Cách xưng hô trong gia phả

Hiển khảo là gì? Cách xưng hô thứ bậc của các thành viên trong gia tộc là như thế nào? Đây là những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng Gốm Sứ Bát Tràng Đoàn Quang tham khảo để xưng hô cho đúng, tránh sai lầm khiến người lớn ấn tượng xấu.

Hiển khảo là gì? [Ảnh: Internet]

Hiển khảo là gì?

Hiển khảo hay Hiền khảo là một xưng hô mà người Việt xưa thường sử dụng để nói đến bậc cha đã khuất. Cụ thể: hiển/hiền theo nghĩa Hán Việt là chỉ sự tài năng, đức độ. Khi dùng từ hiền để gọi một ai đó là bày tỏ sự yêu thương, quý trọng. Ví dụ, bạn có thể nghe qua một số cách gọi như hiền thê cách gọi vợ, hiền đệ cách gọi em trai, hiền huynh cách gọi anh trai Chữ khảo cũng là từ Hán Việt, có nghĩa là sự già cả, già thọ. Trong xưng hô thứ bậc trong gia đình, cùng với cao, tằng, tổ ông sơ, ông cố, ông nội thì khảo là từ chỉ cha. Vì vậy, hiển khảo/hiền khảo ghép lại có nghĩa là xưng hô dành cho người cha đã mất.

Nhiều người cũng thắc mắc rằng tại sao người Việt không dùng từ Thuần Việt cho dễ hiểu mà lại dùng từ Hán Việt. Nguyên nhân là bởi vì chữ hiền khảo/hiển khảo là chữ nho, có nguồn gốc từ chữ Hán. Chịu ảnh hưởng từ 1000 năm đô hộ của người Phương Bắc nên dân ta đã quen với cách dùng từ Hán Việt. Không chỉ từ hiền khảo, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cũng vay mượn rất nhiều từ Hán Việt để sử dụng. Điều này một mặt là do sử dụng từ Hán Việt sẽ nghe hay hơn, một mặt là không có từ Thuần Việt nào có thể thay thế mà vẫn giữ nguyên nghĩa.

Hiển khảo hay Hiền khảo là một xưng hô mà người Việt xưa thường sử dụng để nói đến bậc cha đã khuất [Ảnh: Internet]

Cách xưng hô thứ bậc trong Gia tộc

Tại các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, xưng hô của các thành viên trong gia tộc là một hệ thống ngôn từ chặt chẽ với lịch sử phát triển hàng trăm năm. Bên cạnh đó, do sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên hầu hết các xưng hô trong gia tộc sẽ sử dụng từ Hán Việt thay vì từ Thuần Việt như ngôn ngữ hiện nay.

Trong hệ thống gia phả, cách xưng hô các thành viên trong gia đình theo thập hệ, tức 10 thế hệ như sau:

5 Tiên tổ khảo

4 Cao tổ khảo

3 Tằng tổ khảo

2 Hiển tổ khảo

1 Hiển khảo

0 Bản thân

1 Tử

2 Tôn

3 Tằng tôn

4 Huyền tôn

Trong đó, chữ khảo đi với những người có quan hệ trực hệ.

  • Bậc hiển/hiền bao gồm cha, chú, bác trai bên nội. Cha là hiển khảo, chú là hiển thúc, bác là hiển bá.
  • Bậc hiển tổ bao gồm các ông, ông nội là hiển tổ khảo, các ông khác là hiển tổ thúc, hiển tổ bá.
  • Bậc cao tổ là bậc Cụ [Cố].
  • Bậc Tiên tổ là bậc Kị [Can].

Mặc dù gia phả của gia tộc được tính trong 10 thế hệ nhưng theo sách Thọ Mai Gia Lễ thì việc cúng giỗ chỉ thực hiện trong 5 đời theo phép Ngũ đại đồng đường. Đến đời thứ 6 thì người chịu trách nhiệm cúng giỗ sẽ mang thần chủ của cụ 6 đời đem đi chôn mà không thờ nữa. Tục này gọi là ngũ đại mai thần chủ. Sau đó, tất cả các thần chủ đều được sửa lại nâng lên 1 đời tính từ người chịu trách nhiệm cúng giỗ, phần cụ 6 đời sẽ rước vào nhà thờ dòng tộc, thờ chung với cộng đồng gia tiên trong những dịp Xuân Tế, Chạp Tổ.


Tại các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, xưng hô của các thành viên trong gia tộc là một hệ thống ngôn từ chặt chẽ với lịch sử phát triển hàng trăm năm
[Ảnh: Internet]

Cụ thể về cách xưng hô các thành viên trong gia đình như sau:

  • Thủy tổ: người đến vùng đất mới khai cơ, xây dựng nên dòng họ
  • Tiên tổ: anh em của Thủy tổ và người kế nghiệp từ đời thứ 2 trở đi
  • Cao tổ khảo/Cao tổ tỉ: cụ cố [miền Nam gọi là ông sơ, bà sơ, miền Bắc gọi là Kỵ]
  • Huyền tôn: chít
  • Tằng tổ khảo/tằng tổ tỉ: cụ ông, cụ bà
  • Tằng tôn: chắt
  • Nội tổ phụ, nội tổ mẫu: ông nội, bà nội. Khi nội tổ phụ, nội tổ mẫu mất thì khấn là nội tổ khảo, nội tổ tỷ. Về phía bên ông ngoại, bà ngoại thì khấn là ngoại tổ khảo, ngoại tổ tỷ
  • Nội tôn: cháu nội
  • Đích tôn[cháu nội]: cháu nối dòng
  • Ngoại tôn: cháu ngoại
  • Nhạc tổ phụ, nhạc tổ mẫu: ông nội vợ, bà nội vợ. Khi mất rồi thì khấn là nhạc tổ khảo, nhạc tổ tỷ
  • Tôn nữ tế: cháu nội rể
  • Thân phụ: cha ruột
  • Kế phụ: cha ghẻ
  • Dưỡng phụ: cha nuôi
  • Nghĩa phụ: cha đỡ đầu
  • Sanh mẫu, từ mẫu: mẹ ruột
  • Kế mẫu: mẹ ghẻ
  • Dưỡng mẫu: mẹ nuôi
  • Giá mẫu: mẹ có chồng khác
  • Thứ mẫu: má nhỏ, tức vợ bé của cha
  • Xuất mẫu: mẹ bị cha từ bỏ
  • Hiển khảo, hiển tỷ: cha mẹ đã mất
  • Cô tử [con trai], cô nữ [con gái]: xưng hô khi cha đã mất
  • Ai tử [con trai], ai nữ [con gái]: xưng hô khi mẹ đã mất
  • Cô ai tử, cô ai nữ: cha mẹ đều mất hết
  • Trưởng tử, mạnh tử: con trai lớn
  • Trọng tử, Trọng nam, Thứ nam: con trai thứ
  • Con út: Trai: quý nam, vãn nam, Gái: quý nữ, vãn nữ
  • Thúc nhạc, bá nhạc: chú, bác vợ
  • Điệt nữ tế: cháu rể
  • Thúc phụ, bá phụ: chú, bác ruột
  • Thiếm, Thẩm: vợ của chú
  • Nội điệt: cháu của chú và bác
  • Chương phụ: cha chồng
  • Mạnh tức, Trưởng tức: dâu lớn
  • Trọng tức, Thứ tức: dâu thứ
  • Quý tức: dâu út
  • Tế: rể
  • Thân cô: chị, em gái của cha
  • Cô trượng, tôn trượng: chồng của cô [dượng]
  • Di trượng, biểu trượng: chồng của dì [dượng]
  • Cựu phụ, cựu mẫu: cậu, mợ
  • Câm: mợ
  • Cựu nhạc: cậu vợ
  • Sanh tế: cháu rể

Ngoài những xưng hô được liệt kê ở trên, vẫn còn hàng chục cấp bậc xưng hô khác tồn tại và phổ biến trong đời sống của người Việt. Điều này đôi khi cũng khiến không ít người gặp phải khó khăn khi giao tiếp với các thành viên trong dòng tộc. Và thật may mắn là hiện nay, người ta đã giản lược bớt phần xưng hô.

Trong bài viết trên, chúng tôi không chỉ giải thích hiển khảo là gì mà còn cung cấp thêm một số kiến thức về xưng hô trong gia tộc, dòng họ. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xưng hô chính xác với các thành viên trong dòng họ.

Video liên quan

Chủ Đề