Cần và cỏ khác nhau như thế nào năm 2024

Cỏ Mỹ xuất hiện tại Việt Nam khoảng 4 – 5 năm trở lại đây. Do chứa chất XLR-11, cỏ Mỹ được đánh giá là chất kích thích có tính nguy hiểm cao nên đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục các chất ma túy từ ngày 1/2/2016.

Trải lời báo chí, TS.BS Trần Thị Hồng Thu (BV Tâm thần Ban ngày Mai Hương) cho biết, cỏ Mỹ nằm trong nhóm các loại ma túy kích thần có tác hại khó lường cho người sử dụng. Trên thực tế nhiều người vẫn gọi cỏ Mỹ là cần sa nhưng nó không phải là cần sa. Cỏ Mỹ không có nguồn gốc từ tự nhiên, nó được bào chế bất hợp pháp thông qua việc dẫn xuất những nhóm hóa chất đặc biệt. Chất có trong cỏ Mỹ gây ra ảo giác gần giống cần sa nên nó còn được gọi với cái tên khác là "cần sa tổng hợp".

Bác sĩ cho biết: "Xét về bản chất, cỏ Mỹ là hỗn hợp thảo dược được tẩm ướp hóa chất làm cho người dùng có cảm giác ảo giác, hưng phấn gần giống như cần sa. Những trường hợp hút cỏ Mỹ lần đầu tiên sẽ thường có cảm giác bồn chồn, hoảng hốt, mất tự chủ. Hút cỏ Mỹ nhiều lần, lặp đi lặp lại có thể gây ra nghiện".

Lạm dụng cỏ Mỹ có thể gây tình trạng khó nhớ và khó tập trung. Người dùng cỏ Mỹ "phê" mà lái xe sẽ rất nguy hiểm. Vì các phản ứng sẽ trở nên chậm lại, khó khăn cho việc phối hợp vận động dẫn đến nguy cơ bị tai nạn giao thông rất cao.

Theo TS.BS Trần Thị Hồng Thu, hậu quả sức khỏe do sử dụng cỏ Mỹ có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Người sử dụng có thể bị rối loạn thần kinh, buồn ngủ, đau đầu, tăng nhịp tim, đột quỵ, tổn thương thận mất khả năng điều khiển hoặc bất tỉnh.

Cỏ Mỹ có thể gây những hậu quả nghiêm trọng lâu dài lên não của người dùng. Người lạm dụng dùng cỏ Mỹ có hiện tượng teo não với não thất giãn rộng.

"Cỏ Mỹ cũng có thể gây loạn thần (ảo giác, hoang tưởng kéo dài) nếu lạm dụng. Nếu như người sử dụng cần sa gây ra bệnh loạn thần sau một vài năm sử dụng thì cỏ Mỹ sau một vài tháng. Có tài liệu nói rằng "cỏ Mỹ" có hại hơn gấp 1.000 lần so với cần sa truyền thống. Người bị nghiện cỏ Mỹ cai nghiện khó không khác gì heroin", TS.BS Trần Thị Hồng Thu cho hay.

Những người nghiện cỏ Mỹ cũng thường xảy ra tình trạng kích thích dữ dội (kích động), vật vã, co giật, rối loạn tâm thần, hoang tưởng, ảo giác, hung hãn (rất dễ tấn công hoặc gây nguy hiểm xung quanh và bản thân). Ngoài ra, có thể xảy ra tình trạng tăng huyết áp, loạn nhịp tim, co thắt mạch các nơi dữ dội, co thắt mạch máu nuôi tim (mạch vành) gây nhồi máu cơ tim; Tổn thương cơ tim, suy tim cấp, co thắt mạch máu não dẫn đến các biến chứng nhồi máu não, xuất huyết não, tăng thân nhiệt, suy đa phủ tạng,... Nhiều bệnh nhân tử vong trước khi tới được bệnh viện.

(CATP) Công an TPHCM chỉ đạo Công an TP.Thủ Đức và các quận, huyện tích cực tuyên truyền về tác hại của "cỏ Mỹ” - một loại ma túy cực mạnh đang len lõi vào cuộc sống của một bộ phận giới trẻ và được họ sử dụng bất chấp cảnh báo của các cơ quan chức năng. Những người trẻ khi sử dụng "cỏ Mỹ” thường nghĩ rằng các chất như amphetamine, heroin, thuốc phiện mới là ma túy, còn "cỏ Mỹ” được xem là thảo dược và không gây nghiện.

Thực chất, "cỏ Mỹ” là cần sa tổng hợp, đây là loại ma túy cực mạnh, gây nghiện và gây nguy hại gấp nhiều lần so với cần sa. Người sử dụng "cỏ Mỹ” sẽ bị rối loạn tâm thần, rối loạn cảm xúc, sinh ra ảo giác, "ngáo đá”, thậm chí tử vong. Vì tác hại khủng khiếp của "cỏ Mỹ”, Nghị định 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 về ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất đã đưa "cỏ Mỹ” (XLR-11) vào danh mục các chất ma túy.

Nhận diện "cỏ Mỹ”

Chuyên đề Công an TPHCM đã nhiều lần phản ánh về tác hại cực kỳ nguy hiểm của "cỏ Mỹ”. Nếu người sử dụng "cỏ Mỹ” thì tác hại của nó không khác nào ma túy, thậm chí còn mạnh hơn cả ma túy tổng hợp. Theo nhận định của các chuyên gia y tế về ma túy, từ trước nay nhiều người (nhất là một bộ phận giới trẻ) vẫn luôn nghĩ rằng các chất như amphetamine, heroin mới là ma túy. Còn những loại cây như "cỏ Mỹ” lại được xem là thảo dược và không hề gây hại tới sức khỏe người sử dụng, đây là sự hiểu sai lầm "chết người".

Cây "cỏ Mỹ” thực chất chính là cần sa tổng hợp được phun trên thực vật khô rồi băm nhỏ. Những hóa chất này gọi là cannabinoids vì chúng tương tự như các hóa chất có trong cần sa. Chính bởi sự giống nhau này mà cannabinoids tổng hợp còn được gọi là cần sa tổng hợp. Những người bán "cỏ Mỹ” thường quảng cáo đây chỉ là những loại thảo dược tự nhiên và không hề có tác hại với người sử dụng, nhưng điều này là hoàn toàn sai sự thật. Sự thật là chúng không hề an toàn, thậm chí còn ảnh hưởng tới não mạnh hơn nhiều so với sử dụng cần sa. Tác dụng thực tế của "cỏ Mỹ” nhiều khi không thể đoán trước, trong một số trường hợp còn có thể gây tử vong. Người sản xuất thường bán các sản phẩm này với màu sắc đa dạng để thu hút sự chú ý của người sử dụng. Có nhiều nhãn hiệu đang tồn tại, như K2, Joker, Black Mamba, Kush, Kronic, Spice...

Các hóa chất có trong "cỏ Mỹ” vô cùng độc hại và có khả năng gây nghiện rất cao. Chính vì vậy, chất này ngày nay đã bị cấm. Tuy nhiên, bằng những chiêu trò tinh vi, người sản xuất đã lách luật bằng cách thay đổi các thành phần có trong hỗn hợp. Điều này khiến nhiều người thực sự tin rằng "cỏ Mỹ” thật sự không gây hại. Đây có lẽ là lý do tại sao ngày nay một bộ phận giới trẻ sử dụng "cỏ Mỹ” ngày càng nhiều bởi tin rằng chúng thật sự vô hại. Bên cạnh đó, còn một lý do khác là do các xét nghiệm tiêu chuẩn không dễ dàng phát hiện ra các hóa chất sử dụng trong sản phẩm này.

Cần và cỏ khác nhau như thế nào năm 2024

Cần và cỏ khác nhau như thế nào năm 2024

Thảo mộc chứa trong bao để sản xuất ma túy, trong đó có "cỏ Mỹ”

"Cỏ Mỹ” cơ bản có 2 loại (tươi và khô). Tuy nhiên hiện nay trên thị trường trong nước vẫn chưa xuất hiện "cỏ Mỹ” tươi và gần như không có bất cứ thông tin nào về "cỏ Mỹ” tươi ở trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thông thường, "cỏ Mỹ” được sản xuất dưới dạng những mẫu thực vật đã được sấy khô, sau đó tẩm hóa chất tổng hợp lên rồi bán cho người dùng. "Cỏ Mỹ” khô là loại phổ biến và xuất hiện tràn lan trong nước cũng như ở nước ngoài.

Như đã nêu trên, "cỏ Mỹ” khô được tạo thành từ các mẫu thực vật đã sấy khô, được băm nhỏ và phun hóa chất lên. Chính vì vậy, về cảm quan, "cỏ Mỹ” khá giống với cần sa nên còn được gọi là cần sa tổng hợp. Cách sử dụng "cỏ Mỹ” phổ biến nhất là hút nguyên liệu thực vật khô. Ngoài ra, người ta có thể pha chúng như một loại trà và uống. Một số người lại mua các sản phẩm cannabinoid dưới dạng chất lỏng, sau đó hóa hơi trong thuốc lá điện tử để hút.

Công an TPHCM mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý tội phạm và tệ nạn ma túy, trong đó có "cỏ Mỹ”. Qua 10 tháng đầu năm 2023, Công an TPHCM đã phát hiện, đấu tranh, khám phá 1.853 vụ vi phạm về ma túy (so với cùng kỳ tăng 826 vụ), bắt 4.021 đối tượng (so với cùng kỳ tăng 654 đối tượng), thu giữ khoảng 806kg ma túy các loại, 1.200ml dung dịch có chứa ma túy, 88,8kg tiền chất cùng nhiều công cụ, phương tiện hoạt động phạm tội khác có liên quan. Đã khởi tố 1.566 vụ với 2.467 bị can, xử lý hành chính 254 vụ với 1.505 đối tượng, xử lý khác 33 vụ với 49 đối tượng.

"Cỏ Mỹ” tác động nguy hại đến não bộ con người

Theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh phân tích, vì có cấu trúc tương tự với cần sa nên cannabinoid có trong "cỏ Mỹ” tác động tới các thụ thể THC (delta-9-tetrahydrocannabinol). Đến nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về tác dụng của cannabinoid trên não bộ người. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng "cỏ Mỹ” tác động lên các thụ thể THC còn mạnh hơn so với cần sa. Từ đó có khả năng tạo ra tác dụng mạnh hơn nhiều so với cần sa. Các hậu quả của việc sử dụng "cỏ Mỹ” thường không thể đoán trước và nguy hiểm hơn nhiều so với cần sa. Do thành phần hóa học của "cỏ Mỹ” còn chưa biết rõ và thường thay đổi qua các "lô” sản xuất nên tác dụng khác nhau đáng kể, thường không lường trước được, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người sử dụng.

Theo các thống kê, người sử dụng "cỏ Mỹ” có thể có những trải nghiệm, như tâm trạng hưng phấn, cảm giác bay bổng, thay đổi nhận thức và hành vi với các sự vật và hiện tượng xung quanh; có thể xuất hiện các triệu chứng của loạn thần, suy nghĩ tách rời thực tế. Một số người lại có những trải nghiệm khác khi sử dụng "cỏ Mỹ”, như lo lắng, sợ hãi tột độ, lơ mơ, hoang tưởng cực đoan, mất lòng tin vô lý, có thể xuất hiện các hành vi bạo lực. Đặc biệt là có những ảo giác (nghe thấy tiếng nói xúi giục trong đầu, nghĩ mình bị ai đó theo dõi, truy sát...) gây nguy hại cho bản thân và mọi người xung quanh. Thứ nữa là gây hại về cơ thể như gây teo não, suy giảm khả năng miễn dịch, mắc nhiều bệnh, có thể bị ung thư. Nếu sử dụng với liều lượng cao trong thời gian dài, người nghiện gần như không còn khả năng hồi phục não bộ.

Cần và cỏ khác nhau như thế nào năm 2024

Nhiều loại thảo mộc dùng để bào chế "cỏ Mỹ” được cơ quan chức năng thu giữ tại một cơ sở

"Cỏ Mỹ” có gây nghiện không? Để trả lời câu hỏi này, bác sĩ chuyên khoa thần kinh cho biết, khi hỏi bất kỳ một người bán "cỏ Mỹ” rằng "cỏ Mỹ” có gây nghiện không, thì câu trả lời chắc chắn là hoàn toàn không gây nghiện. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh điều ngược lại. Các hóa chất chứa trong "cỏ Mỹ” có thể gây nghiện nhanh chóng và tạo sự lệ thuộc vào nó nếu sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Để chứng minh cho điều này, người ta nhận thấy rằng ở những người ngưng sử dụng "cỏ Mỹ” xuất hiện các triệu chứng như: đau nhức đầu, tâm trạng căng thẳng, lo lắng, buồn phiền, rất dễ nóng giận và cáu gắt. Do vậy, đối tượng sử dụng "cỏ Mỹ” có khao khát mãnh liệt muốn được tiếp tục sử dụng nó, nếu được dùng sẽ dùng với liều cao hơn trước, đây là biểu hiện nghiện rất nặng. Việc cai nghiện "cỏ Mỹ” cũng không hề dễ dàng. Bởi ngay cả khi người nghiện muốn ngừng sử dụng vì hậu quả nghiêm trọng mà "cỏ Mỹ” gây ra thì đa số đều không thể dứt ra do cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng "cỏ Mỹ” mang lại. Do vậy các bác sĩ khuyến cáo, nếu đang sử dụng "cỏ Mỹ” thì các bạn trẻ hãy tìm đến sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và các bác sĩ để có thể nhanh chóng cai nghiện, tránh gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tương lai của chính mình.

Tác hại của "cỏ Mỹ” là cực kỳ khủng khiếp. Do đó, Nghị định 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2016 về ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất đã đưa "cỏ Mỹ” (XLR-11) vào danh mục các chất ma túy. Nghị định 73/2018/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/5/2018 đưa "cỏ Mỹ” vào danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội. Theo đó, mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng "cỏ Mỹ” sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cần và cỏ khác nhau như thế nào năm 2024

Phát hiện trong "cỏ Mỹ” còn có chất có thể gây ung thư

Vùi mình vào thứ ảo giác sinh ra từ ma túy, từ "cỏ Mỹ”, giới trẻ không ngờ rằng chính mình đang trở thành mầm mống cho các loại tội phạm nguy hiểm trong xã hội. Nói đến ma túy và những tác hại của ma túy, hẳn ai trong chúng ta cũng từng chứng kiến những hình ảnh thảm thương của những người nghiện hút, tiêm chích. Những nam thanh nữ tú, những con người giỏi giang, thật thà bỗng trở nên ngây dại với những hành động nguy hiểm như leo mái nhà, leo cột điện, thậm chí tự cào cấu bản thân đến tóe máu, hay tự gây hại cho bản thân dẫn đến tử vong. Càng nguy hiểm hơn khi "cỏ Mỹ” đã và đang len lỏi vào trường học, bao vây những học sinh tuổi mới lớn, chưa đủ hiểu biết lẫn kinh nghiệm sống, muốn thể hiện bản thân, sẵn sàng sử dụng "cỏ Mỹ” dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

"Cỏ Mỹ” là chất kích thích tâm thần, chất gây nghiện và là mầm mống nhiều loại hình tội phạm gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Để ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn ma túy, trong đó có hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng "cỏ Mỹ”, cơ quan chức năng cần triển khai nhiều biện pháp, chủ động tổ chức các đợt ra quân, trấn áp quyết liệt với loại tội phạm này.