Cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh

7 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Thứ Năm ngày 09/11/2017

  • Trẻ mọc răng có thể kéo theo một loạt những vấn đề về sức khỏe
  • Bé hay bị cảm hãy tham khảo ngay bí quyết này
  • Mách mẹ cách tăng miễn dịch cho trẻ hay ốm yếu

Hệ miễn dịch của trẻ mới sinh chưa hoàn thiện nên rất dễ ốm, nhất là bị bệnh cảm. Tham khảo cách trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh để bé không còn ốm vặt

Theo thông tin tại website chuyên về thuốc và chăm sóc sức khỏe MayoClinic.com thì trẻ em sẽ bị ít nhất một lần cảm lạnh trong tháng đầu tiên. Trước lần sinh nhật thứ 2 các bé sẽ bị thêm khoảng 10 lần cảm lạnh nữa. Các triệu chứng cảm lạnh ở trẻ emthường xuất hiện như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng. Nếu không bị biến chứng khác bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 10 ngày. Nhưng với trẻ dưới 2 tháng tuổi khi mà hệ miễn dịch còn yếu cơ thể dễ bị các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần biết rõ các bước để trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh do chính các chuyên gia y tế tư vấn.

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ

Nếu bé sốt cao trên 38 độ C bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế

Các bé khi bị cảm lạnh có nguy cơ sốt rất cao. Do đó bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 38 độ thì cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế. Các bác sĩ khuyên với trường hợp cần hạ sốt ngay thì các phụ huynh nên dùng thuốc Acetaminophen.

Bước 2: Giảm nghẹt mũi

Làm thông tắc nghẽn mũi để bé không cảm thấy khó chịu

Với trẻ mới khoảng 1 tháng tuổi mũi của bé còn rất nhỏ lại dễ bị thương tổn. Do đó nếu bé bị nghẹt mũi do cảm lạnh cha mẹ nên dùng bơm cao su hoặc dụng cụ hút dịch nhầy y tế để trị nghẹt mũi cho bé. Bố mẹ bóp bơm cao su để đẩy không khí ra, sau đó đưa khoảng 0,5 cm đầu ống vào mũi bé rồi từ từ thả tay để hút dịch lỏng ra ngoài. Lưu ý nên làm nhẹ tay để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Bước 3: Làm ẩm không khí

Làm ẩm không khí trong phòng để giảm tắc nghẽn mũi và cải thiện giấc ngủ cho bé. Phụ huynh có thể sử dụng máy làm ẩm nhưng nhớ đặt máy ở nơi cao ráo, vững chắc và ngoài tầm với của bé. Nếu thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ trên bề mặt kính hoặc đồ đạc thì độ ẩm đã hơi cao và nên tắt máy, mở cửa sổ để lưu thông không khí. Thực tế, độ ẩm quá cao kích thích nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

Bước 4: Nhỏ nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để nhỏ vào hốc mũi cho bé khoảng 2 giờ một lần. Chúng có khả năng làm giảm chất dịch nhầy khiến bé dễ chịu cải thiện việc hô hấp, ăn uống và giấc ngủ của bé. Loại nước muối sinh lý dành cho trẻ em này được bán ở hầu hết các hiệu thuốc với giá khá rẻ.

Bước 5: Để bé nằm cao khi ngủ

Khi bị cảm lạnh, đường hô hấp của trẻ xuất hiện rất nhiều chất dịch lỏng. Lúc này bố mẹ nên để bé nằm cao đầu hơn bình thường khi ngủ tránh làm chất dịch chảy tràn lên họng và hốc mũi khiến bé khó thở, quấy khóc. Cũng không nên để quá nhiều gối hoặc đồ chơi xung quanh nôi khiến bé dễ bị ngạt thở hoặc chấn thương trong lúc ngủ.

Bước 6: Bổ sung nước

Khi bé bị cảm lạnh mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bù nước

Khi bị cảm lạnh kèm triệu chứng sốt cao chắc chắncơ thể bị mất nước rất nhiều. Bố mẹ cần chú ý hơn về lượng và màu sắc nước tiểu, nếu thấy nước tiểu ít hơn, có màu đục hơn bình thường thì cần bổ sung nước ngay cho bé. Nên cho bé bú mẹ nhiều hơn nếu cần thiết có thể uống thêm nước.

Bước 7: Đưa bé đến cơ sởy tế

Thông thường chỉ cần làm theo 6 bước trị cảm lạnh cho trẻ sơ sinh như trên thì trong vòng 10 ngày bé sẽ hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên nếu thấy con của bạn có các biểu hiện nặng hơn như mất nước nhiều, nhiễm trùng, ho kéo dài hơn 1 tuần, tã khô, xuất hiện nước mũi màu xanh,… thì cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế. Trong trường hợp nghiêm trọng, bé bị nôn ói, ho ra đờm hoặc có máu, khó thở, suy hô hấp thì cần đưa bé đến ngay phòng cấp cứu.

Huyền Trang

Nguồn: Livestrong

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • chăm sóc trẻ
  • mẹo trị cảm cho trẻ

Mách mẹ 8 bài thuốc dân gian chữa cảm cúm cho bé không cần dùng đến thuốc kháng sinh

Cảm cúm là một trong những bệnh thường hay gặp phải ở trẻ nhỏ, đặc biệt khi thay đổi thời tiết, khi giao mùa, hay khi hệ miễn dịch của bé yếu.

Khi con bị cảm ở mức độ nhẹ mẹ có thể áp dụng những bài thuốc dân gian sau đây để hạn chế việc dùng thuốc kháng sinh tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của con

Với những bé 2 tháng tuổi mẹ chỉ cần cho con ngửi tỏi bằng cách dập giập 1 tép tỏi gói vào miếng vải, dùng kim băng cài lên áo để con có thể ngửi thấy mùi tỏi cả ngày. Cuối ngày, mẹ thay áo và cài cho con tép tỏi mới.

Với những bé 6 tháng tuổi, mẹ nướng tỏi, giã nhuyễn rồi pha nước ấm cho con uống. Mẹ nên cho con ăn no rồi mới uống nước tỏi nướng để tránh hại dạ dày, nếu con uống nước tỏi nướng mà bị đi ngoài mẹ hãy dừng lại và áp dụng cách chữa cảm cúm khác.

Với những bé đã ăn được cháo, mẹ có thể nướng tỏi, giã nhuyễn, lọc lấy nước để nấu cháo cho con ăn cũng rất hữu ích trong điều trị cảm cúm

Theo y học cổ truyền, lá kinh giới là vị thuốc có tác dụng chữa cảm cúm rất hiệu quả, làm thoát mồ hôi, lợi tiểu mà lành tính, mẹ có thể dễ dàng tìm mua được lá kinh giới để chữa cảm cúm cho con.

Mẹ dùng lá kinh giới giã nát, trộn cùng đường phèn cho những bé 9 tháng tuổi trở lên; hoặc trộn cùng mật ong cho những bé trên 1 tuổi, đem hấp cách thủy rồi cho bé ăn.

Dùng lá húng chanh kết hợp với quất và đường phèn là bài thuốc chữa cảm cúm được rất nhiều mẹ tin dùng bởi húng chanh có chứa tinh dầu cavaron có tác dụng tiêu đờm, giảm ho kết hợp cùng đường phèn có tính thanh mát giúp lợi phế, thông cổ cho bé.

Mẹ làm cho con bằng cách xay lá húng chanh cùng quất, đem hấp cách thủy với đường phèn và cho bé ăn 2 lần/ngày.

Bài thuốc này chỉ nên áp dụng cho các bé 1 tuổi trở lên vì mật ong không tốt cho hệ tiêu hóa của bé dưới 1 tuổi.

Mẹ đun sôi một cốc nước với lượng vừa đủ cho bé uống, khi nước sôi mẹ cho nước cốt chanh vào tiếp tục đun trong khoảng 2 phút, sau đó tắt bếp và đổ mật ong vào là có thể cho con uống.

Với những mẹ ở ngoài Bắc có thể chọn mua chanh đào thay vì chanh thường, ngâm cùng mật ong, đường phèn chữa cảm cúm cho bé cũng rất hiệu quả

Các hợp chất có trong gừng có tác dụng hỗ trợ thông xoang giúp cho bé hô hấp dễ dàng hơn. Mẹ hãy cho bé uống nước gừng ấm khi mới xuất hiện những triệu chứng ban đầu của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi nhiều.

Vì dùng cho trẻ nhỏ uống nên mẹ chỉ cần thái một vài lát gừng nhỏ cho vào nước đun sôi, và có thể cho thêm chút đường để bé dễ uống hơn.

Theo dân gian, hành lá có tính sát khuẩn mạnh giúp thông họng để trẻ nhanh chóng thoát khỏi cơn cảm cúm. Mẹ có thể nấu cháo trắng và bỏ thật nhiều hành lá cho con ăn để trẻ thoát càng nhiều mồ hôi ra càng tốt.

Việc để trẻ thoát mồ hôi càng nhiều càng tốt là cách thải độc tố trong cơ thể ra bên ngoài, hỗ trợ tích cực chữa cảm cúm cho con.

Nước muối sinh lý là vật dụng thiết yếu, không thể thiếu cho các mẹ có con nhỏ. Mẹ có thể dùng nước muối cho bé súc miệng ngay cả khi bé đã hết ốm để làm sạch đường hô hấp và giúp con phòng tránh bệnh sau này.

Bên cạnh đó, mẹ dùng nước muối và dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con mỗi ngày, vì trẻ nhỏ bị nghẹt mũi lại không thể tự đưa ra bên ngoài được. Đây là cách rất đơn giản để phòng tránh bệnh cho con.

Cho bé uống nhiều nước giúp giảm thiểu tình trạng mất nước, và làm loãng dịch tiết mũi giúp bé hít thở dễ dàng hơn.

Khi ốm bé sẽ rất lười uống nước lọc nên mẹ có thể làm nước ép hoa quả, mẹ chọn những loại quả dòng cam quýt vắt nước cho con uống giúp tăng cường hệ miễn dịch để bé nhanh khỏi ốm.

Những cách chữa bệnh cảm cúm trên được dân gian tin dùng và rất có hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ chỉ có thể áp dụng khi bé bị cảm nhẹ hay mới có triệu chứng cảm cúm ban đầu. Nếu con bị cảm ngày càng nặng, không có dấu hiệu giảm bênh mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám.

Video liên quan

Chủ Đề