Cách trồng cây hoàng hậu

1. Mô tả giống * Tên: Muồng hoàng yến [còn có tên là Muồng hoàng hậu, Hoa lồng đèn, Bò cạp nước, Bò cạp vàng,…] có tên khoa học là Casia fistula L thuộc phân họ Vang của họ Đậu [Fabaceae]. * Giá trị sử dụng – Là loài cây gỗ cho hoa đẹp, có hương thơm hấp dẫn nên hiện nay muồng hoàng yến bắt đầu được trồng nhiều như một loại cây cảnh để trang trí cho đường phố, công viên – Gỗ có giác lõi phân biệt, cứng, nặng có thể dùng trong xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng, nông cụ. – Vỏ chứa nhiều chất anin được sử dụng làm dược liệu. Quả và vỏ thân dùng ăn trầu, rễ cây làm thuốc bổ, hạ nhiệt. Lá nhuận tràng. – Là loại cây họ đậu nên muồng hoàng yến còn được sử dụng làm cây chắn gió cho các đai rừng trồng cây ăn quả hoặc cây cải tạo đất rất ốt. * Đặc điểm hình thái – Cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cao 10 – 15 m, đường kính 40 – 50 cm, cành nhẵn. – Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách. Lá kèm nhỏ, rụng sớm. Lá nhỏ mọc đối. – Cụm hoa chùm ở nách lá, thưa, rủ xuống. Cánh đài hình bầu mặt ngoài phủ lông mượt. Cánh tràng màu vàng, hình bầu dục rộng, gần bằng nhau có móng ngắn. – Quả đậu hình trụ, dài 40 – 60 cm, màu đen, rủ xuống. Hạt nhiều, ngăn cách bởi

vách xốp, màu nâu bóng.

* Đặc điển sinh thái Loài muồng này có nguồn gốc từ miền nam châu Á, từ miền nam Pakistan kéo dài về phía đông qua Ấn Độ tới Đông Nam Á và về phía nam tới Sri Lanka. Muồng hoàng yến thuộc loại cây họ đậu, gốc nhiệt đới, ở nước ta chủ yếu phân bố trong các cánh rừng nửa khô hạn và rừng rụng lá. Muồng hoàng yến phát triển tốt tại khu vực nhiều nắng và thoát nước tốt, không thích hợp với điều kiện khí hậu khô cằn hay giá lạnh; mặc dù nó chịu được hạn và mặn. Cây con ưa bóng nhẹ. 2. Kỹ thuật rồng và chăm sóc * Thời vụ trồng: Có thể trồng quanh năm nếu điều kiện tưới tiêu và che chắn được đảm bảo [trồng làm cảnh] hoặc thời vụ tốt nhất là các tháng đầu mùa mưa [với trồng thành rừng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió, cải tạo đất…].* Phương thức và mật độ trồng – Loài này có thể trồng thuần loài lấy gỗ hoặc trồng làm cảnh – Mật độ trồng + Nếu trồng thành rừng thuần để lấy gỗ thì trồng với khoảng cách ban đầu 1,5 x 1,5m hoặc 2,5 x 2,5m rồi dần dần tỉa thưa; + Nếu trồng thành cây cảnh ở đường phố, công viên thì có thể trồng với khoảng

cách cây cách nhau 5-7m.

* Kỹ thuật rồng – Đào hố: 60x60x60 cm, bố trí hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng. – Lấp hố bằng lớp đất mặt xung quanh hố, trộn thêm khoảng 10g Supe lân. Nếu trồng làm cây cảnh hoặc trong các vườn sưu tập cần bón thêm phân chuồng hoai 1kg/1 hố, vun đất heo hình mui rùa. – Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt. * Kỹ thuật chăm sóc – Chăm sóc 3-4 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10. + Hai năm đầu cây sinh trưởng chậm, mỗi năm chỉ cao được 40- 50 cm, hoặc hơn, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Do đó phải tiến hành phát dọn những cây xâm chiếm và chèn ép, cây bụi che bóng và cỏ dại. + Từ năm thứ 3- 4 trở đi cây sinh trưởng nhanh hơn, chiều cao trung bình có thể đạt hơn 1m- 1,5m. – Biện pháp chăm sóc: Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi. Xới đất xung quanh gốc, đường kính rộng 60-80 cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc từ 0,1-0,3 kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Khi chăm sóc cần kết hợp với trồng dặm để đảm bảo tỷ lệ thành rừng. Kết hợp công tác phòng chống cháy rừng, bảo vệ rừng không để người và gia súc phá hại. Nếu trồng làm cảnh thì cần chú ý tỉa cành, chăm sóc tán để

tạo dáng đẹp.

3. Phòng trừ sâu, bệnh hại Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạ ch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Boc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2 , 2 tuần/1 lần. Khi phát hiện nấm bệnh thì tưới dung dịch Boc đo 1% hay COC 85 liều lượng 25 gram/1 – 2 bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/4m2 , 10 – 15 ngày phun 1 lần, liên tục 2 – 3 lần liền. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Basa 50ND pha 1/40 – 1/60 hoặc dùng Methyl parathion 0,1% để phun. Nên phun thuốc vào buổi chiều. Sau khi phun thuốc 2 – 3 giờ thì tưới lại bằng nước sạch. 4. Khai thác, sử dụng Muồng hoàng yến có thể cho khi thác gỗ ở những cây 12 -15 năm tuổi. Thu hái hạt giống trên những cây mẹ từ 8 tuổi trở lên. Dấu hiệu nhận biết quả đã

chín: Vỏ khô có màu nâu sậm hoặc đen bóng.

Cây Hoàng Yến [hay còn gọi là Bọ Cạp Vàng] là loại cây không chỉ được biết đến với công dụng che bóng mát, mà còn được ấn tượng bởi sắc hoa vàng tươi đem lại sức sống cho không gian, có nhiều tác dụng trong y học. Phương pháp trồng cũng như chăm sóc tương đối dễ đối với người am hiểu và đam mê cây cảnh.

I. Giới thiệu cây hoa Hoàng Yến

Tên thường gọi:Cây Hoàng Yến
Tên gọi khác:Muồng hoàng yến, muồng hoàng hậu, osaka, bọ cạp nước, bọ cạp vàng
Tên khoa học:Cassia fistula L
Họ thực vật:Họ đậu [Fabaceae]
Nguồn gốc xuất xứ:Xuất xứ từ miền nam Pakistan, miền nam châu Á
Nơi sống:Hiện nay cây giống Hoàng Yến được trồng rộng rãi trên cả nước ta.
Tuổi thọ:Cây sống lâu năm
Thời gian nở hoa:Cây ra hoa vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 tại Bắc bán cầu và tháng 11 tại Nam bán cầu
Cây hoàng yến còn được gọi là: Muồng hoàng yến, muồng hoàng hậu, osaka, bọ cạp nước, bọ cạp vàng

II. Đặc điểm của cây Hoàng yến

  • Kích thước: Cây có chiều cao trung bình từ 10-20cm.
  • Thân: Cây có bán kính trung bình ở thân khoảng 20cm. Là loại cây thuộc thân gỗ, cây hoa hoàng yến có vỏ bên ngoài thân màu xám, bên trong gỗ màu hồng nhạt.
  • Lá: Cây có lá thuộc loại lá kép lông chim, lá chét mọc đối xứng với nhau hình bầu dục, đầu nhọc, không có lông.
  • Hoa: Hoa của cây bò cạp vàng thường mọc thành chùm rủ xuống dài khoảng 20-40cm nhưng mọc cách thưa nhau. Mỗi bông hoa có 5 cánh hoa màu vàng tươi hình bầu dục được phủ một lớp lông mịn ở mặt ngoài. 
  • Quả: Quả dạng quả đậu hình trụ, mang nhiều hạt trái xoan rộng, có khí đốt, khi vỏ của cây khô ta có thể sử dụng để chế tạo thuốc xổ, phần thịt ở quả có mùi hôi khó chịu. Hạt có độc.
  • Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây muồng hoàng yến: Cây bò cạp vàng là loài cây trung tính, có thể thích hợp trong nhiều điều kiện khác nhau.
  • Tốc độ sinh trưởng: Nhanh, cây ưa ánh sáng, chịu được khô hạn và mặn.

III. Tác dụng của cây

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Nhờ có chiều cao khá lớn nên cây hoàng yến được trồng làm cây che nắng mang lại bóng mát. Chúng được trồng ở cổng, sân vườn, đường phố, công viên,… đem lại một không gian thoát mát, rực rỡ bởi sắc màu vàng tươi của hoa.

 Không những vậy, lá của cây hoàng yến tương đối nhiều, rậm rạp góp phần lọc không khí trở nên trong sạch, hạn chế ô nhiễm môi trường.

2. Tác dụng chữa bệnh

Cây hoàng yến [bọ cạp vàng] có rất nhiều tác dụng trong ngành y. Theo Đông y, khi bị các bệnh ngoài da, đau khớp, liệt nhẹ, ta phải vò nát lá cây hoàng yến rồi thoa lên da trực tiếp. 

Ngoài ra, quả của cây chữa các bệnh rối loạn đường ruột ở trẻ em, rét run do say thuốc. Cây còn chữa được nhiều bệnh khác như: rối loạn tim mạch, chảy máu hoặc chứng thừa axit trong dạ dày. Lưu ý các hạt của cây có chứa độc.

3. Tác dụng khác

Khi vỏ bên ngoài của quả bò cạp vàng khô và trở nên cứng, chúng có thể được dùng để làm thuốc xổ.

Cây hoàng yến [bọ cạp vàng] có rất nhiều tác dụng trong ngành y

IV. Cách trồng và chăm sóc cây hoàng yến

1. Cách trồng

  • Đất trồng: Muồng hoàng yến có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Nếu có thể, bạn nên trồng cây ở nơi đất rộng, bởi đây là cây sống lâu năm. Hoặc không bạn có thể mua đất sẵn tại các cửa hàng cây cảnh hay trộn đất với phân bò hoai mục, phân hữu cơ, tro trấu để tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất. Bạn nên bón lót với vôi và hơi ải khoảng 20 để xử lý các mầm bệnh trước khi trồng cây.
  • Chọn Giống: Cây bọ cạp vàng thường được nhân giống bằng hạt. Ngâm hạt với nước nóng khoảng 50 độ C tầm 5 phút, đem ra rửa sạch, rồi ủ vào vải cho nứt và đem gieo.
  • Trồng cây: Gieo hạt trong các túi nilon có chứa hỗn hợp đất, tưới đủ nước, chăm sóc,…cho tới khi mọc thành cây con cao 50-60cm, có lá ổn định rồi đem trồng.Đặt cây con xuống hố đã đào, nén chặt đất xung quanh. Trồng sao cho khoảng cách mỗi cây từ 5-7m. 

2. Cách chăm sóc

Cây phát triển tốt ở những nơi có nhiều ánh nắng, đất có khả năng thoát nước tốt, đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. Hiện tại cây được trồng khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt tại các vùng phía Nam.

  • Chế độ nước: cần tưới nước cho cây một hoặc hai lần trong tuần. Chú ý đến lượng nước tưới cho cây, không nên tưới quá nhiều để tránh bị úng rễ.
  • Đất trồng: Một trong những điều quan trọng nhất để cây phát triển tốt là đất có thể thoát nước tốt, có chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • Bón phân: cần chú ý bón phân vào những lúc cây sắp ra hoa để đảm bảo cây sinh trưởng tốt, ra nhiều hoa, chất lượng ra hoa. 
  • Cắt tỉa: Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. Cắt tỉa ngay các lá vàng, lá héo ngay khi chúng xuất hiện. Đối với những cây bị rụng nhiều lá hay các nhánh có dấu hiệu mềm, rục, ta cần chăm sóc đặc biệt để cây có thể sống, phát triển tốt.

Video liên quan

Chủ Đề