Cách xử lý ao bị chua

Để xử lý nước phèn trong ao nuôi một cách hiệu quả và chính xác. Trước tiên, bà con cần tìm hiểu nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là gì? Từ đó tìm ra biện pháp xử lý nước phèn đơn giản và hiệu quả nhất nhé!

1. Sơ lược về đất phèn

Nhóm Đất phèn - Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL, 1.600.263 ha chiếm 41,1%.

Nguyên nhân khiến ao tôm bị phèn là do đất có chứa hàm lượng sulfat cao, trong khi các hợp chất hữu cơ phân hủy ở điều kiện yếm khí sẽ hình thành vi khuẩn khử sulfat, lúc này lưu huỳnh [trong thực vật, trong nước biển, trong đất] sẽ kết hợp với lượng sắt có trong trầm tích dưới đáy ao và tạo thành FeS2 [phèn- pyrite].

Do hiện diện trong điều kiện khử và có tầng sinh phèn nên thường nền đất có màu xám đen, nhất là nơi có chứa nhiều khoáng pyrit [FeS2].

2. Ảnh hưởng của đất phèn đến quá trình chăn nuôi thủy sản

- Đất phèn có pH rất thấp, hàm lượng Canxi ở vùng đất phèn không cao, ảnh hưởng đến quá trình cân bằng áp suất thẩm thấu và tạo vỏ của các lòai giáp xác.

- Ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các enzyme trong cơ thể động vật thủy sinh nói chung.

- Ảnh hưởng đến quá trình hô hấp - tôm cá sống trong vùng đất phèn thì quá trình hô hấp tăng cao vì khả năng gắn kết oxy và hemoglobin giảm; tôm cá tăng hô hấp làm cho tôm, cá, thủy sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình hô hấp, giảm sức tăng trưởng, sinh sản, hợp chất phèn trong nước sẽ bám mang nhiều hơn [thường thấy tôm, cá bị vàng mang, phèn bám mang đối với các ao bị nhiễm phèn].

- pH thấp làm cho khí H2S trở nên độc hơn, xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào, ức chế quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình chuyển hóa oxy…

- Ao nuôi bị phèn pH thấp các ion Fe2+, Al3+ sẽ kết hợp với phospho [lân] tạo thành hợp chất khó tan, hạn chế dinh dưỡng cho tảo phát triển [khó gây màu nước].

>>> Có thể bà con quan tâm: Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

3. Giải pháp vi sinh cho ao nuôi hết phèn

Vi sinh AQUA-KL® với thành phần Bào tử vi sinh B.pumilus và dẫn xuất phosphonic hữu cơ có chức năng xử lý phèn và kim loại nặng hiệu quả trong ao nuôi thủy sản.

Môi trường ao nuôi được kiểm soát tốt, nguồn dinh dưỡng trong nước ổn định. Vật nuôi được hô hấp tốt, sức khỏe vật nuôi được đảm bảo, nhanh lớn và năng suất thu hoạch tăng.

Thành phần:

- Bào tử vi sinh Bacillus Polymyxa 1 x 10 ^ 11 CFU/ml

- Đặc biệt có chứa bào tử Bacillus pumilus và dẫn xuất Phosphonic hữu cơ.

Hiệu quả:

 - Tăng năng suất thu hoạch

 - Khử phèn, khử kim loại nặng hiệu quả

 - Kích tăng kiềm cho ao nuôi có nồng độ kiềm thấp

 - Giải độc nước ao nuôi, khắc phục khó gây màu nước

 - Khắc phục tốt tình trạng mềm vỏ, chậm lớn, lột xác không hoàn toàn

>>> Có thể bà con quan tâm: Xử lý nước thải chế biến thịt thủy sản bằng công nghệ vi sinh

Hotline: Mr. Duy 0947.87.99.22

17/07/2020 | 9615 người đọc

Nước nhiễm phèn khiến tôm, cá còi cọc, chậm lớn, tỷ lệ sống thấp, gây thiệt hại nghiêm trọng về năng suất cũng như chất lượng đầu ra của vật nuôi. Chính vì vậy, việc xử lý phèn trong ao nuôi là vấn đề cấp thiết.

TÁC HẠI CỦA NƯỚC NHIỄM PHÈN

Ao nuôi nhiễm phèn nặng thường đi kèm với pH thấp, lượng canxi rất ít làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa vật nuôi và môi trường nước, khiến tôm khó lột vỏ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tạo vỏ, khiến tôm mềm vỏ hoặc lột vỏ không hoàn toàn, bị dính vỏ, tỷ lệ sống không cao.

Nước ao nhiễm phèn nặng còn làm giảm khả năng gắn kết giữa ôxy và hợp chất HP [Hemoglobin] trong máu, quá trình hô hấp tăng cao làm cho tôm cá và vi sinh vật mất nhiều năng lượng hơn từ đó giảm khả năng sinh trưởng, sinh sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất nuôi. Hợp chất phèn lơ lửng trong nước sẽ bám vào mang, cản trở quá trình hô hấp của tôm, đặc biệt khi tôm còn nhỏ. Nồng độ pH thấp làm cho lượng khí H2S trở nên độc hơn gây ức chế cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa ôxy của tôm nuôi làm cho tôm nuôi chậm lớn, màu sắc kém, mất giá.

Ngoài ra, ao nuôi bị nhiễm phèn còn làm cho tảo chậm phát triển, từ đó rất khó gây màu nước ao nuôi tôm, cá. Thông thường ao nuôi bị nhiễm phèn màu nước sẽ thay đổi thường xuyên do sự biến động của tảo.

NGUYÊN NHÂN NƯỚC NHIỄM PHÈN

Nước nhiễm phèn là do đất tại vùng đào ao có chứa hàm lượng sulfat cao, cùng với điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật nên sulfat bị khử, từ đó gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt [Fe] có trong trầm tích tạo thành chất FeS2.

Dấu hiệu cho biết vùng đất nhiễm phèn thường có màu xám đen, vùng có chứa hàm lượng FeS2cao, khi phơi khô đất thường có phấn trắng, khi đào ao nuôi tôm ở vùng này thì việc xử lý phèn sẽ rất vất vả.

BIỂU HIỆN AO NUÔI NHIỄM PHÈN

Sau những trận mưa, ao có những biểu hiện nhiễm phèn như nước ao trong hơn hoặc chuyển màu trà nhạt, có váng vàng nhạt nổi trên mặt nước, kiểm tra không có tảo phát triển.

Đối với ao nuôi cá, khi độ phèn cao, da cá chuyển màu đen, cá gầy đi và chậm lớn, nếu pH xuống quá thấp cá có hiện tượng chết hàng loạt mà không rõ nguyên nhân.

Đối với ao nuôi tôm, quan sát thấy toàn bộ thân tôm chuyển từ màu sáng trong sang màu vàng nhạt đến vàng đậm, màu nước trà, sờ vào vỏ tôm có cảm giác cứng hơn bình thường, đồng thời, mang tôm chuyển sang màu vàng và sơ cứng lại. Tôm khó lột xác và bắt đầu bỏ ăn sau những trận mưa kéo dài, nếu ao bị phèn nặng tôm sẽ dạt bờ và chết rải rác, do ngạt thở bởi phèn bám nhiều vào mang tôm cản trở quá trình hô hấp của tôm.

CÁCH XỬ LÝ AO NHIỄM PHÈN

Khi cải tạo ao, người nuôi không nên phơi đáy vì khi phơi hợp chất Pyrit sắt sẽ bị ôxy hóa tạo nên hydroxit sắt Fe[OH]2, giải phóng ion H+ làm pH giảm. Do vậy, cần cải tạo ướt như cày ướt ngâm nước và thau chua liên tục 3 – 4 lần. Sau khi thau chua, nếu nước vẫn có màu đỏ thì cần bón phân lân [photpho] với liều lượng 2 – 3 kg/100 m2 để giảm sắt.

Bón vôi nông nghiệp [CaO] để khử trùng, tăng pH và hệ đệm trong ao, liều lượng 15 – 20 kg/100 m2, vôi được rải đều xuống đáy và bờ ao. Dùng máy đo hoặc quỳ tím để đo pH đáy; nếu pH vẫn thấp thì nên bón thêm vôi, điều chỉnh pH từ 7,5 trở lên. Nếu người nuôi có khả năng về kinh tế thì có thể đầu tư trải bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao để ngăn xì phèn là tốt nhất.

Đối với ao đất phèn, nên tăng công suất của dàn quạt nước từ 25 lên 30 hp/ha [mã lực] và thay dàn quạt cánh bằng quạt lông nhím nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm.

Lấy nước vào ao 1,2 – 1,5 m, khử trùng và bật quạt nước, đo lại pH; nếu chỉ số này vẫn thấp thì có thể lấy vôi nông nghiệp và vôi đen [dolomite] hòa loãng lấy nước tạt vào buổi đêm liều lượng 2 – 4 kg/100 m2, nếu nước bị đục và có váng phèn thì có thể dùng  EDTA hoặc AQUAZEX [0,5 – 0,7 kg/100m3 nước] để keo tụ váng phèn.

Sau khi xử lý nước có thể bón cám ủ, bột cá để gây màu nước trong ao đồng thời bổ sung chất khoáng để giữ màu nước được bền, lâu.

Khi ao lên màu nước, kiểm tra độ trong của nước đạt 35 – 40 cm là được, cần kiểm tra các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, H2S lần cuối trước khi thả tôm.

Cần lưu ý, sau mỗi trận mưa, nước mưa có chứa axit và lượng xì phèn trên bờ có thể trôi xuống ao làm giảm pH. Do đó, cần dùng Zeolite để keo tụ chất vẩn, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học để khoáng hóa đáy ao, đồng thời dùng vôi dolomite hòa vào nước ngọt 24 giờ; sau đó tạt đều xuống ao lúc 8 – 10 giờ đêm, liều lượng 1,7 kg/100 m3 nước. Nên rải vôi nông nghiệp quanh bờ ao trước khi trời mưa; khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao, cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ bọng, cống, kết hợp quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.

Trời sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn, chờ đến khi ngớt mưa, cho ăn với số lượng giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường. Nếu dư thức ăn sẽ làm cho tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm sẽ bị đóng rong.

Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn men vi sinh, khoáng chất và Vitamin C vào bữa chính cho tôm ăn mỗi ngày. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, cần vận hành quạt khí liên tục để cung cấp đủ dưỡng khí cho tôm nuôi, ổn định pH trong ao bằng vôi nông nghiệp và dolomite. Sau 2 tháng, có thể xi phông chất thải dưới đáy ao do quạt nước gom tụ lại, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm phát triển tốt.

Nguồn Tạp Chí Thủy Sản

Tin liên quan

Cách quản lý Hydrogen Sulfide ao nuôi

Chế phẩm sinh học [men vi sinh] thường được sử dụng trong ao với niềm tin sẽ làm giảm nguy cơ độc tính của hydrogen sulfide.

28/02/2022 | 324 người đọc

Vắc xin và tầm nhìn phát triển bền vững trong nghề nuôi cá tra

Vắc xin cho cá tra vẫn đang tiếp tục trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện để tăng độ bảo cho hai bệnh gan thận mũ, xuất huyết, đồng thời cải thiện giá thành để có thể tiếp cận rộng rãi đến các hộ nuôi cá tra ở Việt Nam.

10/02/2022 | 365 người đọc

Covid-19 cản đường xuất khẩu cá tra năm 2021

Tại một số thị trường lớn, nhu cầu NK cá tra đang trở lại mức trước đại dịch Covid-19. Thị trường Mỹ có mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khi nhu cầu của Trung Quốc đang quay trở lại. Horeca là kênh bán hàng chính của nhiều thị trường trọng điểm cá tra nên sự phục hồi phụ thuộc nhiều vào việc mở cửa trở lại nền kinh tế các nước. Nhu cầu NK của thị trường EU vẫn còn tiếp tục ì ạch khiến cho các thị trường tiềm năng có cơ hội thay thế.

15/12/2021 | 1329 người đọc

Chiến lược kiểm soát bệnh hoại tử gan tụy cấp tính [AHPND] trên tôm nuôi

Vi khuẩn gây bệnh AHPND chủ yếu tấn công vào tuyến tiêu hóa [gan tụy] và làm tổn thương các tế bào gan tụy dẫn đến rối loạn chức năng làm tôm chết hàng loạt. Tôm bị ảnh hưởng bởi AHPND có biểu hiện lờ đờ, giảm ăn, chậm lớn, đường tiêu hóa trống rỗng và gan tụy nhợt nhạt.

23/11/2021 | 1108 người đọc

Lá dâu tằm trắng giúp kháng bệnh xuất huyết trên cá rô phi

Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá tác dụng bảo vệ sinh hóa điều hòa miễn dịch và khả năng chống oxy hóa của chiết xuất lá dâu tằm trắng Morus alba [MAL] trên cá rô phi [Oreochromis niloticus] nhiễm Aeromonas hydrophila.

23/11/2021 | 1119 người đọc

Đồng Tháp: "Thủ phủ" ếch hơn chục năm tuổi nghề

Bình quân mỗi năm Tháp Mười cung ứng thị trường khoảng 5 ngàn tấn ếch thương phẩm. Huyện này trở thành một trong những địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất Đồng Tháp.

22/11/2021 | 1327 người đọc

Video liên quan

Chủ Đề