Cảm giác khó thở là bệnh gì năm 2024

Khó thở do nhiều bệnh gây ra, trong đó nguyên nhân đơn thuần có thể do thể trạng sức khỏe kém hoặc khó thở xảy ra đột ngột không rõ nguyên nhân, xảy ra khi dọn đồ hoặc nâng vật nặng. Một số người mắc bệnh hô hấp cũng có thể cảm thấy khó thở, dù chỉ thực hiện các hoạt động bình thường như lấy ghế ra hoặc đi qua một phòng khác.

Tuy nhiên, khó thở cũng có thể do các bệnh lý như: Bệnh phổi, bệnh tim, thiếu máu [số lượng hồng cầu ít]. Đối với các bệnh lý có thể gây khó thở và bất kỳ một hoặc một sự kết hợp có thể dẫn đến cơn khó thở đột ngột. Ví dụ, khó thở rất thường gặp trong các bệnh phổi như COPD, khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi mô kẽ, tăng huyết áp phổi và xơ nang phổi.

Cơn khó thở có thể xảy ra khi bệnh phổi không được kiểm soát hoặc khi bệnh trở nặng. Bệnh tim, đặc biệt là suy tim, cũng có thể gây ra cơn khó thở.

Ung thư khởi phát từ phổi hoặc lan đến phổi, ung thư nặng có thể gây ra cơn khó thở. Bất kỳ bệnh cơ hoặc bệnh thần kinh nào ảnh hưởng đến việc hô hấp cũng có thể gây ra cơn khó thở.

Khó thở đột ngột có thể trở nặng trong các tình huống như cơn kịch phát bệnh phổi hoặc bệnh tim mạn tính. Ngoài ra, các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến phổi như: Ô nhiễm không khí nặng hoặc phơi nhiễm khói củi trong những tháng lạnh, có thể kích phát cơn khó thở.

Đối với người làm việc ngoài trời với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, đi du lịch lên các vùng núi cao hoặc chỉ đơn thuần do thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, cũng có thể khiến tình trạng khó thở đột ngột trở nặng. Những người viêm phổi, bị nhiễm trùng hoặc quá sợ hãi, lo lắng và hoảng loạn… cũng có thế khiến khó thở đột ngột trở nặng.

Khó thở do nhiều bệnh gây ra và đôi khi là một vấn đề nghiêm trọng. Ảnh minh hoạ.

Cần xử trí thế nào khi xuất hiện khó thở?

Nếu xuất hiện khó thở thì phải thật bình tĩnh, không nên sợ hãi. Điều đầu tiên cần làm là nghỉ ngơi, nếu tình trạng khó thở do tâm lý, do công việc nặng nhọc hoặc khi leo núi… thì cần hít thở sâu, không cố gắng nín thở.

Cần thả lỏng cơ thể, ngồi thẳng hoặc trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Có thể uống nhiều nước lọc, nước đường, trà gừng mật ong, nếu không thuyên giảm nên đưa đến cơ quan y tế gần nhất.

Cần theo dõi tình trạng khó thở xem tần suất lặp lại như thế nào, mức độ ra sao. Không phải mọi cơn khó thở đều nguy hiểm, vì thế cần phải biết khó thở thì nên làm gì, nếu khó thở kéo dài trên 30 phút có thể sẽ ảnh hưởng nhiều tới tính mạng, nhất là cơn khó thở gấp.

Với tình trạng khó thở ở người có các bệnh lý nền như: Tim mạch, COPD, khí phế thũng… thì việc cần thiết là hãy sử dụng thuốc đã kê đơn của các bác sĩ điều trị. Sau đó cần đưa người bệnh đến cơ sở gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Cần đến ngay cơ sở y tế khi tình trạng đột ngột khó thở nặng mà không khỏi. Ảnh minh hoạ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khó thở đôi khi là một vấn đề nghiêm trọng, vì vậy, nếu sức khỏe bình thường bỗng nhiên đột ngột bị khó thở, thì cần tránh lao động nặng, tránh hoạt động khom lưng gập người như nghề bốc vác, khiêng đồ nặng, cần có thời gian nghỉ ngơi thường xuyên trong một hoạt động. Làm việc với tần suất vừa phải, không làm việc quá gắng sức.

Cần tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, điều tiết hơi thở, sau đó mới chuyển qua bài tập chạy. Tuyệt đối không tập chạy khi khó thở, vì có thể gây ra tình trạng khó thở nặng hơn, dẫn đến ngất.

Nên tập thở với các bài tập đơn giản như động tác thiền, yoga, thở bụng thư giãn làm cho hơi thở sâu và không gồng sức tại cơ ngực, phổi…

Cần đến ngay cơ sở y tế khi tình trạng đột ngột khó thở nặng mà không khỏi, đau ngực cùng với khó thở. Không cảm thấy bớt sau khi sử dụng thuốc chỉ định mà bác sĩ đã cho.

Người bệnh khó thở kèm theo sốt hoặc thay đổi số lượng, màu sắc, độ nhầy của đờm. Có cảm giác khó thở không mất đi sau khi nghỉ ngơi 30 phút.

Khó thở là cảm giác khó khăn hoặc không thoải mái trong khi hít thở vì không lấy được đủ không khí để thở. Người bệnh thường mô tả các cảm giác như thở không “trơn tru”, “hụt hơi”, “nghẹt thở”, “thiếu khí để thở”, “gắng sức thở”, hoặc cảm giác “căng tức ngực” … Khó thở có thể xảy ra khi đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang hay thậm chí khi đang ngồi nghỉ. Ở người khỏe mạnh, trong trường hợp gắng sức quá mức, môi trường nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, không khí quá ô nhiễm, béo phì hoặc ở trên một độ cao nhất định có thể có triệu chứng khó thở.

Nguyên nhân khó thở

Khó thở có thể xuất hiện đột ngột [cấp tính] hay đã kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng [mạn tính]. Nhiều bệnh lí khác nhau có thể gây ra khó thở. Các nguyên nhân gây khó thở cấp tính thường gặp:

  • Cơn cấp của Hen phế quản
  • Đợt cấp của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Dị vật đường thở
  • Thuyên tắc phổi
  • Viêm phổi
  • Suy tim cấp
  • Nhồi máu cơ tim cấp

Các bệnh lý gây khó thở mạn tính:

  • Hen phế quản
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
  • Suy tim mạn
  • Thiếu máu
  • Suy dinh dưỡng nặng
  • Béo phì

Các bệnh lý ở phổi:

Đối với các bệnh nhân hen phế quản, thông thường người bệnh đã biết trước bệnh hoặc có nhiều cơn hen cấp trước đây. Cơn hen cấp thường xảy ra sau một đợt nhiễm trùng hô hấp trên, sau khi tiếp xúc dị ứng nguyên trong không khí [mùi nồng, nước hoa, xăng dầu, lông chó, mèo, chim…] hoặc sau dùng một số thuốc, thức ăn dị ứng. Đôi khi cơn hen cấp lại là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Tình trạng khó thở này đi kèm với các triệu chứng khác như ho, khò khè, nặng ngực.

Khác với hen phế quản thường liên quan yếu tố gen và cơ địa, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay gặp trên những bệnh nhân hút thuốc lá nhiều. Bệnh diễn tiến mạn tính với các đợt cấp. Ban đầu bệnh nhân chỉ ho khạc đàm nhầy trong, thường vào buổi sáng sớm, khó thở chỉ xảy ra khi gắng sức, khi bệnh tiến triển, khó thở tăng dần và sau cùng chỉ ngồi một chỗ cũng khó thở hay thậm chí không thể tự làm vệ sinh cá nhân.

Viêm phổi một khi có biểu hiện khó thở thường là viêm phổi nặng , xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân có bệnh tim phổi mạn tính và nhóm bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu. Bệnh nhân thường sốt, ho có đàm hay ho khan trong vài ngày đầu sau đó xuất hiện khó thở.

Thuyên tắc phổi là bệnh lí đặc trưng bởi sự tắc nghẽn mạch máu phổi, thường gặp nhất là tắc nghẽn do cục máu đông. Một số bệnh nhân dễ bị thuyên tắc phổi như: Bệnh nhân lớn tuổi nằm lâu một chỗ, bệnh nhân mới phẫu thuật gần đây, bệnh nhân đã từng bị thuyên tắc phổi, bệnh nhân ung thư …

Các bệnh lý ở tim:

Khó thở xảy ra đột ngột đi kèm đau thắt ngực, đau lan vai - cánh tay trái, và có thể ngất là triệu chứng nguy hiểm báo hiệu nhồi máu cơ tim cấp, phải gọi ngay cấp cứu hoặc khẩn trương đưa ngay người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất.

Ngoài ra, các trường hợp khó thở do các bệnh lí khác ở tim thường là khó thở mạn tính, biểu hiện khó thở nặng về đêm, khó thở khi nằm. Người bệnh cảm giác ngộp, khó thở mỗi khi nằm đầu bằng và giảm khó thở khi kê gối cao hoặc ngồi dậy.

Làm gì khi bị khó thở?

Các xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân khó thở:

Ngoài các xét nghiệm máu cơ bản và chụp phim XQuang phổi, tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể cần thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác như: Đo điện tim [ECG], siêu âm tim đối với các bệnh lí về tim mạch; Đo chức năng hô hấp, chụp cắt lớp ngực [CT scan ngực] đối với các bệnh lí ở phổi.

Xét nghiệm máu có thể đánh giá tình trạng thiếu máu, tình trạng nhiễm trùng, tình trạng đông máu bất thường và tình trạng nhồi máu cơ tim.

Đo chức năng hô hấp được sử dụng trong các bệnh lí hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Chụp CT scan ngực giúp chẩn đoán thuyên tắc phổi và các trường hợp viêm phổi phức tạp.

Điều trị khó thở:

Đầu tiên, khi đến khám vì khó thở, người bệnh sẽ được đo độ bão hòa oxy trong máu bằng một thiết bị nhỏ gắn vào đầu ngón tay, tùy vào mức độ giảm oxy máu và các bệnh lí đi kèm, người bệnh sẽ được thở oxy.

Mỗi nguyên nhân gây khó thở có biện pháp điều trị đặc hiệu khác nhau. Trong đó, đối với các bệnh lí ở phổi như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì thuốc dãn phế quản và thuốc kháng viêm [corticosteroids] là thuốc điều trị chính, còn các bệnh lí liên quan nhiễm trùng như viêm phổi được điều trị chủ yếu với thuốc kháng sinh.

Phòng ngừa khó thở:

Ngoài việc tuân thủ chế độ điều trị thuốc, người bệnh cũng cần phải lưu tâm đến các biện pháp không dùng thuốc, cũng không kém phần quan trọng:

Chủ Đề