Cách trị gà bị nấm

Bệnh nấm họng ở gà và cách chữa trị nó dứt điểm đang được anh em rất quan tâm. Đây là căn bệnh mang lại thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi gà. Bởi vì nếu không chữa trị kịp thời thì nó ảnh hưởng đến kinh tế cũng như năng suất trang trại gà. Traiga.vn sẽ hướng dẫn cho anh em cách trị căn bệnh này dứt điểm nhé!

Đây là căn bệnh gây tổn thất lớn cho anh em nuôi gà

Bệnh nấm họng ở gà

Nấm họng ở gà

Bệnh nấm họng ở gà là căn bệnh do con vi nấm Candida albicans gây ra. Những con vi nấm này sẽ phá hủy các cơ quan tiêu hóa như hầu, họng, dạ dày, ruột, diều, thực quản…Và nó cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của gà. Chính vì thế, tỷ lệ gà tử vong khi mắc căn bệnh này sẽ cao hơn và quá trình lây lan rất nhanh chóng. Tổn thất nặng nề đến anh em chăn nuôi.

Gà bị nấm họng

Gà bị nấm họng

Triệu chứng bệnh nấm họng ở gà

Thường nó sẽ thể hiện qua các cơ quan hệ hô hấp và tiêu hóa của gà.

  • Nơi đầu tiên dễ dàng nhận biết nhất đó chính là miệng. Những con bị bệnh thường có hơi thở rất hôi. Nấm có màu trắng mọc xung quanh vùng miệng và họng của nó. Có dấu hiệu bị nhiễm trùng.
  • Thực quản bị loét do các con vi nấm ăn mòn.
  • Trong ruột non chứa nhiều chất nhầy, viêm loét làm gà chậm lớn, kém ăn, hay có hiện tượng ủ rũ, sụt cân…
  • Xuất huyết và sưng tấy ở vùng niêm mạc dạ dày.
  • Diều tiết ra mùi hôi chua, có chất nhầy, mảng bám bên trong có những hạt li ti màu trắng.

Mảng vi nấm bám trong bộ phận của gà

Nguyên nhân gây bệnh nấm họng ở gà

Gà mắc bệnh này đến từ nhiều nguyên nhân gián tiếp và trực tiếp khác nhau.

  • Dụng cụ ăn uống không được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ. Khi đó con vi nấm Candida albicans sẽ sinh sôi, nảy nở.
  • Quá trình chế biến thức ăn cho gà bị nhiễm nấm, không đảm bảo vệ sinh.
  • Gà bị bệnh khi cho uống kháng sinh được trộn vào thức ăn và nước uống nhưng vẫn chưa được rửa sạch sẽ. Tạo một môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển khi hằng ngày gà trực tiếp ăn và uống bằng những dụng cụ này. Các con vi nấm này theo đường tiêu hóa tấn công các cơ quan của gà.

Dùng xanh tylen sau khi cạo sạch mảng nấm

Thuốc trị nấm họng ở gà

Đề chữa trị căn bệnh nấm họng ở gà, người chủ nuôi cần kiên trì vì thời gian để dứt điểm khá là lâu. Thường các sư kê lâu năm sẽ lập một liệu trình để chữa bệnh cho gà cụ thể. Thông thường, có 2 cách phổ biến được nhiều người sử dụng như sau:

Chữa bệnh nấm họng ở gà bằng phương pháp thủ công

  • Những chỗ nào có nấm bám thì dùng cọ cạo sạch sẽ làm gà hơi rỉ máu 1 tí và sử dụng nước muối sinh lý để rửa lại lần nữa.
  • Sử dụng tiếp thuốc xanh tylen để khử trùng vào chỗ đã được cạo sạch sẽ.
  • Tiếp tục cho gà uống thuốc đậu gà để trị dứt bệnh. Tránh tình trạng nấm chưa được cạo sạch sẽ mọc lại.
  • Bổ sung thêm cho gà men vi sinh và các chất điện giải để tăng cường sức đề kháng. Làm tăng khả năng hấp thụ khi gà sử dụng thuốc.

Flumequin 20

Chữa bệnh nấm họng ở gà bằng thuốc kháng sinh

Phương pháp hiện đại ngày nay được hộ chăn nuôi sử dụng đó chính là dùng kháng sinh cho gà.

  • Flumequin 20.
  • Fungicid 20g.
  • Vitamin ADE 20g.
  • Super Vitamin 20g

Hòa tan các loại thuốc điều trị trên với nhau. Cứ khoảng 100kg trọng lượng gà thì pha với 15 lít nước cho gà uống trong 1 ngày. Uống đều đặn khoảng trong 1 tuần đầu và theo dõi tình trạng bệnh của gà.

Tắm nắng mỗi ngày

Phòng ngừa bệnh nấm họng ở gà

Trong chăn nuôi, gà bị bệnh là một điều không thể tránh khỏi. Điều cần làm của anh em nuôi gà là tuân thủ các biện pháp phòng tránh để ngăn chăn kịp thời các dịch bệnh xảy ra.

  • Vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, máng ăn và uống của gà sạch sẽ tránh trường hợp còn tồn đọng thức ăn và thuốc kháng sinh.
  • Ngoài cho gà ăn đầy đủ chất dinh dưỡng ra nên kết hợp với  Bio-Fungicide Oral hoặc Bio-Neo. UV Nysta để ngăn ngừa bệnh nấm họng.
  • Dùng dung dịch Formol làm sạch chuồng gà thường xuyên. Ngoài ngăn ngừa bệnh nấm họng ra cũng sẽ hạn chế tối đa các mầm bệnh khác phát triển thành dịch bệnh.
  • Một số căn bệnh ở gà hay gặp khác như Bệnh IB trên gà, Bệnh đậu gà, Bệnh Gumboro ở gà,…
  • Sử dụng Đồng sulfat 1% cho gà uống định kì 20 ngày 1 lần. Mỗi lần pha với liều lượng 1g pha với 10 lít nước.

Khử trùng chuồng trại thường xuyên

Lưu ý khi nuôi gà bị nấm họng

  • Khi cho gà uống thuốc pha với nước chỉ cho gà uống trong 2 giờ. Nếu quá giờ bắt buộc phải bỏ đi.
  • Theo dõi tình hình sức khỏe của gà mỗi ngày để kịp thời ngăn chặn.
  • Cho gà ăn đủ dinh dưỡng, vitamin và các chất điện giải cần thiết.
  • Tránh cho gà ăn các hạt thóc khô. Vì gà ăn hạt khô vào đâm vào nơi nấm bám sẽ lây lan nhiều hơn. Cần cho gà ăn thức ăn mềm.
  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là biện pháp giúp gà phòng bệnh nấm họng tái phát lại tốt nhất.
  • Cho gà vận động và tắm nắng hằng ngày để có một hệ miễn dịch tốt.

Nấm họng cũng hay xuất hiện gà chọi

Bệnh nấm họng ở gà cần sự kiên trì trong cách chăm sóc hằng ngày. Việc cần làm là luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và tuân thủ các biện pháp phòng tránh bệnh nấm. Traiga.vn là nơi giúp anh em nắm được phương pháp chữa trị các loại bệnh gà thường gặp từ các bậc sư kê đá gà cựa sắt lâu năm.

Tổng hợp: Traiga.vn

Đôi chân là vũ khí đáng gờm của gà chọi, có thể tung ra nhiều đón đá, thế đá hiểm để đánh bại đối phương. Thế nhưng trong lúc còn gà chọi của mình đang ở độ sung mãn nhất thì không ít người nuôi gà chọi gặp lại phải tình trạng gà bị đau chân, sưng chân, sưng khớp, gà bị phồng hơi, gà bị mất gân, yếu gân… khiến cho thú chơi đá gà bị trì hoãn. Đây cũng là bệnh chung tại các trang trại nuôi gà ta, gà công nghiệp, gà chọi thương phẩm. Vậy nguyên nhân do đâu? Có những cách chữa gà bị đau chân dứt điểm nào?

TẤT TẦN TẤT CÁCH CHỮA GÀ BỊ ĐAU CHÂN HIỆU QUẢ NHẤT

Vì sao gà bị đau chân?

Ở gà đá, triệu chứng đau chân xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân khiến gà đá bị đau chân có thể do khi đá chọi, do môi trường nuôi hoặc do mắc phải một số bệnh ở gia cầm.

Đang xem: Gà bị nấm chân

Nguyên nhân do đá gà: Các kỳ vần đòn, vần hơi quá sức ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến gà dễ bị sưng cụm bàn chân. Gà đá về bị đau chân nhưng không chăm sóc đúng cách, cụ thể không ngâm chân gà Do gà đá tiếp đất không chuẩn khi nhảy từ trên cao xuống, làm tổn thương bàn chân Do không được xử lý nhiễm trùng đúng cách khi bị thương. Do gà bị lạnh chân, vi khuẩn xâm nhập, do bị sưng phồng chân.

Một số bệnh làm cho gà bị đau chân khác:Gà đá bị bệnh lậu đế

Bệnh lậu đế hay còn gọi là lậu chân khiến cho chân gà chọi bị thối đế, vỡ đế, nứt đế. Bệnh nhẹ thì khiến chân gà bị chai sần, bệnh nặng có thể lở loét 1 phần hoặc toàn bộ đế.

Bệnh lậu đế ở gà chọi có thể do tiếp đất quá mạnh trong khi đá hoặc do bị vật sắc nhọn đâm phải đế. Nó cũng có thể bị khi gà đá cát, bị tổn thương khi nuôi trên sân bê tông cứng, sân sắt, lồng sắt.

Bệnh lậu đế ở gà để lâu khiến chân gà bị lở loét, nhiễm trùng, mất chân…

Bị mắc bệnh bạch lỵ gà con

Bệnh bạch lỵ gà con thường xuất hiện ở giai đoạn úm gà, bà con cũng cần quan tâm trong quá trình úm gà, nuôi gà chọi con. Bệnh do vi khuẩn gây ra, thường truyền từ mẹ sang con khiến cho gà con bị ủ rũ, kém ăn, yếu ớt, tiêu chảy ngay khi nở, phân trắng xanh…

Nếu gà con mới nở mà khỏe mạnh thì sau khi nuôi cũng có thể bị bệnh do lây nhiễm từ các con gà khác. Trên 14 ngày tuổi, gà còi cọc, kém ăn, lông thưa, bị què chân do viêm khớp.

NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!

Bị bệnh tụ huyết trùng gia cầm thể mãn tính

Bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính thường ít xảy ra nhưng không phải là không có. Khi bị bệnh, gà chọi sẽ gầy gò, phần mào và tai tích bị sưng, thủy thũng, viêm khớp mãn tính [đầu gối, cổ, chân, đùi trong đó tập trung nhất là viêm khớp gối]. Một số biểu hiện khách như tiêu chảy, phân có màu vàng, viêm màng não mãn tính, rối loạn hệ thần kinh.

READ:  Cách Nướng Chân Gà Nướng Lò Vi Sóng Ngon Tuyệt Đỉnh, Cực Dễ Cực Nhanh

Bị mắc bệnh viêm dịch hoàn thể nhiễm trùng toàn thân

Đây là bệnh lý xảy ra ở gà trống khi giao phối với gà mái bị nhiễm E.coli có thể viêm ống dẫn trứng. Ở thể nhiễm trùng toàn thân, bệnh khiến cho gà đá cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ chết sau 5 ngày bị nhiễm bệnh.

Một số trường hợp gà mắc bệnh có thể tự phục hồi trở lại nhưng sẽ để lại một số di chứng như què chân, gân yếu, viêm khớp. Bệnh nặng có thể dẫn đến chết.

Ngoài ra, chế độ chăm sóc, nguồn thức ăn và dinh dưỡng không đảm bảo khắt khe cũng khiến chân gà chọi bị đau, yến gân, mất gân.

Việc xác định đúng nguyên nhân gà bị đau chân sẽ giúp các sư kê điều trị, chăm sóc đúng cách, hiệu quả và nhanh khỏi nhất.

4 Cách chữa cho gà bị đau chân

Một số cách đơn giản để chữa gà bị đau chân:

Một số cách chữa chân gà đá bị đau đơn giản, dễ thực hiện áp dụng trong trường hợp bị nhẹ, phát hiện sớm hoặc sau khi gà đá về bị đau chân:

Cách 1: Dùng miếng cao dán salonship hạ sốt cho trẻ đem dán quanh chân gà rồi dùng băng keo buộc lại, cứ 12 tiếng lại thay một lần, duy trì trong 3 – 5 ngày. Cách 2: Dùng vải cotton thấm nước rồi quấn quanh chân gà [không buộc quá chặt]. Sau đó mỗi ngày tưới nước mát từ 6 – 10 lần vào chân, duy trì 3 – 4 ngày liên tục.

Cách 3: Dùng rượu thuốc để bôi trực tiếp lên chân rồi dùng tay om bóp cho chân gà. Tiến hành liên tục trong 2 – 3 ngày để giảm đau co chân gà. Cách chữa sưng cụm bàn chân chọi

Thời gian mỗi kỳ vần hơi, vần đòn vừa phải, sau khi vần phải cho gà nghỉ ngơi.

Sau khi vần hơi, vần đòn, ngâm chân gà chiến vào trong nước lạnh từ 15 – 20 phút để “massage” chân giúp các gân, cơ được thoải mái, tránh tình trạng bị sưng.

Khi cụm bàn chân bị sưng nhẹ:

Khi phát hiện gà đi tập tễnh, bị sưng cụm bàn chân nhẹ thì nhốt gà vào chuồng kín. Trải cát mịn dày trong chuồng nuôi Kết hợp dùng thuốc để giảm và trị tận gốc tình trạng bị sưng: Thuốc Alpha Choay chống phù nề chân gà. Cho gà chọi uống 2 viên/ lần, trung bình 1 ngày/2 lần. Thuốc R-Cin chuyên dùng để trị sưng cụm chân gà, cho uống 1 viên/lần, một ngày uống 2 lần vào sáng và tối. Dùng thuốc kháng sinh cho gà từ 5 – 7 ngày, sau đó tiếp tục theo dõi.

Khi cụm bàn chân bị sưng nặng:

Lúc này thời gian điều trị sẽ lâu hơn, do đó không dùng thuốc sẽ rất hại gà, thay vào đó sử dụng thuốc tiêm.

Một số loại thuốc hiệu quả cao: Gentamicin 80mg/2ml, Lincomycin 600mg/2ml, Dexamethasone 4mg/1ml. Mỗi tuần tiêm 2 – 3 lần.

Nên kết hợp ngâm chân gà chọi vào nước ấm thảo dược để giảm sưng.

Xem thêm: 1️⃣ Cách Nấu Cháo Trứng Tía Tô Cho Bà Bầu Uống Giải Cảm, Dễ Sinh

Cách chữa gà bị phồng chân, lạnh chân

Nên dùng một vật sắc nhọn, khử trùng trên ngọn lửa rồi đâm một lỗ nhỏ ở vị trí da bị phồng, đẩy hết khí ở bên trong ra ngoài.

Gà bị lạnh chân thì om bóp rượu thuốc với nguyên liệu gồm: gừng tươi băm nhỏ, lá lốt cả thân và lá, muối ăn, lá đinh, xuyên khung và long lão đem đun sôi cùng 3 – 5 lít nước, để nguội ngâm chân gà. Mỗi ngày ngâm 30 – 40 phút, cứ 3 – 4 ngày thay nước thuốc 1 lần, thời gian ngâm kéo dài từ 10 – 14 ngày.

Cách chữa gà bị sưng khớp chân

Tốt nhất trong quá trình nuôi nên chủ động sử dụng vacxin phòng bệnh gà bị sưng khớp.

Khi thấy gà đá bị sưng khớp thì có thể dùng:

ENROFLORXACIN hoặc DOXYCILLIN + TYLOSIN liều lượng 1 lần/ngày, uống liên tục trong 7 ngày, tình trạng sưng khớp sẽ thuyên giảm và khỏi. Chất điện giải GLUCO C + VITAMIN tổng hợp, cho uống liên tục trong 3 – 5 ngày. Kết hợp sát trùng chuồng nuôi. Hoặc có thể dùng TYLOVET pha với nước uống, tỉ lệ 1 – 1,2g/ lít cho gà uống liên tục trong 3 – 5 ngày. Kết hợp sử dụng thêm OSEROL – GLUCO. Cách chữa bệnh gà bị què chân do mắc bệnhCách chữa gà đá bị lậu đế

Nếu gà bị lậu đến nhẹ thì dùng vôi bột trộn với nền cát ở trong chuồng nuôi nhốt, tỉ lệ là 1 : 5. Một thời gian sau, bệnh sẽ biến mất.

Nếu gà nòi bị lậu đế nặng vừa phải, ăn sâu lên da và thịt thì:

Tiến hành trộn vôi bột vớt cát như ở trên. Dùng nước ấm pha loãng cùng một chút muối, một chút phèn chua để ngâm chân gà hàng ngày, thời gian ngâm từ 30 – 60 phút. Khoảng 3 ngày dùng tay hoặc nhíp nhỏ phần bã ra dần dần, tuyệt đối không bóc sâu vào bên trong dễ làm gà bị chảy máu, tổn thương.

Nếu gà bị lậu đế quá nặng, phần đế đã vỡ ra, lở loét thì:

Dùng dao sắc nhọn, khử trùng trên lửa rồi đem mổ phần chân đế ra, loại bỏ hết phần bã bên trong. Rửa sạch bằng oxy già. Băng lại bằng bông gòn và băng keo. Hàng ngày cần thay rửa vết thương, dùng oxy già hoặc cồn sát trùng. Bổ sung thêm 1 viên Alpha choay + viên nhộng lao + 1 viên long huyết PH + ½ viên Cadicelox 200 cho gà uống 2 lần vào sáng và chiều. Buổi trưa nên cho uống thêm 1 ống men tiêu hóa Eltergromina để tránh việc gà chọi bị rối loạn tiêu hóa, đồng thời tăng sức đề kháng cho gà. Sau khi khỏi thì dán miếng cao tan. Thời gian tiếp theo, dùng nước ấm pha muối và phèn chua ngâm chân gà hàng ngày đến khi khỏi hẳn.

Cách chữa gà bị què chân do bệnh bạch lỵ

Khi gà con nuôi bị mắc bệnh bạch lỵ, người nuôi phát hiện sớm và chữa trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh như Neotesol, Imequyl liều lượng 1gr/2 lít nước, pha cho gà con uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

Cách điều trị cho gà bị viêm khớp do bệnh tụ huyết trùng

Thực ra đây là cách điều trị chung của bệnh tụ huyết trùng nên khi thấy có biểu hiện của bệnh, người nuôi cần cách ly và điều trị sớm nhất, tránh thiệt hại.

Trước tiên phòng bệnh ho gà bằng vacxin vô hoạt phèn chua cho gà từ 25 ngày tuổi trở lên, tiêm với liều lượng 1ml/con, tiêm dưới da, miễn dịch được trong vòng 6 tháng.

READ:  Chân Gà Muối Giá Từ 170K/Kg Giá Sỉ, Giá Bán Chân Gà Muối Ngon

Khi gà bị bệnh, điều trị sớm bằng thuốc kháng sinh, có thể sử dụng một trong các loại thuốc như streptomycin, oxytetracyclin, chlortetracyclin hoặc sulfamide theo chỉ định liều dùng ghi trên vỏ thuốc.

Điều trị gà bị đau chân do mắc bệnh viêm dịch hoàn

Trước tiên cần đảm bảo khu vực nuôi luôn sạch sẽ, thoáng mát, cách ly, bỏ những con bị lây nhiễm bệnh.

Điều trị cho gà bị què chân do viêm dịch hoàn: người nuôi có thể dùng một trong số loại thuốc kháng sinh colistin, enrofloxacin, ceftiofur, fosfomycin đem trộn với thức ăn hoặc nước uống cho gà ăn trong 4 – 5 ngày. Sử dụng kết hợp với men tiêu hóa, chất điện giải, vitamin C để tăng sức đề kháng, giúp gà nhanh phục hồi sức khỏe.

Cách chữa gà chọi bị mất gân, yếu gân, kém gân

Sử dụng thuốc Strychnin và vitamin để bổ sung, tăng cường sức khỏe và gân cho gà đá. Các kê sư có thể tham khảo lịch dùng thuốc bổ trong 1 lần theo bảng dưới đây, cho uống 2 lần vào sáng và chiều:

Ngày Thuốc
Thứ 2 B12
Thứ 3 Strychnin
Thứ 4 Vitamin C
Thứ 5 B12 [tiêm]
Thứ 6 Strychnin
Thứ 7 Vitamin C
Chủ nhật Dầu cá

Tuy nhiên khi thời tiết khắc nghiệt, trưa hè nắng nóng thì không nên cho gà dùng thuốc, có thể sẽ gây phản tác dụng. Strychnin có tính nóng nên người nuôi cần bổ sung thêm cà chua mát, các loại rau củ mát, tránh bị táo bón.

Mũi B12 là mũi tiêm bắp, từ khi tiêm đến khi ra chiến phải cách ít nhất 5 ngày không sẽ ảnh hưởng đến gân.

Sau khi gân gà đá đã khỏe hơn thì có thể áp dụng cách chăm sóc như sau:

Thứ Buổi sáng Buổi chiều
Thứ 2 B12 [tiêm] hoặc cho uống 1 viên 3B để đỡ hại gà Hải cẩu hoàn
Thứ 3 Strychnin cao trăn Sâm và tam thất
Thứ 4 Vitamin C Hoàn lục vị
Thứ 5 Cao trăn Hải cẩu hoàn
Thứ 6 Vitamin C Sâm và tam thất
Thứ 7 Cao trăn Hoàn lục vị
Chủ nhật Vitamin C Sâm và cao hổ cốt

Ngoài ra cần đảm bảo nguồn thức ăn sạch sẽ, tuyệt đối không sử dụng cám công nghiệp sẽ khiến gà đá nhanh béo, lười vận động, không đảm bảo được sức khỏe, sự sung mãn của gà chọi. Tốt nhất chỉ nên dùng thóc, ngô, đậu tương, rau xanh, một số loại cỏ cho gà, vitamin, giun quế, giun đất, chế phẩm sinh học… Các kê sư cũng có thể sử dụng nguyên liệu trên để xay nhuyễn, ép thành cám viên giàu dinh dưỡng, không tăng trọng giúp gà dễ ăn, ăn hết, khỏe mạnh, sung sức.

Định kỳ vệ sinh chuồng trại nuôi gà chọi, trong chuồng phải rải lớp cát mịn và dày tránh làm tổn thương đến đôi chân của chúng.

Sau khi đá về phải ngâm chân, chăm sóc gà đá.

Xem thêm: 3 Quán Bánh Mì Chảo Review Quán Bánh Mì Chảo Ngon Nhất Đặng Văn Ngữ: Party Chảo

Trên đây là toàn bộ cách chữa gà bị đau chân. Các sư kê cần theo dõi hàng ngày, tìm đúng nguyên nhân để có biện pháp chữa trị kịp thời, hiệu quả nhất.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Chân gà

Video liên quan

Chủ Đề