỷ lệ góp vốn của các thành viên

Người đại diện theo pháp luật của công ty ABC

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận [Luật Doanh nghiệp] và mỗi một doanh nghiệp cần phải có một người đại diện theo pháp luật của công ty. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người đứng đầu doanh nghiệp, được doanh nghiệp uỷ quyền, thay mặt doanh nghiệp thực hiện các giao dịch vì lợi ích của doanh nghiệp, với đối tác, khác hàng và với cơ quan Nhà nước. Quyền, nghĩa vụ và chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định trong điều lệ doanh nghiệp, các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó.

Công ty ABC nêu trong tình huống trên là công ty TNHH hai thành viên trở lên căn cứ theo Điều 38 luật Doanh nghiệp thì công ty ABC đáp ứng đủ yêu cầu để trở thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; Công ty ABC hiện tại có 3 thành viên là A, B và C. Vốn điều lệ của công ty thì A cam kết góp1 tỷ và đã góp 500 triệu; B góp một số máy móc, thiết bị với giá trị là 600 triệu đồng; C góp 400 triệu đồng là số tiền cho công ty ABC thuê ngôi nhà tại phố N thành phố H làm trụ sở giao dịch trong thời hạn 5 năm.

Người đại diện theo pháp luật trước tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự, khoản 4 Điều 141 BLDS năm 2005 quy định Đại diện theo pháp luật bao gồm: “4. Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”. Mặt khác, Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH hai thành viên trở lên: “Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định của Điều lệ công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên ba mươi ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ của công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty”. Như vậy, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên được xác định cụ thể và chỉ có thể là một cá nhân.

Theo tình huống, trong công ty ABC thì A là Giám đốc, B là Chủ tịch HĐTV, còn C là kế toán trưởng. Như vậy, người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH ABC phải là một trong hai người có chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc giám đốc. Tuy nhiên Điều lệ của công ty này quy định: “Mọi thành viên đều là người đại diện theo pháp luật của công ty và có quyền nhân danh công ty để ký kết các hợp đồng”. Đối chiếu Điều lệ của công ty ABC với các quy định của pháp luật về người dại diện theo pháp luật thì quy định trong điều lệ của công ty ABC là không đúng với quy định pháp luật. Điều khoản này của Điều lệ công ty ABC này vô hiệu vì người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên chỉ có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo đó công ty ABC sẽ cần quy định lại về vấn đề người đại diện theo pháp luật cho đúng với quy định của luật doanh nghiệp 2005.

Như vậy, A hoặc B có thể trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty ABC tùy thuộc vào việc quy định lại người đại diện theo pháp luật trong Điều lệ công ty.

1. Quy định về góp vốn và phân chia lợi nhuận

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi luật sư! Năm 2010 gia đình tôi cùng bác trai có đầu tư 1 số vốn để kinh doanh xăng dầu. Vốn ban đầu để mua mặt bằng xây dựng do bác trai tôi đầu tư là 164 triệu, nhưng sổ đỏ lại do bố tôi đứng tên. Phần vốn dùng để xây dựng và hoàn thành các thủ tục doanh nghiệp là 550 triệu có từ các nguồn : dùng sổ đỏ [của mặt bằng xây dựng] để thế chấp vay vốn ngân hàng + bác trai tôi 90 triệu + phần còn lại của gia đình tôi.

Tổng số tiền mà bác tôi đầu tư đều không có giấy tờ. Doanh nghiệp đi vào hoạt động lấy tên của bác tôi, còn trên mọi giấy tờ, chứng từ đều đứng tên bố tôi. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn hỏi hãng luật như sau: Bác tôi có những quyền lợi gì ở cây xăng? bác tôi yêu cầu gia đình tôi chuyển tên sổ đỏ sang cho bác tôi, vậy yêu cầu đó có hợp lý không. Tổng số tiền từ khi bắt đầu đến khi cây xăng đi vào hoạt động là 700 triệu [bác trai 253 triệu].

Cho tôi hỏi cách phân chia lợi nhuận giữa gia đình tôi và bác trai? [Trong quá trình kinh doanh bác tôi đều không tham gia, bố mẹ tôi là 2 người trực tiếp bán hàng] Mong sớm nhận được giải đáp. Xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Bạn không trình bày rõ ràng là bạn thành lập mô hình công ty gì, về bản chất đó là tài sản thực góp vốn để kinh doanh. Tuy nhiên, cần có ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được pháp luật công nhận.

Theo bạn nói, bác bạn có đầu tư vào cây xăng, thì ít nhiều bác cũng có cổ phần trong đó và được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Bạn chưa trình bày chi tiết rằng người đại điện theo pháp luật hiện tại là ai nên chưa thể xác định được quyền cũng như trách nhiệm gì đối với hoạt động góp vốn đối với công ty.

Bác bạn yêu cầu gia đình bạn chuyển tên sổ đỏ sang cho bác bạn, yêu cầu đó không có cơ sở pháp lý. Giả sử nếu tài sản mà do gia đình bạn góp vốn vào công ty thì sẽ phải chuyển quyền sử dụng đất sang cho công ty, nhưng bác bạn nếu chỉ là thành viên góp vốn thì không thể có cơ sở chuyển sang cho bác bạn.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh mới và chuẩn nhất năm 2022

Việc phân chia lợi nhuận giữa gia đình bạn và bác trai còn căn cứ vào tỷ lệ góp vốn giữa các thành viên góp vốn. Luật doanh nghiệp 2014 thì:

Điều 69. Điều kiện để chia lợi nhuận

Công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Điều 132. Trả cổ tức

1. Cổ tức trả cho cổ phần ưu đãi được thực hiện theo các điều kiện áp dụng riêng cho mỗi loại cổ phần ưu đãi.

2. Cổ tức trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty. Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức của cổ phần phổ thông khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b] Đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;

Xem thêm: Làm mềm lợi nhuận trong kế toán là gì? Kỹ năng và ví dụ thực tế

c] Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.

Cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần

Cổ phần là thuật ngữ quen thuộc đối với doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Nhìn chung mỗi doanh nghiệp đều có một định hướng phát triển riêng và sử dụng cổ phần như một công cụ để theo đuổi định hướng đó. Qua bài viết Luật Minh Gia tư vấn về cách tính vốn điều lệ của công ty cổ phần để doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả lại đúng quy định pháp luật.

1. Tư vấn về công ty cổ phần và vốn điều lệ của công ty cổ phần

- Công ty cổ phần là công ty đối vốn nên cổ phần được xem như là linh hồn của loại hình doanh nghiệp này và người sở hữu cổ phần chính là những ông chủ. Tuy nhiên khác với những loại hình doanh nghiệp còn lại, người sở hữu cổ phần chưa chắc đã tham gia vào quá trình điều hành doanh nghiệp mà họ chỉ đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận còn việc điều hành thì họ lại giao cho chủ thể khác. Do đó, quyền năng của cổ phần cũng tương đối đa dạng và được thể hiện ở từng trường hợp khác nhau đặc biệt là ở khâu lấy ý kiến trong cuộc học Đại hội đồng cổ đông.

- Một thực tế là nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong cách xác định tổng cổ phần sau khi phát hành và thường nhầm lẫn giữa cổ phần và lợi nhuận thu được từ việc phát hành cổ phần. Luật Minh Gia gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn tham khảo và xử lý phù hợp với tình huống của mình.

>> Tư vấn quy định về vốn điều lệ, gọi:1900.6169

2. Cách tính vốn điều lệ sau khi phát hành cổ phần?

Câu hỏi của khách hàng:

Xin chào luật sư. Tôi có 1 cầu hỏi về phát hành cổ phần như sau: Tôi có công ty hiện đang là TNHH và sắp tới sẽ chuyển qua hình thức công ty cổ phần. Sau khi chuyển qua Công ty CP thì và vốn 10 tỷ. 1 CP là 10K nên sẽ phát hành 1 triệu CP. Công ty làm ăn có lãi và tôi chấp nhận cho thêm 1 cổ đông mới góp vốn vào công ty trong thời gian sắp tới. Khi góp vốn thì tôi sẽ định giá công ty ví dụ là 40 tỷ đồng. Cho thêm 1 cổ đông góp 4 tỷ và chia 10% cổ phần. Trường hợp định giá công ty 40 tỷ này là tôi tự định và bên cổ đông mới cũng chấp nhận điều này. Nghĩa là giá CP lúc này sẽ là 40K/1CP Câu hỏi ở đây là trường hợp như thế này thi các thủ tục làm tăng vốn sẽ cần những thủ tục gì về mặt thay đổi giấy giấy tờ và các giấy tờ minh chứng cho lần phát hành cổ phiếu này? Tôi hiểu là vốn lúc đầu là 10 tỷ + 4tỷ mới góp vào thì sẽ là vốn 14 tỷ. Trước giờ tôi chỉ có kinh nghiệm về công ty TNHH. Nghĩa là đang hiểu vốn góp bao nhiêu thì giá trị công ty chỉ chừng đấy và ko có khái niệm giá cổ phần tăng lên hay giảm xuống nên muốn hỏi về chổ này. Mong luật sư tư vấn giúp.

Giải đáp:

Thứ nhất, thủ tục tăng vốn điều lệ Công ty cổ phần

Công ty của bạn đang có nhu cầu tăng vốn điều lệ thông qua hình thức chào bán cổ phần triêng lẻ, vì vậy trước khi tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ thì Công ty phải tiến hành cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để nhất trí tăng vốn điều lệ. Sau khi Đại hội đồng cổ đông đã họp và tiến hành thông qua việc tăng vốn điều lệ thì Hội đồng quản trị sẽ tiến hành chào bán cổ phần theo quy định pháp luật. Kết thúc hoạt động chào bán cổ phần công ty phải tiến hành thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần, thủ tục như sau:

- Căn cứ pháp lý: Điều 51 Nghị định 01/2021 NĐ-CP

- Hồ sơ bao gồm:

+Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Biên bản họp và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ;

+ Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng quản trị về đăng ký thay đổi vốn điều lệ;

+ Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư;

+ Văn bản ủy quyền [nếu có].

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ sở.

Ngoài các giấy tờ nêu trên, công ty không phải cung cấp thêm giấy tờ gì khi tiến hành thủ tục thay đổi vốn điều lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh.

Thứ hai, vốn điều lệ sau khi có thêm cổ đông.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì vốn ban đầu của công ty là 10 tỷ tương ứng với 10.000/cổ phần, khi phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ thêm 4 tỷ thì công ty bán với giá 40.000/ cổ phần. Trong trường hợp này, mệnh giá cổ phần tại thời điểm công ty đăng ký chuyển đổi từ công ty TNHH sang công tycổ phần có sự chênh lệch với mệnh giá cổ phần tại thời điểm công ty phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ, vì vậy vốn điều lệ sau khi phát hành cổ phần của công ty không phải là 14 tỷ mà được tính theo công thức sau:

Bước 1: Tính số vốn điều lệ tăng thêm = [ 4 tỷ / 40.000 ] x 10.000 = 1 tỷ, trong đó:

4 tỷ/ 400.000 là số cổ phần công ty phát hành thêm

10.000 là mệnh giá cổ phần công ty đã đăng ký tại thời điểm chuyển đổi

Bước 2: Tổng vốn điều lệ sau khi tăng = 10 tỷ + 1 tỷ = 11 tỷ, trong đó:

10 tỷ là vốn điều lệ ban đầu

01 tỷ là vốn điều lệ tăng thêm đã tính ở bước 1

Như vậy sau khi phát hành cổ phần thì vốn điều lệ của công ty là 11 tỷ vì dù người mua phải chi trả số tiền là 4 tỷ nhưng chỉ được chuyển vào vốn điều lệ là 01 tỷ theo công thức nêu trên còn 3 tỷ là thặng dư vốn để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị của công ty sẽ được xác định dựa trên tình trạng hiện tại của doanh nghiệp như vốn điều lệ, tài sản hiện có, uy tín, lĩnh vực hoạt động… Vì vậy giá trị của công ty không đương nhiên được hiểu là vốn điều lệ mà vốn điều lệ chỉ là một căn cứ để xác định giá trị của công ty. Do đó, trước khi phát hành hoặc chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp thường tổ chức định giá chuyên nghiệp để xác định giá trị của doanh nghiệp hoặc bên mua và bên bán có thể tự định giá với nhau.

Trân trọng.

Video liên quan

Chủ Đề