Cảm sốt bao lâu thì khỏi

Những triệu chứng như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi liên tục...khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh là một trong nhiều mối quan tâm của đa số người bệnh.

Cảm lạnh là căn bệnh kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sinh hoạt của mọi người. Bởi vậy, không ít người muốn biết bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh và bệnh này liệu có tự khỏi được không hay bắt buộc phải dùng thuốc điều trị?. 

Bệnh cảm lạnh là hội chứng lây lan virus qua đường hô hấp. Theo thống kê của Bộ Y Tế, có đến hơn 100 loại virus gây nên bệnh cảm lạnh. Chúng xâm nhập vào cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Ban đầu, chúng ẩn nấp trong cơ thể người bệnh trong khoảng thời gian từ 18-48 tiếng. Khi đã phát triển với số lượng lớn, virus bắt đầu phát bệnh và gây nên các triệu chứng thường gặp như hắt hơi, sổ mũi, sốt. đau họng, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…

Nhiều người mắc bệnh cảm lạnh thường thắc mắc cảm lạnh có tự khỏi không hay phải dùng thuốc đặc trị hay bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn.

1. Bệnh cảm lạnh bao lâu khỏi?

"Mắc cảm lạnh bao lâu thì khỏi?" - Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm và muốn được giải đáp. Tuy nhiên, thực tế không có một câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi tùy vào mức độ và thể trạng của người bệnh mà các triệu chứng sẽ dần giảm trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày hoặc lâu hơn.

Theo đó, các yếu tố như chế độ chăm sóc, thực đơn ăn uống cũng sẽ quyết định đến việc bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh. Nói cách khác, tùy vào tình trạng cũng như việc chăm sóc, điều trị mà thời gian khỏi bệnh của mỗi người cũng sẽ khác nhau.

Nếu bạn không biết cách chăm sóc hay sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Bên cạnh đó, những người thường xuyên gặp áp lực hay làm việc trong môi trường lạnh cũng sẽ có xu hướng kéo dài thời gian mắc bệnh. Đối với những trường hợp này, thời gian mắc bệnh cảm lạnh sẽ kéo dài hơn từ 1-2 tháng.

Bởi vậy để bệnh cảm lạnh nhanh chóng được điều trị, bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên sử dụng thuốc và chú ý giữ ấm cơ thể.

2. Bệnh cảm lạnh có thể tự khỏi không?

Bên cạnh câu hỏi "Bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh" thì "Bệnh cảm lạnh có tự khỏi không" cũng được nhiều người quan tâm. Thực tế, theo thông kê của Bộ Y Tế, một người trưởng thành có nguy cơ cảm lạnh từ 2-4 lần trong năm. Các dấu hiệu thường gặp như đau nhức cơ thể, hắt hơi, đau đầu…

Thông thường, các triệu chứng này không quá nguy hiểm. Do đó nhiều người thường xem nhẹ và cho nó chỉ là căn bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, các bác sĩ đã cảnh báo và xác thực lại hiểu lầm này. Các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thường kéo dài dai dẳng từ 1-2 tháng. Bởi vậy, có thể khẳng định, bệnh cảm lạnh sẽ không tự khỏi nếu bạn không biết cách chăm sóc và sử dụng thuốc đúng liều lượng, theo hướng dẫn.

Không chỉ vậy, nếu không được điều trị kịp thời và nghiêm túc, chúng có thể chuyển biến và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, những biến chứng hàng đầu có thể xảy ra như:

- Viêm cơ tim

- Viêm phế quản

- Viêm phổi

- Viêm tai giữa

- Viêm xoang

- Viêm màng tim giữa

- Viêm màng ngoài tim

- Viêm phế quản cấp

- Viêm phế quản mãn tính

Bao lâu khỏi bệnh cảm lạnh? Tùy vào các yếu tố như mức độ, thể trạng người bệnh cũng như việc chăm sóc, điều trị mà mỗi người sẽ có khoảng thời gian khỏi bệnh khác nhau. Bởi vậy, để cảm lạnh nhanh chóng thuyên giảm và khỏi hoàn toàn, bạn nên chú ý cách chăm sóc bản thân, thường xuyên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng cũng như uống thuốc đúng liều lượng.

Cảm lạnh vào mùa đông: 8 cách phòng tránh hiệu quả

Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng cảm lạnh với cảm cúm vì các triệu chứng tương tự nhau như ho sốt, ho sốt nhẹ, đau họng hoặc chảy nước mũi. Trên thực tế theo như các chuyên gia Hapacol, cảm lạnh vẫn có một số điểm khác biệt với cảm cúm. Cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm, do virus gây ra và thường tự hết trong vòng 7-10 ngày.

Ngược lại, các triệu chứng cảm cúm thường nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sốt cao ho nhiều. Để có thể phân biệt được hai tình trạng này, bạn cần phải hiểu rõ các triệu chứng cảm lạnh.

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Những triệu chứng cảm lạnh phổ biến

Nắm rõ các biểu hiện của cảm lạnh để có biện pháp điều trị hiệu quả

Nguyên nhân cảm lạnh là do các chủng virus gây ra, trong đó phổ biến nhất là rhinovirus. Đau họng chính là triệu chứng cảm lạnh đầu tiên và sẽ tự biến mất sau 2 ngày.

Vào ngày thứ tư hoặc thứ 5, bạn sẽ có thêm các triệu chứng cảm lạnh khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi và ho. Bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm bất cứ công việc gì.

Thông thường, người lớn mắc cảm lạnh không bị sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Tuy nhiên, trẻ em sẽ bị sốt nếu mắc cảm lạnh.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm cho bé

Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Lúc này, nhiều ba mẹ lo lắng muốn con mau khỏi bệnh nên thường mua thuốc cảm cho bé uống. Tuy nhiên, nếu không hiểu…

Trong những ngày đầu, bạn có thể chảy nước mũi rất nhiều. Sau đó, nước mũi trở nên dày và sậm màu hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và không có nghĩa bạn đã bị nhiễm khuẩn.

2. Triệu chứng cảm lạnh như ho sốt nhẹ kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng cảm lạnh thường kéo dài khoảng một tuần. Trong ba ngày đầu tiên có mắc bệnh, bạn sẽ dễ lây bệnh sang cho người khác. Do đó, hãy nghỉ ngơi tại nhà và hạn chế tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là trẻ em.

Nếu các triệu chứng cảm lạnh không cải thiện sau một tuần, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn. Hãy đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng kháng sinh.

Đôi khi, bạn có thể nhầm lẫn các triệu chứng cảm lạnh với viêm mũi dị ứng [sốt cỏ khô] hoặc nhiễm trùng xoang. Nếu các triệu chứng bắt đầu nhanh chóng và cải thiện sau một tuần, thì đó là cảm lạnh.

Nếu các triệu chứng dường như không đỡ hơn sau một tuần, hãy kiểm tra với bác sĩ để xem bạn có bị dị ứng hoặc viêm xoang không.

3. Phân biệt triệu chứng cảm lạnh và triệu chứng cảm cúm

Điểm giống và khác nhau của cảm lạnh và cảm cúm

Làm sao để bạn phân biệt được triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh? Câu trả lời là sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể. Các triệu chứng cảm cúm thường giống các triệu chứng cảm lạnh, như nghẹt mũi, ho, đau và khó chịu.

Tuy nhiên, cảm lạnh thông thường hiếm khi làm bạn sốt trên 38°C.

Đối với cảm cúm, triệu chứng đầu tiên là sốt cao ho nhiều và bạn sẽ cảm thấy mệt lả. Tình trạng đau nhức cơ thể và cơ bắp cũng phổ biến hơn ở người mắc bệnh cúm.

Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, bạn có thể tham khảo bảng so sánh sau:

Triệu chứngCảm lạnhCảm cúm
SốtĐôi khi xảy ra nhưng nhẹThường xuyên xảy ra; sốt cao [38-39°C], đặc biệt ở trẻ em; kéo dài 3-4 ngày
Đau đầuThỉnh thoảng xảy raThường xảy ra
Đau nhứcNhẹThường xảy ra với mức độ nghiêm trọng
Mệt mỏi/YếuĐôi khi xảy raThường xảy ra, kéo dài 2-3 tuần
Mệt lảKhông cóThường xảy ra ở giai đoạn đầu của bệnh
Nghẹt mũiPhổ biếnĐôi khi xảy ra
Sổ mũiPhổ biếnĐôi khi xảy ra
Đau họngPhổ biếnĐôi khi xảy ra
Ho hoặc khó chịu ở ngựcHo khan, mức độ từ nhẹ đến vừaPhổ biến, mức độ nghiêm trọng

4. Triệu chứng cảm lạnh báo hiệu bạn cần gặp bác sĩ

Tìm gặp bác sĩ ngay lập tức khi các triệu chứng cảm trở nặng

Nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ:

  • Sốt kéo dài: Sốt kéo dài hơn 3 ngày có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác.
  • Nuốt đau: Mặc dù đau họng do cảm lạnh hoặc cúm có thể gây khó chịu nhẹ, nhưng nếu bạn đau dữ dội khi nuốt có nghĩa là bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn. Lúc này, bạn nên đến bác sĩ để được điều trị.
  • Ho dai dẳng: nếu ho không hết sau 2 hoặc 3 tuần, bạn có thể bị viêm phế quản và cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Sung huyết và đau đầu dai dẳng: Khi cảm lạnh và dị ứng gây sung huyết và tắc nghẽn đường dẫn xoang, chúng có thể dẫn đến nhiễm trùng xoang [viêm xoang]. Nếu bị đau quanh mắt và mặt, cùng với nước mũi dày sau một tuần, bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn và cần dùng kháng sinh.

Trong một số trường hợp, bạn có thể cần được chăm sóc y tế khẩn cấp ngay lập tức.

Ở người lớn, dấu hiệu cần phải được điều trị khẩn cấp như:

  • Đau ngực dữ dội
  • Đau đầu dữ dội
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Nôn dai dẳng

Ở trẻ em, các dấu hiệu khẩn cấp khác là:

  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Da tái
  • Không uống đủ nước
  • Hôn mê
  • Quấy khóc
  • Các triệu chứng đang được cải thiện và sau đó đột nhiên xấu đi
  • Sốt kèm phát ban

Những biến chứng cảm lạnh bạn cần biết

Biến chứng cảm lạnh thường là những vấn đề nhiễm trùng phát sinh do tình trạng này kéo dài quá lâu hoặc điều trị không hiệu quả. Mỗi người đều đã từng trải qua tình trạng cảm lạnh ít nhất một lần trong đời. Phần lớn trường hợp, vấn đề…

5. Phòng ngừa cảm lạnh

Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh quan trọng nhất là rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng ấm trong ít nhất 20 giây để loại bỏ vi trùng khỏi da.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với người bệnh để tránh bị lây lan virus.

Xem thêm:

Bí kíp trị cảm lạnh hiệu quả ngay lập tức

Tập thể dục khi cảm lạnh: nên hay không nên

Nguồn tham khảo:

Common Cold Symptoms: What’s Normal, What’s Not. //www.webmd.com/cold-and-flu/cold-guide/common_-cold-symptoms#1

Flu or Cold Symptoms?. //www.webmd.com/cold-and-flu/flu-cold-symptoms#1

Common cold. //www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/symptoms-causes/syc-20351605

Video liên quan

Chủ Đề