Cách xác định ảnh thật ảnh ảo lớp 11

1/ Chứng minh công thức thấu kính hội tụ
xét trường hợp vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ.

  • d = OA: khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính
  • d' = OA': khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính
  • f = OF = OF': tiêu cự của thấu kính
  • A'B': chiều cao của ảnh
  • AB: chiều cao của vậta/ trường hợp vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh thật


ΔABO đồng dạng với ΔABO =>
\[\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'O}{AO}=\dfrac{d'}{d}\] [1]
ΔABF đồng dạng với ΔOIF =>
 \[\dfrac{A'B'}{OI}=\dfrac{A'F'}{OF'}\]=\[\dfrac{OA'-OF'}{OF'}=\dfrac{d'-f}{f}\] [2]
từ [1] và [2] => \[\dfrac{d'}{d}=\dfrac{d'-f}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\]
b/ trường hợp vật thật qua thấu kính hội tụ cho ảnh ảo


ΔABO đồng dạng với ΔA'B'O =>
\[\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'O}{AO}=\dfrac{d'}{d}\] [1]
ΔOIF đồng dạng với ΔA'B'F =>
\[\dfrac{A'B'}{OI}=\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'F'}{OF'}\]=\[\dfrac{OA'+OF'}{OF'}=\dfrac{d'+f}{f}\] [2]
từ [1] và [2] => \[\dfrac{d'}{d}=\dfrac{d'+f}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}-\dfrac{1}{d'}\]
2/ Chứng minh công thức thấu kính phân kỳ


ΔABO đồng dạng với ΔA'B'O =>
\[\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'O}{AO}=\dfrac{d'}{d}\] [1]
ΔOIF đồng dạng với ΔA'B'F và [OI = AB] =>
\[\dfrac{A'B'}{AB}=\dfrac{A'F'}{OF'}\]=\[\dfrac{OF'-OA'}{OF'}=\dfrac{f-d'}{f}\] [2]
từ [1] và [2] => \[\dfrac{d'}{d}=\dfrac{f-d'}{f}\] => \[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d'}-\dfrac{1}{d}\]
3/ Công thức thấu kính dùng chung và qui ước dấu
a/ Công thức liên hệ giữa vị trí của vật, vị trí của ảnh và tiêu cự của thấu kính
\[\dfrac{1}{f}=\dfrac{1}{d}+\dfrac{1}{d'}\]​Qui ước dấu:

  • Thấu kính hội tụ: f  > 0
  • Thấu kính phân kỳ: f < 0
  • ảnh là thật: d' > 0
  • ảnh là ảo: d' < 0
  • vật là thật: d > 0b/ Công thức số phóng đại của thấu kính
    \[|k| = \dfrac{A'B'}{AB}\]
    \[k = \dfrac{-d'}{d}=\dfrac{f}{f-d}\]​Qui ước dấu:
  • k > 0: ảnh và vật cùng chiều
  • k < 0: ảnh và vật là ngược chiềuc/ Công thức tính độ tụ của thấu kính
    \[D=\dfrac{1}{f}=[n-1][\dfrac{1}{R_{1}}+\dfrac{1}{R_{2}}]\]​Trong đó:
  • n: chiết suất của chất làm thấu kính
  • R1; R2: bán kính của các mặt cong [R =  cho trường hợp mặt phẳng] [m]
  • D: độ tụ của thấu kính [dp đọc là điốp]
  • f: tiêu cự của thấu kính [m]Xem thêm:
    Tổng hợp lý thuyết, bài tập vật lý lớp 11 chương mắt và các dụng cụ quang

    nguồn: vật lý phổ thông trực tuyến​

Video liên quan

Chủ Đề