Cái ô to đùng cắm xuống đất gọi là gì

Cơ thể người dẫn điện được, do đó nếu bất kỳ phần nào của cơ thể bị điện giật thì dòng điện sẽ dẫn xuyên qua mô và gần như không bị cản trở. Nếu cộng đồng người dân có kiến thức, biện pháp đề phòng, sử dụng điện an toàn thì có thể hạn chế được những tai nạn do điện giật. Khi phát hiện người bị điện giật, cũng cần biết việc cấp cứu cơ bản để xử trí kịp thời nhằm cứu sống được nạn nhân. Bài viết sau xin giới thiệu một số thông tin cần biết về sử dụng điện an toàn cũng như Cách Trợ Giúp Nạn Nhân Bị Điện Giật

- Tùy thuộc vào thời gian bị điện giật và mức độ nghiêm trọng của trường hợp điện giật, các tổn thương có thể là:

+ Bỏng ở da

+ Bỏng ở mô bên trong

+ Rối loạn về điện học hoặc tổn thương [hoặc cả hai] đối với tim và điều này có thể dẫn đến tim ngừng đập hoặc rối loạn nhịp tim.

- Điều quan trọng phải làm là ngắt nguồn điện trước khi cố gắng trợ giúp nạn nhân bị điện giật. Khi phát hiện người bị điện giật, cần nhanh chóng tách họ ra khỏi dòng điện bằng cách cắt cầu dao điện. Có thể dùng bất cứ một vật dụng gì khô nhưng không phải bằng kim loại để đẩy, tách nạn nhân ra khỏi dòng điện. Không được dùng tay không mà nên mang găng tay cao su hay quấn bao nylon, vải khô, đi guốc dép khô hay đứng đứng trên một tấm ván khô, dùng gậy gỗ khô để gạt dây điện ra. Người ứng cứu cần cẩn thận vì rất dễ bị điện giật khi cứu nạn nhân do cầm, sờ trực tiếp vào nạn nhân mà quên cắt điện.

Các Triệu Chứng Bị Điện Giật

- Các triệu chứng bị điện giật điển hình bao gồm:

+ Bất tỉnh

+ Khó thở hoặc ngưng thở

+ Mạch yếu hoặc không đều hoặc không có mạch

+ Bỏng, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện

+ Khởi phát ngưng tim đột ngột

- Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.

Các Nguyên Nhân Bị Điện Giật

+ Thiết bị hoặc dụng cụ điện bị hư

+ Dây dẫn điện bị mòn hoặc bị hư hại hoặc bị bong ra

+ Thiết bị điện tiếp xúc với nước

+ Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc gắn sai

+ Dây điện bị rớt xuống

+ Sét đánh

Cách Trợ Giúp Nạn Nhân Bị Điện Giật

- Việc đầu tiên bạn phải làm là ngắt nguồn điện. Đừng chạm vào người nạn nhân cho đến khi bạn đã chắc chắn là nguồn điện đã được tắt. Phải rất cẩn thận ở những nơi bị ướt như phòng tắm chẳng hạn, vì nước dẫn được điện. Để an toàn hơn, bạn nên ngắt nguồn điện của cả tòa nhà nếu có thể thực hiện được.

- Vịệc sơ cứu bao gồm:

·       Kiểm tra sự đáp ứng của nạn nhân và sự thở. Nếu cần thiết thì tiến hành hồi sức cho nạn nhân.

·     Gọi xe cấp cứu. Nếu bạn không nắm chắc kỹ thuật hồi sức thì người nhận cuộc điện thoại cấp cứu sẽ hướng dẫn những việc dễ thực hiện qua điện thoại và nhờ đó bạn sẽ làm tăng khả năng sống sót cho nạn nhân cho đến khi xe cấp cứu đến.

·     Nếu nhịp thở đều và nạn nhân có đáp ứng thì chú ý đến những tổn thương. Sử dụng nước để làm mát các vết bỏng và băng lại bằng gạc không dính nếu có sẵn. Đừng bao giờ tra thuốc mỡ hoặc dầu vào vết bỏng. Nếu nạn nhân bị rơi từ trên cao, chỉ di chuyển nạn nhân khi còn có khả năng nguy hiểm khác như vật rơi. Cố gắng không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết trong trường hợp có chấn thương cột sống.

·     Nói chuyện với những nạn nhân còn tỉnh táo để trấn an họ.

Dây Điện Bị Rớt Xuống

Thỉnh thoảng, dây điện bị rớt xuống khi có tai nạn xe hơi xảy ra. Dây điện có thể nằm vắt ngang qua xe. Các bánh xe hoạt động như là vật cách điện, do đó thuyết phục nạn nhân ở lại trong xe vì ở đó họ sẽ được an toàn và không bị điện giật. Không tiếp cận hiện trường cho đến khi những người có thẩm quyền tuyên bố là khu vực hiện trường đã an toàn. Đứng sẵn sàng ở phía sau và cố gắng thuyết phục những người đứng bên ngoài giữ khoảng cách ít nhất là 6 mét.

Những Lời Khuyên Về Độ An Toàn Trong Nhà

Bạn có thể giảm nguy cơ bị điện giật tại nhà bằng cách chú ý đến những điều cẩn trọng, bao gồm:

+ Luôn luôn thuê thợ điện có giấy chứng nhận làm công việc mắc dây điện trong nhà.

+ Không sử dụng dây dẫn hoặc thiết bị điện có lõi bên trong bị hư hoặc mòn.

+ Không kéo ổ cấm điện ra khỏi nguồn điện bằng cách giật dây lõi mà phải kéo ổ cấm điện.

+ Để thiết bị điện xa nơi ẩm ướt.

+ Nhờ thợ điện đến gắn công tắc điện an toàn.

+ Mua bảng công tắc điện xách tay có gắn những công tắc điện an toàn.

Công Tắc Điện An Toàn Hoạt Động Như Thế Nào?

- Công tắc điện an toàn hoặc thiết bị điện dư được thiết kế vì an toàn tính mạng của người sử dụng bằng cách theo dõi dòng điện và đảm bảo dòng điện ổn định. Nó khác với cầu dao vòng kín, loại cầu dao được thiết kế để bảo vệ đường dây điện trong nhà khi nguồn điện bị quá tải.

- Công tắc điện an toàn được dự kiến để dẫn nguồn cung cấp điện ra ngoài khi có nguồn điện dẫn xuống đất. Nó có thể ngừa điện giật trong trường hợp có người đến tiếp xúc với mạch điện sống và tạo đường dẫn xuống đất. Ví dụ điển hình của tình huống này là việc sử dụng dây dẫn điện và thiết bị điện bị lỗi. Những công tắc này vận hành trong một phần ba mươi ngàn của giây. Cấm một phích cấm an toàn vào ổ điện khi không sử dụng để ngăn ngừa trẻ con nhét đồ vào đó.

Gọi Trợ Giúp Ở Đâu?

Trong tình huống khẩn cấp nhớ gọi số 115.

Những Việc Cần Nhớ

+ Cơ thể người dẫn điện được.

+ Cắt nguồn điện trước khi cố gắng trợ giúp nạn nhân bị điện giật.

+ Luôn luôn thuê thợ điện có giấy chứng nhận làm công việc mắc dây điện trong nhà.

BS. PHAN THANH TOÀN
Chuyên khoa Hồi sức – Cấp cứu BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nếu thời tiết giá rét thì hỏa hoạn rất dễ xảy ra. Điều này là do không khí khô hanh làm cho các vật dễ cháy và do việc sử dụng thiết bị sưởi tăng lên. Thế nhưng, tất nhiên nguyên nhân bốc lửa của hỏa hoạn không chỉ do thiết bị sưởi. Những thứ như bếp ga dùng lúc nấu nướng, không để ý đến lửa thuốc lá, những ổ cắm bám đầy bụi, dây điện bị bó quá chặt, đèn điện chạm vào rèm cửa trong thời gian dài v.v... nhiều khi từ chỗ vô ý, không chú ý đến mà lại gây ra hỏa hoạn rất lớn.

Để không gây ra hỏa hoạn

Nguyên nhân phát hỏa luôn thường trực trong cuộc sống hàng ngày

Hỏa hoạn phần lớn xảy ra là do nguyên nhân của sự vô ý, không chú ý trong cuộc sống hàng ngày. Để phòng hỏa hoạn thì bạn cần phải lường trước những tình huống như thế. Dưới đây là những tình huống hỏa hoạn đã xảy ra trong thực tế.

- Bếp ga

Trong lúc nấu nướng, lửa bếp ga bén vào quần áo [tay áo, gấu áo choàng v.v ]. Lửa bếp ga bén sang túi rác để gần đó. Bếp ga sử dụng bình ga mini bị rò ga ra ngoài do lắp bình ga không hoàn chỉnh. Sử dụng bình xịt ở gần bếp ga. Bếp điện rơi xuống làm công tắc tự bật lên.

- Thuốc lá

Không dập hết lửa mà vứt điếu thuốc đi. Vừa nằm trên giường vừa hút thuốc làm lửa bén sang chăn. Thuốc để quên trên gạt tàn đã bị rơi xuống chiếu. Vứt thuốc lá vào thùng rác thường.

- Dây lắp, ổ cắm, phích cắm của các sản phẩm điện

Phích cắm cắm nguyên trong ổ một thời gian dài sẽ bị phủ đầy bụi và hơi ẩm tích đọng gây ra cháy. Cháy từ những cuộn dây điện bị bó chặt và bị đè dưới đồ đạc trong một thời gian dài. Treo, hong khăn ẩm ở đèn điện.

Đặt bàn là lên trên gạt tàn thủy tinh rồi bỏ đấy, làm cho gạt tàn bị vỡ, bắn rơi khắp nơi và bén lửa ra xung quanh.

- Thiết bị sưởi

Quần áo hong trên lò sưởi rơi xuống. Lò sưởi chạm vào rèm vải. Trước khi tắm đã làm ấm phòng tắm bằng lò sưởi nhưng túi giấy để trên giá đã rơi xuống và cháy. Sử dụng bình xịt ở gần lửa.

Lò sưởi bằng dầu đã bị rò rỉ dầu ra từ cửa nạp dầu.

Những lưu ý và sự chuẩn bị hàng ngày

Những trường hợp phát hỏa như trên đây, chỉ cần chú ý thì bạn cũng có thể phòng tránh được. Trong khi sử dụng lửa hay các thiết bị điện, bạn phải để ý và không được chủ quan.Để hỏa hoạn không xảy ra thì trong cuộc sống hàng ngày bạn nên chú ý tới những việc gì ?

Chú ý
  • - Không lắp giá kệ ở phía trên bếp ga. Không đặt những vật dễ cháy như rác, túi siêu thị, nylon bọc thực phẩm v.v ở xung quanh.
  • - Không sử dụng lò sưởi ở cạnh những vật dễ cháy như rèm cửa, đồ giặt, chăn v.v
  • - Trong khi đang nấu nướng thì không được đi ra chỗ khác. Trường hợp bắt buộc phải rời chỗ thì phải tắt lửa.
  • - Không cắm nguyên phích cắm của các thiết bị điện vào ổ. Đối với các thiết bị điện cỡ lớn như tủ lạnh hay máy giặt thì cần làm vệ sinh xung quanh ổ cắm theo định kỳ.
  • - Các cuộn dây điện thì không bó chặt, không để dưới các vật khác.
  • - Các thiết bị điện thì tuyệt đối sử dụng chính xác, đúng theo sách hướng dẫn.
  • - Thuốc lá đang hút chính là 1 ngọn lửa. Nó khác kẹo cao su hay kẹo ngậm. Không chỉ lúc bạn vứt đi mà ngay cả lúc đang hút bạn phải chú ý để không châm lửa vào xung quanh.
  • - Một nguyên nhân của hỏa hoạn là phóng hỏa nên bạn không để những vật dễ cháy xung quanh nhà. Không để rác ra ngoài ngoại trừ những ngày bỏ rác đã được quy định. Không dồn thư lại trong thùng thư.
Sự chuẩn bị
  • - Có dụng cụ dập lửa nào ở ngay cạnh không? Bạn có biết cách sử dụng không? Có phải lúc nào cũng có thể sử dụng được không?
  • - Trường hợp không thể ra ngoài bằng lối ra vào thì bạn sẽ làm như thế nào ? Từ cửa sổ hoặc ban công, có thể nhảy xuống đất hoặc chạy sang nhà bên cạnh được không?
  • - Thang cứu nạn ở chỗ nào ? Thang dây thoát hiểm để ở đâu?
  • - Trong phòng thì có gắn thiết bị báo cháy không ?
  • - Nếu được thì nên để sẵn thùng nước trong phòng tắm.

※Theo luật phòng cháy, việc lắp đặt các thiết bị báo cháy v.v trong nhà ở là một nghĩa vụ.

  • "Hãy lắp đặt các thiết bị báo cháy sử dụng cho nhà ở"-Bộ Nội vụ

Nếu hỏa hoạn xảy ra

Nếu hỏa hoạn xảy ra thì bạn hãy thực hiện ngay các việc sau đây.

  1. 1. Bạn hãy hô "Hỏa hoạn" thật to, báo cho những nhà xung quanh biết. Bạn cũng có thể ấn chuông báo khẩn cấp nếu có.
  2. 2. Bạn hãy gọi điện đến số máy 119 [số điện thoại của cục phòng cháy]. [Bạn có thể nhờ những người xung quanh gọi giúp]

    Khi bạn gọi điện đến số máy 119 … [Một cuộc gọi ví dụ] Cục phòng cháy "Xảy ra hỏa hoạn ạ ? hay là cần cấp cứu ạ?" Tôi "Đang có hỏa hoạn" Cục phòng cháy "Địa điểm là ở đâu đấy ạ?" Tôi "Là ở [địa chỉ nhà]" Cục phòng cháy "Cháy cái gì ạ?" Tôi "Cháy nhà bếp. Tôi không thể dập lửa bằng bình chữa cháy được" Cục phòng cháy "Có người bị thương không ạ?" Tôi "Có. Bạn tôi đã bị bỏng ở tay. /Không."

    ...

  3. 3. Tiến hành dập lửa sơ bộ

    Trong vòng 2 phút kể từ khi bốc cháy, nếu ngọn lửa chưa cao quá đầu thì bạn hãy nhanh chóng sử dụng chăn ướt, nước, bình chữa cháy v.v... để dập lửa.

Phương pháp dập lửa sơ bộ tùy vào từng nguyên nhân bốc lửa - Bốc lửa từ nồi hoặc chảo rán trong khi đang đun nấu

Trường hợp đang sử dụng dầu thì bạn không được dội nước vào. Bạn hãy sử dụng bình chữa cháy hoặc trùm khăn hay chăn to đã thấm nước lên trên để không cho ngọn lửa tiếp xúc với không khí và dập tắt lửa. Ngoài ra, bạn không được cố di chuyển nồi. Việc đó là rất nguy hiểm.

- Bốc lửa từ lò sưởi bằng dầu

Bạn không được dội nước vào. Bạn hãy sử dụng bình chữa cháy hoặc trùm khăn hay chăn đã thấm nước lên trên để không cho ngọn lửa tiếp xúc với không khí và dập tắt lửa.

- Bốc lửa từ các thiết bị điện như lò sưởi điện, ổ cắm, dây điện

Nếu bạn cứ thế dội nước vào thì sẽ có nguy cơ bị điện giật. Thay vì thế, bạn hãy trùm khăn hoặc chăn đã được thấm nước lên trên, ngắt cầu dao điện trong nhà, rồi hãy dội nước, dập lửa.

- Rèm vải, cửa kéo, quần áo, đồ đạc đã bị cháy.

Bạn hãy dội nước để dập lửa trước khi lửa lan đến trần nhà.

Nếu lửa đã lan đến trần nhà thì cũng không thể dập lửa sơ bộ được nữa. Bạn hãy đi lánh nạn ngay.

Lánh nạn

Nếu lửa đã lan đến trần nhà thì bạn hãy đi lánh nạn ngay. Bạn đừng để ý đến quần áo hay những thứ phải mang theo mà hãy nhanh chóng thoát khỏi chỗ đó. Bạn hãy che miệng và mũi bằng khăn ướt, cúi thấp người, chú ý để không hít phải khói và thoát ra ngoài. Khi thoát ra ngoài bạn hãy đóng cửa sổ hay cửa ra vào của căn phòng đang bị cháy. Việc đó vừa là để không cho lửa tiếp xúc với không khí nhằm tránh lửa bùng lên to hơn và vừa để tránh lửa lan sang xung quanh.

Ngoài ra, ngày thường bạn nên hình dung khi xảy ra hỏa hoạn thì nên thoát ra bằng cách nào. Bạn cần kiểm tra xem vị trí của thang khẩn cấp và thang cuốn thoát hiểm, trường hợp có ban công thì có thể di chuyển sang nhà bên cạnh được không, ở ban công có để vật gì vướng chân không, ở hành lang hay cầu thang của khu nhà hay tòa nhà chung cư có vật gì trở ngại không.Để có thể lánh nạn tốt thì cần phải tạo môi trường có thể lánh nạn tốt.

Hướng dẫn tìm học bổng

Video liên quan

Chủ Đề